7. Các chữ viết tắt
2.3. Nghệ thuật viết báo của Phan Khôi
2.3.1. Cơ sở lập luận
2.3.1.1. Điểm tựa tư tưởng
Là học giả có nền tảng Hán học uyên thâm nhưng lại chủ động tiếp cận nền văn minh phương Tây, khi bàn đến các vấn đề phụ nữ, Phan Khôi có điểm tựa tư tưởng của cả phương Đông và phương Tây.
Về phương Đông, ông dựa trên tư tưởng Nho giáo truyền thống để chống lại tân Nho giáo. Dựa trên việc minh tư tưởng của Khổng Mạnh, ông bài trừ Hán Nho và Tống Nho đã tạo ra sự trói buộc trên những phương diện luân lí đạo đức, hôn nhân, gia đình với người phụ nữ. Những luân lí ấy trong xã hội hiện đại đã trở thành vấn đề lớn. Phan Khôi dẫn giải để chứng minh ngũ luân do Khổng Mạnh đề xướng có tinh thần bình đẳng, trong mối quan hệ gia đình, không hề có ý nâng cao người làm cha, làm chồng để đè nén người làm tôi, làm con, làm vợ. Thuyết tam cương bắt đầu từ Hán Nho chứ không phải của Khổng Mạnh, với tinh thần thâu tóm quyền lực cho người gia trưởng, khuyến khích đồng cư, hình thành chế độ gia đình hà khắc, áp chế người phụ nữ. Chủ trương trị dân của Khổng Mạnh là “dưỡng dục, cấp
58
cầu”, về sau Tống Nho lấy cái lý: “trung, hiếu, liêm, tiết” làm trọng, đè nén cái dục như “ẩm thực, nam nữ”, bởi vật nên mới có những quan niệm khắt nghiệt về trinh tiết, luật cấm đàn bà góa cải giá. Phan Khôi chỉ rõ “Khổng Nho chẳng có dạy cái những điều xằng bậy ấy”. Chẳng có thánh hiền nào cấm đàn bà cải giá bởi “đức Khổng Tử cũng để vợ”. Những điều trên, Phan Khôi nhiều lần phát ngôn rõ:
Trong bài Lại nói về tam cang với ngũ luân ở Phụ Nữ tân văn số 89, tôi có
nói rằng: "Trong cái vòng luân lý đạo đức tôi muốn lấy Khổng Mạnh làm thầy, mà đồng thời tôi cũng muốn phế truất Hán Nho và Tống Nho. Tôi nói thế không phải nói bậy đâu. Hán Nho như cái thuyết tam cang của họ mà tôi đã bác đi trong mấy bài trước đó, đáng phế truất là đường nào. Tống Nho lại còn nhiều điều không hiệp với Khổng Mạnh mà làm hại cho ta hơn nữa tức như cái luật cấm cải giá là bất công, vô đạo, cướp mất quyền lợi của đàn bà mà không bổ ích gì cho phong hoá, ta nên phế trừ đi
là phải" [ PNTV, s95, 13/8/1931].
Quan tâm đến vấn đề phụ nữ như một biểu hiện cho tính chất phản động của Tống Nho, Phan Khôi đã giải quyết vấn đề phụ nữ từ việc chỉ ra bằng chứng lý những sai lệch căn bản của nó với Nho giáo cổ điển.
Về tư tưởng Tây phương, do ảnh hưởng tất yếu của thời đại, tư tưởng dân chủ tư sản về quyền con người, trong đó có quyền phụ nữ là cơ sở quan trọng cho những lập luận của Phan Khôi. Cách Phan Khôi đặt vấn đề nữ quyền thâu nạp vào trong hai chữ “nhân quyền”: Đàn bà cũng như đàn ông, cùng là con người, phải cùng được hưởng chung một quyền lợi. Ông đã chỉ ra dưới chế độ quân chủ chuyên chế, do ảnh hưởng của thuyết Tam cương mà phụ nữ không có quyền làm người nữa: “người ta sanh ra ở đời nay là người… tự do. Dầu ở dưới chánh thể nào cũng mặc lòng, trông theo ánh sáng của thời đại, mình cũng có thể giữ được cái nhân cách. Đàn bà con gái cũng là người, ai lại kém ai” [PNTV, s21, 19/9/1929]. Vấn đề phụ nữ mà
Phan Khôi bàn luận trên các khía cạnh: nam nữ bình đẳng, giáo dục, chức nghiệp, chính trị, diễn thuyết, thể thao, trang phục… đều được lập luận dựa trên nền tảng vững vàng là tư tưởng nhân quyền.
