7. Các chữ viết tắt
1.3. Phan Khô i những trải nghiệm tri thức
1.3.1. Nền tảng học vấn, tư tưởng của Phan Khôi
Phan Khôi (1887-1959), hiệu là Chương Dân, sinh ở làng Bảo An,
huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Ông xuất thân trong gia đình có truyền thống Nho học, ông ngoại là tổng đốc Hoàng Diệu, cha là phó bảng Phan Trần. Ông học giỏi Hán học từ nhỏ, nổi tiếng thông minh, ham học hỏi và hay “lý sự”. Phan Khôi đã tự thuật về mình: "Tôi từ nhỏ có tư bẩm thông minh lạ. Lên 13 tuổi đã "cụ thể tam trương": là về lối văn khoa cử, kinh nghĩa ở trường nhất, thi phú trường nhì, văn sách trường ba tôi đều làm được cả trong tuổi ấy. Ông nội tôi và ông thân tôi đều để hy vọng vào tôi nhiều lắm”13. Phan Khôi được cha gửi đi trọ học trường Trần Quý Cáp trong 10 năm (từ 1896 đến 1906). Trần Quý Cáp là người thầy đầu tiên và cũng là người có ảnh hưởng sâu xa đến tư tưởng và phương thức tranh đấu bất bạo động của Phan Khôi sau này. Càng trưởng thành, tư tưởng cựu học càng rời xa ông. Đã không ít lần, Phan Khôi thẳng thắn tranh luận về xu thế thời đại với cha và ông nội, kiên quyết bảo vệ những quan điểm của mình. Đức tính ngay thẳng, cương trực, đôi khi ngang ngạnh rất đặc trưng của người Quảng
13
Bài Đi học đi thi có tiểu tựa: Ký ức lục của một vị lão Nho, ký tên Tú Vườn, in trên Sông Hương từ số 23 (7/1) đến 30 (13/3/1937), Phạm Hồng Toàn sưu tập.
Nam này đã trở thành phong cách “độc” của học giả Phan Khôi. Năm 19 tuổi (1906), vâng lời cha, Phan Khôi ra Huế dự thi Hương nhưng chỉ đậu tú tài. Trình độ Hán học của ông vẫn được Phan Châu Trinh đánh giá là có thể sánh với trình độ tiến sĩ xuất sắc.
Những biến chuyển lịch sử khiến tuổi trẻ của Phan Khôi giống như nhiều trí thức Nho học Việt Nam bấy giờ, phải đứng trước lựa chọn: Rời bỏ văn hóa Hán, tiếng Hán - thứ giá trị đã trở thành cổ truyền, truyền thống để chấp nhận văn hóa Pháp - tức là chấp nhận một thứ ngoại lai, một thứ được xem là vô đạo trước truyền thống. Phan Khôi đã mạnh bước lựa chọn con đường tân học, hướng hẳn về phương Tây hiện đại. Ông cũng đã tự nói về thái độ lựa chọn dứt khoát của mình: “…tôi đã đọc sách họ Khổng từ lúc lên sáu tuổi, đẻ ra và lớn lên trong cửa ngài, mà đến lúc chia tay, chẳng được một giọt nước mắt gọi là có”14. Và sự dứt khoát này thống nhất trong toàn bộ tư tưởng và sự nghiệp báo chí của ông. Ngay lúc ngọn gió Đông du và Duy tân thổi đến Quảng Nam, Phan Khôi nhanh chóng hưởng ứng phong trào của ba sĩ phu “tam hùng đất Quảng” là Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Trần Quý Cáp. Ông là một trong những người đầu tiên ở Quảng Nam cắt đi cái búi tóc - biểu tượng của chế độ phong kiến đã đè nặng tư tưởng người dân Việt Nam hàng trăm năm. Bài vè cắt tóc của Phan Khôi thời bấy giờ được lưu truyền rộng rãi, cổ vũ thanh thiếu niên mạnh dạn bứt phá, chuyển theo trào lưu mới. Từ sự thức nhận sâu sắc rằng khung cảnh thế giới mở ra khiến cho không gian văn hóa hàng nghìn năm đã quá chật hẹp, Phan Khôi bắt đầu bước vào quá trình tích cực học quốc ngữ, tiếng Pháp, miệt mài nghiên cứu khoa lý luận học, thâu nhận tri thức mới mẻ của thế giới15
. Từ
14
Phan Thị Nga, Ông Phan Khôi học chữ Tây và làm quen với cô luận lí [Hà Nội Báo, 10/3/1936].
