7. Các chữ viết tắt
3.1.2. Nhân vật
3.1.2.1. Trần Thị Nghi – nhân vật phát ngôn cho tư tưởng nữ quyền của Phan Khôi
Theo quan niệm truyền thống, cùng với cốt truyện, nhân vật là phương tiện cơ bản để nhà văn trình bày cuộc sống, thể hiện tư tưởng, chủ đề tác phẩm. Thông qua nhân vật Trần Thị Nghi, Phan Khôi bài bác quan niệm “trọng nam khinh nữ” trong chế độ gia đình mang tính chuyên chế, khẳng định quyền của người nữ trên những điểm chính: bình đẳng học vấn và hôn nhân.
Có thể thấy vấn đề trọng nam khinh nữ thể hiện từ nhan đề tác phẩm: “Trở vỏ lửa ra” với mục đích hướng đến nhân vật Trần Thị Nghi. Trong bài khảo luận về ca dao, tục ngữ trên PNTV 1929 Phan Khôi có dẫn ra câu này: “Đẻ ra mà thấy là con gái một cái, là khinh đứt đi rồi, cho nên: Con gái trở vỏ lửa ra / Nữ sanh ngoại hướng”65. Trần Thị Nghi là con gái út của ông bà Giám, thông minh, duyên dáng, có cá tính và ý thức phản kháng mạnh mẽ. Khi cha mẹ mất, cô chịu nhiều buồn sầu và áp lực trước cái nhìn hạn hẹp gia trưởng của Cửu Thưởng. Tuy dốt nát nhưng vin vào vai trò chăm giữ hương hỏa của gia tộc, quyền trưởng nam trong nhà, Cửu Thưởng ra sức lộng quyền. Mọi vấn đề trong cuộc sống của Nghi đều bị Cửu Thưởng o ép, tước đoạt quyền tự chủ vì nàng là phận gái. Như những người phụ nữ khác, tất cả những thiệt thòi của Nghi đều có xuất phát từ định kiến về giới. Nhà văn đã mượn lời bà giáo để nói lên thực tế ấy: “Chị phải biết chị là nạn nhân của cái chế độ xã hội An Nam hằng ngàn năm nay. Cái chế độ ấy đã không coi đàn bà con gái chúng ta ra gì, cho nên chị mới phải ở trong cái tình cảnh đáng thương như thế” [23,26]. Bản thân Nghi cũng nhận thức sâu sắc về nguyên nhân sâu xa khiến cuộc sống của cô phải lao đao cơ khổ. Khi bị ốm, trong cơn mê man, Nghi “khi thì công kích chế độ “trọng nam khinh nữ”, khi thì đay đi đay lại câu tục ngữ: nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô” [23,126]. Quan niệm của xã hội nam quyền đã đóng khung thân phận người phụ nữ trong “xó bếp, cửa sau”. Nghi là hình mẫu “cô gái mới”, “cô gái tân
65 Câu tục ngữ này phản ánh một phong tục khá quen thuộc của miền Trung cả ở miền Bắc trong thời kì phong kiến: Nhà có đàn bà sinh đẻ, người ta buộc một que củi đun dở một đầu với lá ráy treo ở đầu ngõ trong vòng một tháng. Nếu sinh con trai thì đầu que củi đó được quay vào trong còn khi sinh con gái thì trở đầu đó ra ngoài. Việc “trở vỏ lửa ra” nhằm thông báo cho người ngoài biết trong nhà có đàn bà đẻ nhằm tránh cữ cho trẻ, để những người có tang hay vận xung khắc không vào gây ảnh hưởng đến trẻ. Nó còn cho thấy quan niệm về giới tính trẻ từ khi sinh ra với ý nghĩa nối dõi tông đường vốn được nhân dân coi trọng.
thời” mà Phan Khôi đã bàn đến trên báo chí66. Được học tập, tiếp cận những tư tưởng dân chủ, Nghi luôn có ý hướng phá bỏ những định kiến giam hãm người phụ nữ, khẳng định giá trị của mình trong xã hội. Cô dám chống lại sự gia trưởng của Cửu Thưởng, chủ động trong cuộc sống và học tập. Không phải vô tình khi Phan Khôi đưa vào chi tiết Nghi theo học ngành luật. Đó là ý tưởng của nhà văn muốn Nghi có hiểu biết, có hành động thiết thực để giành lại quyền lợi chính đáng của chị em cô trong việc phân chia tài sản với Cửu Thưởng. Nhưng Nghi đã không kịp thực hiện điều đó thì lâm trọng bệnh. Phán Thục gái khi nhắn nhủ cô bạn Xuân Sơn lo liệu hậu sự cho Nghi đã khẳng định số phận bất hạnh của Nghi là do cô không chấp nhận sự phân biệt bất công đã mặc định cho người phụ nữ: “Con em tôi nay mai như có mệnh hệ thế nào thì cũng chính bởi cái tư tưởng cao xa của nó làm hại nó! Nó tưởng cái tài lực của nó có thể vẫy vùng để thoát ra ngoài khuôn khổ được, chứ có biết đâu rằng rút cục lại nó cũng vẫn một hạng “trở vỏ lửa ra” như tôi hay như chúng ta!” [23,139]. Câu nói ấy của chị gái Nghi cùng với cái chết của Nghi đã vạch ra sự phản nhân văn, tố cáo mạnh mẽ chế độ “trọng nam khinh nữ”. Qua đó cũng cho thấy bất bình đẳng nam nữ vào thời điểm cuối những năm 1930 vẫn còn là câu chuyện thế sự nhức nhối.