Một điểm nữa, như đã đề cập, những năm đầu thế kỷ XX, Phan Khôi là học giả đầu tiên nói đến và ủng hộ tư tưởng tự chủ và chủ nghĩa cá nhân của phương Tây trong xã hội Việt Nam. Với lối tiểu gia đình của người Tây, cứ hễ con trai con gái có vợ có chồng thì được ở riêng ra, được tự chủ lấy mà làm ăn, khỏi lụy đến cha mẹ và cũng không ở dưới quyền cha mẹ nữa. Nhân quyền và dân quyền vì thế được đảm bảo. Ông cho rằng cần thực thi những điều ấy để mỗi người có địa vị, tư cách vững vàng, không ai xâm phạm đến ai, duy trì được sự bình đẳng trong xã hội. Dựa trên tư tưởng mới mẻ của phương Tây về chủ nghĩa cá nhân và mô hình gia đình hạt nhân, Phan Khôi lập luận về việc giải phóng người phụ nữ khỏi áp chế của chế độ đại gia đình.
2.3.1.2. Nguồn dữ liệu
Có thể xem trước tác nói chung của Phan Khôi là một “bách khoa toàn thư” về văn hóa. Với những dữ liệu phong phú lồng ghép trong việc trình bày, lập luận vấn đề phụ nữ, Phan Khôi đã gián tiếp mở rộng hiểu biết cho độc giả.
Trong bài viết Theo tục ngữ phong dao, xét về sự sanh hoạt của phụ nữ nước ta (đăng trên 11 số báo, từ số 5, 30/5/1929 đến số 18, 29/8/1929), Phan Khôi đã làm một cuộc trưng tập khá đầy đủ về lề thói sinh hoạt, phong tục tập quán, vị trí, thân phận… của người phụ nữ qua tác phẩm văn học truyền miệng. Ông rà soát kỹ lưỡng để tìm kiếm từng dấu vết biểu hiện đời sống của người phụ nữ trong tục ngữ, ca dao, dân ca. Các bài viết của Phan Khôi trên PNTV về thân phận người p hụ nữ, chất liê ̣u hầu hết đều được lấy từ thi ca bình dân (xin xem thống kê ở phần Phu ̣ lu ̣c).
Là một nhà Hán học uyên thâm, ông cũng vận dụng triệt để kiến thức của mình về văn học, sử học Trung Hoa. Chẳng hạn: Phan Khôi dẫn ra những dữ liệu văn học sử của văn học nữ thời kỳ Mãn Thanh [PNTV, s3, 16/5/1929]; hay nguồn sử liệu dồi dào của Trung Hoa như: gương sáng về “mẫu giáo” cho người làm mẹ bà Vương Thạc Nhân [PNTV, s19, 5/9/1929] ; giai thoại trong sách Cận tư lục về sự khắc nghiệt các nhà Tống Nho: Trình Hy, Phan Nguyễn Thiệu, Mã Sĩ Anh với việc thủ tiết của đàn bà [PNTV, s21, 19/9/1929]; chuyện hoang dâm của những ông vua Tùy Dượng Đế, Võ Minh Tôn [PNTV, s36, 9/1/1930]; chuyện bạc đãi vợ của vua Hán Võ Đế; chuyện vua Đạo Tôn nước Liêu tuyên án hành hình hoàng hậu Ý Đức [PNTV, s50, 1/5/1930]; sự bất công của Đại Thanh luật lệ với phụ nữ [PNTV, s130; 12/5/1932]…
Với tâm thế nhập cuộc, Phan Khôi thường cập nhật thông tin, mô tả các phong trào vận động phụ nữ, các hoạt động văn hóa,chính trị, xã hội, các tập tục hôn nhân mới mẻ của phụ nữ trên thế giới: Cuộc phụ nữ vận động của phụ nữ Thổ Nhĩ Kỳ [PNTV, s51,8/5/1930; s52, 15/5/1930], Triều Tiên [PNTV, s138, 6/6/1932; s144, 16/6/1932], chuyện vợ chồng ly dị ở nước Ba Lan [PNTV, s159,14/7/1932], phụ nữ trong nghị viện ở Âu Mỹ [PNTV, s161, 22/7/1933], phong trào phụ nữ thể thao ở Anh [PNTĐ,s15, 24/121933], việc lấy chồng của phụ nữ giành nữ quyền ở Bisagos, châu Phi [PNTĐ, s1,17/9/1933]… và đặt trong cái nhìn đối sánh với trạng thái của phụ nữ trong nước: “trông người lại nghĩ đến ta”. Đó là cách Phan Khôi truyền bá những tinh hoa của văn hóa phương Tây với định hướng thay đổi những cổ hủ, trì trệ trong tư tưởng và phong hóa dân tộc.