15
Trong Hồi kí “Nhớ cha tôi Phan Khôi” Phan Thị Mỹ Khanh viết: “…ông nhanh chóng đổi mới nhờ sự tự học, nâng cao trình độ trí thức kịp với thời đại. Mà sự tự học là do cái ý chí tiến thủ quyết tâm và bền bỉ của ông. Nhờ sự tự học, ông sớm sử dụng nhuần nhuyễn khoa luận lý học,
1916 đến 1919, Phan Khôi đã tìm hiểu và rất tâm đắc với các tác giả là nhà văn, học giả Trung Hoa tân thời như Hồ Thích, Lâm Ngữ Đường, đặc biệt là Lỗ Tấn bởi kiến văn phong phú, lập luận chặt chẽ, văn phong sáng sủa của họ. Từ 1920-1925 ông dịch Kinh Thánh cho Hội Tin lành của Mỹ. Bản dịch của ông được đánh giá cao bởi câu văn gãy gọn, trong sáng, văn phạm chuẩn mực. Quá trình tiếp xúc sâu sắc với Kinh Thánh cũng giúp ông hiểu thấu đáo văn minh Tây phương từ nguồn cội. Những trải nghiệm dày dặn đã tạo nên nhà báo và học giả Phan Khôi am hiểu hai nền văn hoá Đông Tây.
Vào giai đoạn lịch sử mà tư tưởng duy tân đang lan tràn rộng khắp, nhà nho Phan Khôi nhiệt thành hô hào cải cách, bài trừ thủ cựu - “những cái thù địch với mọi sự mới”. Và sự giải quyết tận gốc, theo ông, đó là “bắt đầu từ học thuật tư tưởng mà duy tân cải cách trước”16. Thực thi phương châm đó, trong sự nghiệp cầm bút của mình, Phan Khôi khởi xướng những đề tài tranh luận lớn có tiếng vang khắp ba kỳ về vấn đề học thuật (quốc học, chữ quốc ngữ, sử học, thơ mới-thơ cũ, nghệ thuật vị nghệ thuật hay nghệ thuật vị nhân sinh…), và vấn đề tư tưởng như: tư tưởng Tây phương và Đông phương, đánh giá lại Nho giáo, chủ nghĩa cá nhân, nữ quyền. Trong những nội dung tư tưởng Phan Khôi bàn luận, vấn đề phụ nữ được quan tâm nhiều. Chủ trương giải phóng phụ nữ, đặc biệt là đưa phụ nữ thoát khỏi những lề thói đạo đức phong kiến luôn hiển hiện trong sự nghiệp cầm bút của Phan Khôi. Cụ thể, trong cuộc đụng độ văn hóa Đông Tây, việc học theo văn minh Âu Mỹ là điều nhiều trí thức thừa nhận. Tuy nhiên nhiều người cho rằng, dù
khoa văn phạm vào cách suy nghĩ và cách viết văn sáng sủa, rành mạch. Ngay khi tên tuổi ông đã có chỗ đứng trong làng văn, làng báo rồi, ông vẫn không ngừng học hỏi…. Ông am hiểu văn học Đông Tây kim cổ, lịch sử Âu Á, một số vấn đề về triết học, một số học thuyết chính trị, toàn những lĩnh vực mới mẻ, phức tạp. Cái ý chí tiến thủ ấy đã đưa ông từ một tú tài nho học vươn lên thành nhà văn hiện đại”[16,118].