Quyền tự do học tập
Tuy bị Cửu Thưởng cấm đoán, Nghi vẫn kiên định theo đuổi chí học hành. Những nguyện vọng của Nghi về việc học khi trình bày với Cửu Thưởng đã nói lên khát vọng của cô: “Hiện nay nhà nước mở rộng đường học vấn của con gái cũng như con trai. Em mới thi đỗ đó là cái bằng tiểu
66
Theo quan niệm của Phan Khôi: “Gái tân thời phải có học thức mới, tư tưởng mới, giỏi ra nữa phải có cách sinh hoạt mới: như thế mới là "tân". Cái "mới" thật, phải mới từ trong đầu mới ra. [PNTĐ, s7, 29/10/1933]
học mà thôi, chứ còn lên cao đẳng tiểu học, lên tú tài, rồi cử nhân, tiến sĩ nữa: Ví chẳng khác nào con đường đi hàng ngàn cây số mà em mới bước được một bước. Vậy cái điều em tha thiết bây giờ là làm sao để được theo mãi con đường ấy cho đến nơi” [23,35]. Hay khi cô thổ lộ với bà giáo: “con không bằng lòng làm một người đàn bà thường, mà ưng làm một người có học thức như thầy” [23,47].
Tư tưởng và ý hướng tiến thủ của Nghi thực sự mới mẻ, tiến bộ. Nó xuất phát từ ý thức về giá trị bản thân ở nhân vật, vượt thoát khỏi suy nghĩ thủ cựu xưa nay: phụ nữ cứ an phận thủ thường, chỉ nên gắn với buồng the bếp núc. Bởi Nghi thức nhận được học tập là giải pháp cho vấn đề bình quyền nam nữ: “Đàn bà con gái chúng ta không học, hay học mà chỉ học đến ấu học tiểu học thì còn mong bình quyền với ai?” [23,85]. Từ Qui Nhơn vào Phan Thiết học xong bậc tiểu học, Nghi tìm cách đối phó với Cửu Thưởng để được vào Sài Gòn học lên cao đẳng, rồi ra Hà Nội học tú tài, chuyên nghành luật. Cô luôn là một nữ sinh xuất sắc trong trường. Những khó khăn, thiếu thốn, áp lực không làm Nghi mảy may nản lòng, từ bỏ con đường học vấn. Trong suốt tiểu thuyết, Phan Khôi thể hiện thái độ đề cao, trân trọng những khát vọng mở mang tri thức của Nghi. Có khi, Phan Khôi mượn lời bà giáo để tranh biện, đòi quyền lợi cho Nghi: “người ta ai cũng có quyền tự do cần tri thức, mà anh của chị lại toan cướp cái quyền ấy của chị thì chị phải giành lại chứ sao” [23,49] và muốn giúp Nghi “giành lại quyền tự do khi nào nó bị cướp”. Đó cũng là chủ trương mà nhà văn muốn đấu tranh cho nhân vật của mình. Trở vỏ lửa ra tập trung khai thác bình diện quyền mở mang học vấn, tiếp cận tri thức, văn hóa của người phụ nữ, coi đó là nền tảng quan trọng giúp người phụ nữ và cả xã hội thay đổi tập tục lạc hậu liên quan đến giới nữ. Đây cũng có thể coi là nét riêng của tác phẩm so với các sáng tác đương thời và trước đó khi tiếp cận vấn đề phụ nữ.
