Tranh luận về bình quyền nam nữ

Một phần của tài liệu Vấn đề phụ nữ trong trước tác của Phan Khôi (Trang 64)

7. Các chữ viết tắt

2.2.1. Tranh luận về bình quyền nam nữ

Cuộc tranh luận về việc “Thân oan cho Võ Hậu” với Nguyễn Hoàng Cảnh

Như đã đề cập, trên PNTV [s53, 22/5/1930; s55, 5/6/1930], Phan Khôi bàn về chuyện cần đánh giá một cách khách quan, công tâm về Võ Tắc Thiên, xóa định kiến coi bà như là “một con dâm phụ nhứt thiên hạ”. Ông cho rằng nguyên nhân sâu xa khiến Võ Hậu mang ô danh chỉ bởi bà đã làm trái cái lễ chế của thánh hiền đặt ra :“đàn bà không được dự việc ngoài”. Đàn bà làm vua, cầm quyền hành chính trị trong tay, khiến bọn đàn ông phải cúi đầu nên mới vu hãm, nói xấu, biến vị nữ hoàng ấy thành một người có tội trong lịch sử. Qua việc khảo cứu lịch sử, Phan Khôi ngợi ca bà “là một

người đàn bà kỳ kiệt ở trong lịch sử loài người” bởi ba điểm: Thứ nhất, Võ Hậu là một vị hoàng đế anh minh48. Thứ hai, Võ Hậu là

nhà chánh trị đại tài (nếu nhìn nhận tách bạch với khía cạnh đạo đức)49

. Thứ ba, Võ Hậu là “một tay vận động nữ quyền kịch liệt”50

. Phan Khôi đề cao công lao này của bà: “Võ Hậu có ý nhắc cái địa vị đàn bà lên một bậc để cho họ mở mày mở mặt giữa loài người, kẻo xưa nay bị đàn ông giày vò luôn, mất cả tư cách”.

48 Sử sách đã ghi lại những động thái sáng suốt tiến bộ vượt bậc của bà so với các triều đại trước: ban hành phép “điện thí”, (bắt cử tử vào ứng thí trong đền vua một ngày), tránh được sự gian dối trong khoa cử trước đó; phế trừ phép “ngự sử giám quân” ,dùng văn thần coi việc binh thay cho võ tướng, tránh được cái hoạ võ tướng chuyên quyền; và những hành động thể hiện sự độ lượng, biết người, công tâm được hiền tài qui phục…

49 Bà khéo léo đi từng bước một đến chính sách độc tài- biện pháp của những nhà chánh trị ghê gớm đời bấy giờ; dùng phép “cáo mật” và những hình pháp nghiêm ngặt để trừng trị kẻ phản đối, sau khi thiên hạ khiếp phục thì bãi bỏ những hình pháp ấy.

50 Chẳng hạn, bà đãi đọa, trọng thị vợ quan ở quê nhà, phong chức Quận quân cho phụ nữ từ 80 tuổi trở lên; giành quyền chủ tế và cho một bà quý tộc nữa đứng dâng tuần rượu khi cử hành lễ phong thiện - công việc xưa nay vốn thuộc về đàn ông; là người đàn bà đầu tiên mở cuộc đại yến- việc chưa có tiền lệ trong sử Tàu; cử hành đại lễ tế Tây Lăng nguyên phi (người bày ra nghề tằm tơ ) hai lần, làm cho người ta sanh cái lòng tồn trọng, sùng bái đàn bà; cho soạn và sách Liệt nữ truyện, Cổ kim nội phạm ca ngợi tài đức của phụ nữ; hạ lệnh sửa cổ lễ “cha còn thì để tang cho mẹ có một năm” thành ba năm…

Tiếp đó, Phan Khôi đưa ra lời biện hộ để phủ nhận hai “danh từ sỉ nhục” mà các nhà bàn sử qui kết cho Võ Hậu: tàn ác dâm uế.