16
phải dung nạp nền văn minh ấy, vẫn phải giữ lại tinh thần truyền thống văn hóa phương Đông. Chủ trương tân cựu điều hòa, thổ nạp Á Âu của Phạm Quỳnh được nhiều người tán thưởng. Phan Khôi kịch liệt phản đối, “bác cái thuyết tân cựu điều hòa”, xem đó là động thái không dứt khoát, khẳng định muốn đưa xã hội mình lên trình độ của thế giới hiện đại phải dám vứt bỏ cái yếu kém, tụt hậu của nền văn hóa cũ17. Với Nho giáo, Phan Khôi đặt ra vấn đề đánh giá lại vai trò của nó trong xã hội hiện đại một cách cấp thiết. Trong những cuộc tranh luận sôi nổi về Nho giáo với các học giả đương thời, ông đã chứng minh đạo Nho không còn là khuôn vàng thước ngọc nữa mà đã trở nên phản tiến hóa, lỗi thời khi gặp làn sóng Âu hóa từ phương Tây tràn sang. Sự tự phản tỉnh, tự phủ định quyết liệt hơn cả nhiều cây bút Tây học chính là điểm độc đáo trong tư tưởng một người vốn vỡ lòng bằng sách vở thánh hiền18. Ông rất chú trọng đến mối quan hệ của Nho giáo, đặc biệt là Hán Nho và Tống Nho với phụ nữ, bác bỏ những tín điều trái tự nhiên, phi nhân, những lễ giáo hủ lậu xưa nay áp chế họ. Nội dung này nằm trong “xu hướng phê phán Nho giáo như một học thuyết nam quyền - đàn áp nữ quyền của nhiều trí thức vùng Đông Á đầu thế kỷ XX19. Nho giáo Việt Nam trong đời
17
“Học thuyết cũ với vận mạng mới nước Tàu; Mấy lời kết luận về Cô Hồng Minh và cái thuyết châu Âu sắp tan nát; Tư tưởng của Tây phương và Đông phương; Bác cái thuyết tân cựu điều hòa”.
18
Khởi đầu, trên Thần chung, Phan Khôi có bài“Tên ông Khổng Tử nằm ở đầu lưỡi các nhà chính trị”, đề cập đến vấn đề: “liệu học thuyết Khổng Tử có còn phù hợp với thời đại ngày nay hay không?”. Tiếp đó là loạt bài với nhan đề lớn“Ảnh hưởng của Khổng giáo ở nước ta” (từ số 213 đến 249/1929) - cách nhìn có hệ thống của Phan Khôi với Khổng giáo. Loạt bài này được xem như dấu ấn đáng kể trong việc công phá thành lũy tư tưởng bảo thủ ở xứ sở này để mở ra một sự đổi mới trong tư tưởng, suy nghĩ; và do đó có tác động đến nhiều mặt, cả về đời sống xã hội cũng như sự phát triển của văn học nghệ thuật.
19
Theo Trần Nho Thìn, đầu thế kỷ XX, trong xu thế chung của châu Á mà Fukuzawwa Yukuchi diễn tả là “thoát Á luận”, nhiều trí thức vùng Đông Á hay vùng văn hóa Hán đã tiến hành phê phán nhiều giá trị truyền thống phương Đông trong đó có Nho giáo. Trong các xu hướng phê phán Nho giáo đó, có một xu hướng phê phán Nho giáo như một học thuyết nam quyền - đàn áp nữ quyền. Tại Trung Quốc, có thể kể đến Lỗ Tấn, Lâm Ngữ Đường, tại Việt Nam tiêu biểu là Phan Khôi [54].
sống tư tưởng xã hội Việt Nam căn bản là Tống Nho. Những mặt hủ bại của nó đã gây nên những biến cố, “nạn dịch” xã hội như nạn tự tử của thanh niên nam nữ, việc xô xát trong gia đình, vợ giết hại chồng… Phan Khôi đã thể hiện mối quan tâm về sự thủ cựu của Tống Nho và những ý tưởng canh tân xã hội qua vấn đề phụ nữ.