Hình tượng người phụ nữ tân thời với hệ tư tưởng mới mẻ, chống đối lễ giáo phong kiến thủ cựu nặng nề và chế độ đại gia đình Nho giáo hà khắc như Trần Thị Nghi đã trở thành là hình tượng trung tâm trong các sáng tác mang tính luận đề của TLVĐ. Những phụ nữ trẻ trong tiểu thuyết TLVĐ luôn ở trong thế vận động, vừa là nạn nhân, nhưng cũng vừa là người dám đấu tranh. Họ có ý thức mạnh mẽ về giá trị bản thân, phát ngôn và hành động để bảo vệ nhân vị, danh dự và quyền lợi chính đáng của mình. Đó là sự khẳng định của Loan trong Đoạn tuyệt với bố mẹ cô khi cự tuyệt chuyện hôn nhân sắp đặt, coi đó là “chuyện của nàng, là chuyện rất quan hệ trong đời nàng, mà chỉ quan hệ với nàng mà thôi” [30,172]. Hay là Mai trong Nửa chừng xuân cương quyết từ chối việc sắp đặt của bà Án và khẳng khái đối chất: “nhà tôi không có mả lấy lẽ” [14,123]; Nhung trong Lạnh lùng với sự quả quyết: “Con có quyền đi lấy chồng” [31,261]… Qua các nhân vật đầy cá tính này, Nhất Linh và Khái Hưng đã đi tiên phong trong việc cất lên tiếng nói bênh vực và đấu tranh vì quyền bình đẳng cho người phụ nữ trong xã hội.
Quyền tự do hôn nhân
Nhân vật Trần Thị Nghi còn thể hiện tư tưởng của nhà văn về quyền tự do hôn nhân của người phụ nữ. Cô kiên quyết chống lại âm mưu ép gả vì tiền của Cửu Thưởng: “Tôi nói có thể là có thể với người nào tôi bằng lòng kia, chứ Cửu Khiết thì tôi xin chịu. Vả lại tôi không hề biết hắn là người thế nào, mà tôi cũng không cần biết hắn nữa” [23,90]. Bản lĩnh hơn, Nghi khẳng định lựa chọn trong hôn nhân của mình, tiêu chí không phải là vật chất tiền bạc mà là tri thức: “Tôi có học ít nhiều thì cố nhiên tôi phải tìm làm bạn với người nào cũng có học ít nhiều như tôi”, “tôi thích học giỏi mà không thích nhiều tiền, ai lại cấm tôi?” [23,90]. Đó chính là cái quyết liệt, chủ động của những “cô gái tân thời”. Được tiếp cận tri thức, tiếp xúc luồng tư tưởng tự do dân chủ, tự do cá nhân phương Tây, họ không chấp nhận sự áp đặt của
tôn ti trật tự, của thuyết “môn đăng hộ đối”. Họ có bản ngã và không cho phép ai định đoạt hạnh phúc cuộc đời mình. Về sau, Nghi đã gặp và yêu Văn Hải, một chàng sinh viên trường y giỏi giang và tận tụy với cô. Tình yêu ấy đúng với những ý nguyện của Nghi.
Cũng với chủ đề về tự do hôn nhân, tiểu thuyết Kim Tú Cầu67 của Đạm Phương nói về việc cha mẹ Kim Tú Cầu vì tin lời thầy bói đã ép con từ bỏ tình yêu của mình để làm vợ một ông quan luống tuổi, đẩy cô sớm rơi vào cảnh góa bụa, cùng với những tiêu cực trong một xã hội kim tiền nhiễu nhương, bất an đã dồn Kim Tú Cầu vào đường cùng. Cũng là hình tượng để gửi gắm tư tưởng về tự do trong hôn nhân và tình yêu của phụ nữ nhưng nhân vật Kim Tú Cầu lại là mẫu phụ nữ truyền thống tiêu biểu, không dám chống đối lại cha mẹ, cam chịu những áp đặt, cay đắng mà mình gặp phải và kết thúc cuộc đời bằng cái chết bi thảm khi chưa bao giờ dám sống với trái tim mình. Sự phản ứng của cô chỉ là những dằng co trong suy nghĩ chứ không phải sự bộc lộ bằng lời nói, hành động. Qua nhân vật Kim Tú Cầu, Đạm Phương đưa ra lời cảnh báo đối với các bậc cha mẹ áp đặt hôn nhân cho con cái, đối với xã hội khi không quan tâm đến con người cá thể. Trần Thị Nghi không thỏa hiệp như Kim Tú Cầu. Cô đem lại ấn tượng mạnh về sự quả quyết, bản lĩnh, dù kết cục vẫn là một bi kịch. Hình tượng Nghi có sự đồng điệu với nhân vật Tử Quân trong truyện ngắn Tiếc thương những ngày đã mất của Lỗ Tấn68 - tác giả mà Phan Khôi đặc biệt ưa thích, chịu những ảnh hưởng về tư tưởng canh tân xã hội và vấn đề phụ nữ.
67Kim Tú Cầu là tiểu thuyết đầu tay của Đạm Phương, được in trên Lục tỉnh tân văn và Trung Bắc tân văn rải rác từ tháng 7 năm 1922 đến tháng 7 năm 1923, gần 70 trang, chia thành 10 chương.