Những câu chuyện “người thật viêc thật” ở nước mình cũng được ông sử dụng linh hoạt. Ví dụ: chuyện bà cố trong gia tộc ông, chuyện nữ phạm
nhân Nguyễn Thị Lồng giết chồng ở Quảng Nam, những vụ tự sát của nam nữ thanh niên,…
Như vậy, trong khi bàn đến vấn đề phụ nữ, Phan Khôi đã vận dụng nguồn dữ liệu là văn học dân gian và nguồn tri thức Đông Tây phong phú trong sách vở, và những sự viê ̣c xảy ra trong đời sống đương thời mà ông quan sát được.
2.3.2. Phong cách báo chí 2.3.2.1. Giàu chất luận lý 2.3.2.1. Giàu chất luận lý
Phan Khôi sinh ra ở một vùng quê được truyền tụng nhiều với câu nói: “Quảng Nam hay cãi, Quảng Ngãi hay co”. Biểu đạt dân gian này nói đến “tập tính” ưa biện bác, thích lật xới những điều tai nghe mắt thấy để tìm hiểu thấu đáo vấn đề. Đặc tính vùng miền cộng với cá tính tự thân khiến Phan Khôi nổi tiếng là người hay lý sự, cãi cọ, vặn vẹo, đến nỗi có câu phương ngôn: “Lý sự quá Phan Khôi”. Ông trở thành tay kiện tướng về khả năng biện luận trong giới học giả đương thời. Văn cách báo chí của Phan Khôi nặng tính chất lý luận hơn là tường thuật. Ông luôn quan tâm đến cái lý đằng sau các biến động, các sự việc của thời sự. Lý luận của ông thường xuyên va chạm với các thành kiến, thiên kiến của xã hội, nên mang nhiều yếu tố luận chiến. Nhiều bài viết liên quan đến phụ nữ của Phan Khôi cũng thuộc loại luận thuyết, tranh luận. Tài tranh luận của ông cứng cỏi đến mức “Đào Trinh Nhất - mô ̣t trong “tứ đa ̣i” của làng báo Sài Gòn bấy giờ , và từng làm Chủ nhiê ̣m báo PNTV - có những ngón độc hiểm khi bút chiến nhưng ông chỉ kiêng nể có mô ̣t người. Người ấy là ông Phan Khôi”59
Bản thân Phan Khôi là vốn học giả luôn đặt luận lý học như một nguyên tắc tiên quyết và nhất quán khi cầm bút: “Phải lấy luận lý học làm nền. Phàm một người đã nắm bút làm văn thì ít nữa phải biết qua luận lý
59
học”60. Con đườ ng đến với luâ ̣n lý ho ̣c cũng là hướng đi “tống cựu n ghênh tân” trong tư tưởng ông : “Nhân nghe ông Quỳnh nói về cái lợi của khoa lý luâ ̣n ông tìm ngay sách Tàu ho ̣c . Nghiền ngẫm mãi đến lúc hiểu ông muốn xem có đúng với sách Tây không, ông giao thiê ̣p với vài người ho ̣c cao đẳng Hà Nội lấy luận lý làm đề cho câu truyện, ông đem những điều ông sở hiểu ở sách Tàu ra nói cho họ biết . Họ viết cho ông xem những đoa ̣n ho ̣ học rồi. Nhờ đó ông rõ hết các danh từ bên Tây và thâm hiểu khoa luâ ̣n lý . Từ khi ông hiểu khoa ấy , lối viết của ông đổi hẳn . Bao nhiêu bài ông viết ở Nam phong được người xem để ý , ông cho là rườm rà , đẽo go ̣t cả . Ông bắt đầu viết được rành ma ̣ch sát són g như lối văn nghê ̣ ông hiê ̣n giờ , từ hồi ông làm cho Đông Pháp thời báo ở Nam. Nhờ luâ ̣n lý ông đoa ̣n tuyê ̣t hẳn với tinh thần của nền ho ̣c khoa cử trước , ông phản đô ̣ng la ̣i lối viết hào nhoáng , bấp bênh cũ…”61