Về vấn đề chủ nghĩa cá nhân (Individualisme) của tư tưởng phương Tây, Phan Khôi đề cập từ cuối những năm 1920 đầu những năm 193020. Ông nhấn mạnh rằng phải phổ cập nội dung chủ nghĩa cá nhân vào đơn vị con người trong xã hội ta. Đó là điều kiện tiên quyết cho một xã hội hiện đại: chú trọng quyền con người. Có thể xem đây là động thái đáng kể của Phan Khôi trong khung cảnh cái tôi cá nhân hầu như bị ức chế trong đời sống xã hội Á Đông. Thực chất, đề xuất vấn đề nữ quyền của Phan Khôi cũng là một nội dung cụ thể của sự vận động phổ biến chủ nghĩa cá nhân.
Như vậy, từ việc Phan Khôi đề cập và giải quyết vấn đề chủ nghĩa cá nhân, tư tưởng Tây phương và Đông phương đến việc đánh giá lại Nho giáo đều có mối liên hệ với vấn đề phụ nữ. Tất cả đều nằm trong chủ trương duy tân, hiện đại hóa của một học giả, nhà báo, nhà văn thức thời. Đây cũng chính là những tư tưởng có giá trị làm tiền đề cho nền văn học mới, khai mở tinh thần cho TLVĐ và Thơ mới.
1.3.2. Hoạt động báo chí
20
Năm 1928, trong bài “Tư tưởng của Tây phương và Đông phương” [ĐPTB, 27/9/1928; 2/10/1928], Phan Khôi đã làm rõ sự khác biệt căn bản giữa tính chất “thống thuộc”, gò trong nghĩa vụ ở con người phương Đông và tính tự chủ của con người cá nhân phương Tây. Chủ nghĩa cá nhân trong lí giải của Phan Khôi chính là một quan niệm trong các xã hội phương Tây về quyền, lợi ích và tính chất (tự chủ, tự do, bình đẳng) của con người trong tổ chức cộng đồng đó. Tiếp đó, trong bài báo“Cá nhơn chủ nghĩa” [Trung lập, 28/11/1931], Phan Khôi trực tiếp nói rõ hơn đến từ chủ nghĩa cá nhân và sự liên hệ của nó với tư tưởng dân chủ ở con người và xã hội Việt Nam đương thời. Theo Phan Khôi, chủ nghĩa cá nhân là khi mỗi người tự độc lập về tinh thần (tự suy nghĩ, phán đoán, chủ động) và vật chất (tự nuôi sống mình).
Phan Khôi “xông” vào báo chí một cách rất tự nhiên. Năm 1907, hưởng ứng phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục, ông ra Bắc học tiếng Pháp, viết bài cho tờ Đăng cổ tùng báo (cơ quan ngôn luận cổ động tư tưởng cải cách của nhóm Đông Kinh Nghĩa Thục). Khi trường Đông Kinh Nghĩa Thục và tờ Đăng Cổ tùng báo bị cấm, ông về Nam Định học chữ Pháp với Nguyễn Bá Học rồi sau đó về quê do bị mật thám Pháp theo dõi.