Về chuyện tàn ác, thì cái tàn ác của Võ Hậu là một sự bất đắc dĩ, cũng như trong các cuộc cách mạng khác, không thế tránh được chuyện chém giết. Đó là một cái công lệ của lịch sử xưa nay. Không có thủ đoạn tàn nhẫn ấy thì khó trị an trong nước được. Nhất là với cuộc cách mạng đặc biệt như của Võ Hậu, “đàn bà tranh với đàn ông”, lại càng không thể khoan nhượng. Còn về sự dâm uế của Võ Hậu, Phan Khôi cho rằng không nên nói tới, bởi đó là “chuyện kín trong buồng người ta”. Và bởi là chuyện kín, nên càng không có cơ sở để kết luận. Nếu có thật, “thì cũng chỉ là chuyện riêng của đàn bà, người quân tử nếu biết tự trọng thì đừng nói tới”. Sòng phẳng hơn, đặt “bà vua Võ Hậu” với “các ông vua khác” trong cán cân đối trọng, Phan Khôi nhìn nhận chuyện “dâm uế” của bà “là chuyện thường”. Võ Hậu có quyền chọn cung nhân bằng đàn ông để mua vui như các ông vua nhốt trong cung mấy ngàn đàn bà. Nếu “đã trách thì nên trách hết thảy”. Phan Khôi cũng không loại trừ khả năng Võ Hậu “trả cái thù đàn ông bao lâu tệ bạc với phụ nữ” bằng việc bắt người nam tử đánh phấn, mặc áo lông, cỡi hạc, làm trò đùa. Cuối cùng, ông nhắn nhủ dư luận xóa bỏ thiên kiến coi Võ Hậu là tội nhân.

Sau lời tuyên cáo trắng án cho Võ Hậu đó, Nguyễn Hoàng Cảnh đã chất vấn Phan Khôi trên PNTV số 58. Nguyễn Hoàng Cảnh do nhầm lẫn đã bắt bẻ Phan Khôi khi tôn Võ Hậu là “ông thánh” nếu là đàn ông. Phan Khôi đáp lại, chữ ông dùng là “ông vua thánh”, hoàn toàn đúng nghĩa. Thứ hai, ông Cảnh phê Phan Khôi việc khen ngợi thủ đoạn “soán đoạt chức vị của người” của Võ Hậu, Phan Khôi cũng đính chính lại rằng mình “không tỏ ý khen hay chê”. Việc Võ Hậu dùng thủ đoạn để cầm quyền là chuyện Phan Khôi không bàn đến.

Tiếp đó, Nguyễn Hoàng Cảnh phản đối việc Phan Khôi bao biện chuyện có cung nhân đàn ông của Võ Hậu là bình thường: “Phần nhiều đàn ông nước ta vẫn còn tánh hủ lậu, giữ câu trai năm thê bảy thiếp, gái chính chuyên một chồng. Nếu phụ nữ mà thiệt hành cái ý tưởng của tiên sanh, thì e không khỏi gia đình tan nát”. Phan Khôi cho rằng ý kiến của ông Cảnh đã quá thiên tư, đứng trên lập trường bảo vệ cho sự chuyên chế, hủ lậu của đàn ông, nhưng lại “chỉ muốn nhốt một mình đàn bà vào trong rọ”. Chính bởi vậy, sẽ không đánh giá công tâm được về Võ Hậu. Phan Khôi nhấn mạnh tâm thế khách quan của ông khi đưa ra cái nhìn toàn diện về người phụ nữ này: “tôi chỉ thấy loài người mà thôi, chớ tôi chẳng phân biệt đàn ông với đàn bà; trong óc tôi không có cái vết của những chữ “nam tôn nữ ty”, không có cái lằn của những lời tục ngữ như là “thập nữ viết vô”; “phụ nhân nan hóa”, mà nói cho đến cùng, tôi cũng quên đứt đi tôi là đàn ông hay đàn bà nữa, tôi chỉ biết tôi là một người trong loài người vậy”51. Phan Khôi tiếp tục phản pháo lại bằng những lí lẽ rắn đe thường thấy trên lập trường yêu cầu bình quyền trong vấn đề trinh tiết, mối quan hệ vợ chồng.

Ông thừa nhận một chỗ sai về cách diễn đạt mà ông Hoàng Cảnh chỉ ra đó là không thể nói: “Các đế quốc đời nay đi chinh phục nước người, dời cái chánh quyền ở tay nầy qua tay khác, không làm ngay một lần, vẫn theo cái kiểu từng bước một của Võ hậu đó”. Phải sửa lại : “tức là cái kiểu từng bước một của Võ Hậu đó”.

Sự trao đổi của Phan Khôi với Nguyễn Hoàng Cảnh cũng là để đáp lại nhiều ý kiến gửi đến phản đối việc Phan Khôi chiêu tuyết cho Võ Hậu. Trước sau, ông vẫn giữ lập trường, chấp nhận đứng về phía cái chưa (hoặc không) được dư luận thừa nhận, vì nhận rõ bản chất của những thiên kiến ấy, như

ông nói: “ấy cho biết cái thói trọng nam khinh nữ đã ăn sâu vào trong máu thịt xương tủy người mình”.

Một phần của tài liệu Vấn đề phụ nữ trong trước tác của Phan Khôi (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)