Về cách thức lập luận, Phan Khôi thường đưa ra một định đề, một khẳng định rồi giải thích, chứng minh, lập luận làm sáng tỏ. Khi đặt ra một vấn đề, Phan Khôi thường có thao tác giải nghĩa, truy nguyên thuật ngữ, xác định chính xác nội hàm các khái niệm, để “đánh trúng” vào phạm vi và nội dung cần bàn luận - theo ông nói, đó là “thuyết chính danh”. Chẳng hạn, ông định nghĩa: “nữ tánh trong văn học”, phân biệt “nết trinh” và “tiết trinh”, “vấn đề phụ nữ”, “phụ nữ giải phóng”, “sự cải cách cho phụ nữ”, “cuộc phụ nữ vận động”, “giáo dục cho phụ nữ”, “thiên chức của đàn bà”, “gái tân thời”… (những chữ in nghiêng được Phan Khôi tách ra cắt nghĩa rõ ràng).
60
“Văn nghị luận phải viết thế nào” [Trung lập s 6491, 18/7/1931] 61
Phan Thị Nga, Hà Nội báo, s10, 13/3/1936. Dẫn theo Hợp lưu, s33, tháng 2&3 năm 1997, tr.23-24.
Với quan niệm trước khi nói điều gì cũng “phải tra xét cho phân minh, có chứng cứ rành rành rồi sẽ nói” [PNTV s66, 21/8/1930], khi đưa ra một luận điểm, Phan Khôi thường kèm theo những ví dụ minh họa.
Chẳng hạn để chứng minh cho luận điểm phụ nữ là đối tượng trung tâm mà văn học hướng đến, Phan Khôi viện dẫn những tác phẩm văn học có giá trị lớn trong nền văn học cổ điển đều xoay quanh chuyện về phụ nữ: từ
Kinh thi đến những sáng tác kinh điển của các nhà thơ bậc nhất trong nền đại Đường thi: Khuất Nguyên (Sở từ), Lý Bạch(hầu hết các tác phẩm), Đỗ Phủ (Giai nhân), Bạch Cư Dị (Tỳ bà hành) của Trung Quốc, từ Kinh Thánh của Thiên Chúa giáo với quyển Nhã ca của Salomon, rồi đến Việt Nam với
Truyện Kiều của Nguyễn Du, Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn… [PNTV, s2, 9/5/1929 ]; hay để làm rõ sự áp bức trong gia đình đối với nam nữ thanh niên, Phan Khôi đã dẫn ra thông tin về những vụ tự sát liên tục tại Hà Nội: cô Tuyết Hồng, anh Hữu Nghĩa [PNTV, s33, 21/5/1931]; chứng minh cho chế độ đại gia đình không có trước khi thuyết tam cương ra đời, Phan Khôi đưa ra trường hợp Nghiêu Thuấn là bậc đại hiếu nhưng không đồng cư với cha là Cổ Tẩu [PNTV, s96, 20/8/1931].
Nhờ các thao tác trên, các bài viết về vấn đề phụ nữ nói riêng cũng như báo chí nói chung của Phan Khôi luôn có tính duy lí cao, lập luận mạch lạc sáng sủa, chặt chẽ, chứng liệu rõ ràng, có sức thuyết phục.