Ông chính thức bước vào nghề báo vào năm 1918, khi được giới thiệu làm cho NPTC tại Hà Nội. Thời gian này, ông chuyên tâm nghiên cứu về khoa lí luận học và đã bộc lộ là một trong những nhà báo đầu tiên có lối viết gãy gọn, trình bày tư tưởng dễ hiểu, dễ thuyết phục độc giả. Trong giai đoạn Phan Khôi cộng tác với NPTC, văn học Trung Quốc nổi lên những cuộc vận động đổi mới. Một lối văn gần với quốc dân - văn bạch thoại - được cổ vũ và văn ngôn có tính bác học bị kiêng dè hơn. Không khí đó ít nhiều ảnh hưởng đến văn giới nước ta và Phan Khôi là người đón nhận tinh thần ấy đầy say mê. Ông tìm hiểu về Hồ Thích, Lỗ Tấn. Hơn một năm sau, do những bất đồng ý kiến với chủ bút Phạm Quỳnh, Phan Khôi đã bỏ vào Nam làm cho tờ
Lục tỉnh tân văn. Ông tiếp xúc nhiều với sách báo Trung Quốc. Lục tỉnh tân văn là một tờ báo ra đời sớm, theo khuynh hướng cấp tiến gây chú ý ở Nam Kỳ. Báo ra đời trong phong trào vận động Minh tân ở Nam Kỳ (số đầu ra ngày 14/11/1907), chủ bút là Trần Chánh Chiếu. Phan Khôi đã làm việc ở đây một thời gian, vì bài báo Giải đại ý bài diễn thuyết của quan toàn quyền Sarraut về cuộc Đông Dương tự trị, ông bị cho nghỉ việc. Năm 1920, ông trở ra Hà Nội viết cho Thực nghiệp dân báo. Năm 1921, tạp chí Hữu Thanh ra mắt do Nguyễn Khắc Hiếu làm chủ bút đã mời Phan Khôi tham gia. Tuy nhiên, do báo chí miền Bắc hạn chế việc bộc lộ những quan điểm có tính cách tân của Phan Khôi, ông lại trở vào Nam. Vì lí do chính trị, Phan Khôi không ở Sài Gòn mà xuống Cà Mau ẩn náu ở đồn điền của một người bạn,
đọc sách, viết bài, cộng tác với các báo và rèn luyện tiếng Pháp, thông qua thư từ qua lại với Djean de la Bâtie, một nhà báo tự do ở Sài Gòn. Khi Diệp Văn Kì, Nguyễn Văn Bá tiến hành những thay đổi mạnh mẽ trên tờ ĐPTB
mà họ vừa tiếp quản, đầu năm 1928 Phan Khôi được mời làm cộng tác viên đặc biệt bên cạnh bộ biên tập gồm những kẻ sĩ đất Bắc như: Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu, Ngô Tất Tố. Đây là dấu mốc ghi nhận thời kì thứ hai Phan Khôi góp mặt với báo chương Sài Gòn, kéo dài đến năm 1933, gắn với các tờ
ĐPTB (1928), Thần chung (1929-1930), PNTV (1929-1933), Trung lập
(1930-1933), và cũng chính là thời kỳ “làm nên thương hiệu Phan Khôi”. Ông đồng thời gửi bài cộng tác với Đông Tây ở Hà Nội (1930-1932). Đặc biệt, từ 1929, Phan Khôi trở thành cây bút trụ cột trong tờ tuần báo PNTV - một gương mặt đặc biệt trong dòng báo chí công khai. Phan Khôi là một cây bút sung sức trên tuần báo này với hàng trăm bài báo trong 5 năm, từ 1929- 1933, (và một thời gian rất ngắn cuối năm 1934). Ông viết trên nhiều mục: xã thuyết, nghiên cứu, khảo luận, lí luận phê bình văn học, sáng tác, tranh luận, và đề tài nổi bật là về giới nữ. Qua PNTV, Phan Khôi đã ghi dấu một giai đoạn cầm bút “thăng hoa” của mình. Ngoài chuyện bài vở đăng báo, Phan Khôi cũng tham gia chấm thi để trao "học bổng phụ nữ" cho học sinh đi du học tại Pháp do PNTV tổ chức. Đó cũng có thể xem là hoạt động xã hội nổi bật ở một tác gia chủ yếu tác động đến xã hội bằng ngôn luận như Phan Khôi. Tháng 4 năm 1933, Phan Khôi lại trở ra Hà Nội, hợp tác với “cố nhân” là Thực nghiệp dân báo trong khoảng thời gian ngắn (đến tháng 8/1933). Từ 17/9/1933 đến 11/2/1934, Phan Khôi nhận lời ông bà Nguyễn Văn Đa, làm chủ bút của PNTĐ. Ông đã biến đổi PNTĐ từ khuynh hướng