68
Tử Quân cũng là một người phụ nữ trí thức dám đấu tranh cho quyền tự do yêu đương của chính mình. Cô yêu Quyên Sinh, một chàng trai trí thức có cùng chí hướng. Nhưng tình yêu của
Nhân vật Trần Thị Nghi chiếm được cảm tình và sẻ chia của độc giả. Cái chết giữa lúc xuân xanh còn nhiều khát vọng của Nghi có một sức ám ảnh sâu sắc. Số phận Nghi có sức khái quát nhất định cho thân phận người phụ nữ trong xã hội Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX, gánh những hủ tục và bất công: bị cấm đoán về tư tưởng, hạn chế tri thức, ràng buộc hôn nhân. Phan Khôi đã thấu cảm cho những thiệt thòi và đòi bình quyền cho họ. Nhà văn đã khái quát số phận và lên án tất cả những “thế lực” gia đình, xã hội gây đau khổ cho người phụ nữ: “Sinh trưởng trong một gia đình chuyên chế, trong một xã hội đầy rẫy những chế độ bất bình và tàn khốc, duy có kẻ nào lành như con cừu, không thích tự do như con lợn thì mới được yên thân; còn ai biết đau đớn mà nhúc nhích, thấy ngột ngạt mà vùng vẫy, là người ấy sẽ thiệt thân, sẽ chết, chết dưới sức phản động của cái chế độ ấy” [23,80].
3.1.2.2. Cửu Thưởng - nhân vật đại diện cho chế độ nam quyền
Ở một khía cạnh khác, tinh thần bênh vực nữ quyền của Phan Khôi được thể hiện trong việc xây dựng nhân vật phản diện - “đối tượng” mang ý nghĩa đối lập với Trần Thị Nghi: Cửu Thưởng. Phan Khôi đã đánh vào những đặc tính hủ bại, phản tiến bộ của đối tượng: gia trưởng, dốt nát, tham lam, đớn hèn. Phan Khôi cũng có những thành công nhất định khi khắc họa hình tượng Cửu Thưởng.
hai người bị gia đình, bạn bè và xã hội ngăn cấm, dèm pha. Bất chấp những lời dị nghị, nhạo báng, Tử Quân bỏ nhà ra đi. Nàng đến với Quyên Sinh bằng tất cả tấm lòng yêu thương, chân thành, và ước muốn xây dựng một gia đình lý tưởng, bình đẳng. Nếu ở Quyên Sinh vẫn còn sự sợ sệt, rụt rè thì Tử Quân thì không thỏa hiệp, không dao động vào sợ hãi. Nhưng rút cục, mọi hy vọng đó cũng đều bị cuộc đời cướp đi hết, cuộc sống kinh tế lâm vào bế tắc đã khiến cho gia đình nàng tan vỡ. Tử Quân lại quay trở về sống bên sự lạnh lùng của người cha và sự khinh ghét của người đời. Nàng lâm vào bước đường cùng và chết trong nỗi cô đơn, lặng lẽ.
Cửu Thưởng là đại diện cho luồng tư tưởng phong kiến khinh miệt phụ nữ, coi vị trí và chức phận của họ là “bé mọn”, chỉ nằm trong phạm vi gia đình. Y liên tục bài bác việc học tập của Nghi vì quan niệm: “Thứ con gái có học được mà làm chi! Ở nhà đó, vài năm nữa gả cưới chồng cho xong chuyện” [23,16]. Cửu Thưởng xem Nghi là người con gái hư hỏng, đổ đốn, không chịu an phận thủ thường như người khác, để “liên lụy đến phụ huynh”. Với cái nhìn hủ bại đó, Cửu Thưởng liên tục có những ứng xử bất công, bạc đãi với Nghi. Từ việc cậy quyền gia trưởng gây áp chế trong gia đình, khiến Nghi ban đầu “trở nên khiếp phục, không dám nói câu gì trái ý”; đến việc lập kế đẩy Nghi vào cuộc hôn nhân với Cửu Khiết để y độc chiếm tài sản, dùng mọi biện pháp “mềm nắn rắn buông” để buộc Nghi từ bỏ việc học, cắt viện trợ của Nghi ngay lúc cô khốn khó và lâm trọng bệnh, hối lộ quan tham để tranh giành tài sản… Những quan niệm và việc làm của Cửu Thưởng đã đẩy Nghi đến bi kịch. Một người con gái tràn đầy nhiệt huyết, nỗ lực để khẳng định mình cuối cùng vẫn không thể được sống với ước mơ và tình yêu chính đáng bởi sự dồn ép vô hình của chuyên chế gia đình. Nếu Cửu Thưởng không ra sức ngăn cản việc học của Nghi, không ỷ thế cướp đoạt số tài sản nhẽ ra cô dùng cho việc trang trải cuộc sống và học tập,