2.3.2.2. Ngôn ngữ, văn phong
Phan Khôi vốn là học giả từ ng đặt vấn đề xây dựng câu văn quốc ngữ như một khâu quan trọng tạo tiền đề cho việc hiện đại hóa văn học62
.Là một
62 Phan Khôi từng “cảnh cáo các nhà học phiệt” với lối ngôn ngữ hàn lâm, kinh viện, cách viết rắc rối, tù mù, khó hiểu. Ông phát biểu “đọc mà thấy những chỗ ấy, làm cho tôi tức đà muốn chết”. Ông tuyên bố: “văn phải viết đâu ra đó như lời giao kèo hay lời quan tòa nghị án, hãy đào huyệt mà chôn cái giọng văn khoa cử ngày xưa đi cho tuyệt”. [“Bàn về việc dịch sách Phật”, Trung lập, s6538, 12/9/1931] Quan điểm đó được bộc lộ nhất quán với cách viết, cách sử dụng ngôn từ của Phan Khôi.
cây bút uyên bác, thông thái nhưng lối viết, cách diễn đạt của Phan Khôi lại rất đỗi “bình dân”, gần gũi. Đó là kiểu ngôn ngữ “thật rõ, thật gọn mà lại dễ hiểu” [PNTV s74, 16/10/1930].
Nhà nho tân tiến Phan Khôi đã gần như thoát ly khỏi những từ Hán văn. Thay vào đó là những tục ngữ, thành ngữ dân gian. Khẩu ngữ cũng được sử dụng một cách phóng túng, tạo ra lối diễn đạt thoải mái, không có chút gò ép. Chẳng hạn, ông viết: “Vợ chồng mà không chăn gối, thôi còn vợ chồng làm quái gì; Tình cảnh như vậy cho nên chị ta chửi là đáng kiếp lắm; Sinh biểu cái mốc xì họ!” [Trung lập, s6501, 30/7/1931]. Hay: “Đồ đàn ông voi xé”; “Chưa có nữ quyền mà còn như vậy thay, huống chi một mai có nữ quyền thì đám “thị mẹt” còn lộng cho đến đâu nữa”; “Ở xứ này, có mốc xì chi là cái nữ quyền đâu” [Trung lập, s6354, 23/11/1931]; Ông gọi tục cấm đàn bà góa cải giá là “tục trời đánh”; dùng từ “vua đực”; “vua cái”… Cách diễn đạt, cách sử dụng ngôn ngữ tự nhiên, bình dị như đời sống, khiến những bài viết của ông dễ tiếp nhận với phần đông độc giả.
Văn Phan Khôi không có lối nói sáo ngữ , đăng đối - chịu ảnh hưởng của lối học từ chương. Bao giờ ông cũng có thái độ rạch ròi, dứt khoát về vấn đề đang bàn luận, phô diễn trực tiếp những gì ông nghĩ. Chẳng hạn: “Tôi phải lấy làm lạ, sao thánh hiền đã dạy người ta ở có hiếu với mẹ, ở có nghĩa với vợ, mà lại đi khinh đàn bà?” [PNTV, s5, 30/5/1929]; “Riêng phần tôi, từ hồi có trí khôn đến giờ, tôi gườm gườm coi cái chế độ ấy là thù, hôm nay, tôi đem kiện nó trước tòa án công chúng!”; “ai nấy cũng phải xỉ vào cái chế độ nặng nề kia mà khống cáo nó như tôi vậy” [PNTV, s25, 17/10/1929]; Tôi phải vì nhân đạo mà căm tức, tức cho sự bất bình đẳng giữa loài người!” [PNTV, s95, 13/8/1931]; “Lễ pháp với giáo hóa! Đồ sát nhơn! Đồ ăn thịt người!; “Than ôi, xã hội ta biết bao nhiêu người đã chết dưới cái lý ấy non
một ngàn năm nay, mà ngày nay còn đòi đem nó ra để giết họ nữa ư?” [PNTV, s99, 17/9/1931]… Sự minh bạch, ráo riết ấy trong văn phong tự nó