Tranh luận về phụ nữ trong gia đình

Một phần của tài liệu Vấn đề phụ nữ trong trước tác của Phan Khôi (Trang 67)

7. Các chữ viết tắt

2.2.2.Tranh luận về phụ nữ trong gia đình

Cuộc tranh luận về việc cải giá của phụ nữ với Tản Đà

Thực chất cuộc tranh luận này nằm trong chủ đề lớn là luân lý, đạo đức của người Việt mà Phan Khôi khởi xướng52

. Với bài báo Tống Nho với phụ nữ, luận điểm Phan Khôi đưa ra nhằm chống lại sự khống chế của Tống Nho đối với phụ nữ chủ yếu trên 2 điểm: vấn đề trinh tiết của nữ giới và sự thủ tiết của người phụ nữ đối với chồng. Đó là hai điểm có tác động mạnh mẽ tới quyền sống, quyền bình đẳng của người phụ nữ với nam giới.

Tản Đà nổi cơn thịnh nộ lên án Phan Khôi, coi chính phản ứng kể trên của Phan Khôi là “vu hãm tiên hiền, loạn ngôn hoặc chúng, bại hoại phong hóa” bằng những lời “tầm bậy”. Trong một loạt 4 bài với tiêu đề “Một cái tai nạn lưu hành ở Nam Kỳ: Phan Khôi” đăng trên An Nam tạp chí các số 26, 29, 34, 37 (13/2/1932; 20/2/1932; 26/3/1932; 16/4/1932), ông đả kích Phan Khôi gay gắt và đề nghị cho Phan Khôi một bản án “chịu ba trăm roi đòn, chia đánh ở ba nơi: trước sân Văn miếu Thăng Long là nơi gốc văn vật của sự học Nho của nước ta từ triều nhà Lý, ở Huế, là nơi thủ phủ xứ Trung Kỳ, ở Quảng Nam, là nơi chốn của tội nhân sinh trưởng học tập”.

Tản Đà cho rằng việc thủ tiết của người đàn bà là “một phong tục cao cả có từ đời Khổng Tử chứ đâu phải chỉ mới có từ đời Tống” như quan niệm của Phan Khôi:

Cứ vậy ngẫm ra, tự thấy rằng một đạo trinh tiết của đàn bà Á đông, thực do thượng cổ truyền lại, gốc ở một chữ trong kinh Dịch nẩy mầm ra, đời đời

52 Ngòi nổ đầu tiên là từ bài: Cái cười của con rồng cháu tiên của Phan Khôi trên PNTV số 84 (28/5/1931). Mượn chuyện đánh giá cuốn tiểu thuyết Cay đắng mùi đời của Hồ Biểu Chánh đã khéo mô tả hết cái đê tiện, cái vô nhân đạo trong cái cười của người Việt Nam, Phan Khôi khuyến cáo người Việt đừng nên quá tự mãn với những danh hiệu “Con Rồng cháu Tiên; nghìn năm văn hiến” mà không chịu sửa mình. Tản Đà qui kết Phan Khôi mạ lỵ cả dân tộc, cả tổ tiên, giang sơn đất nước.

nối tiếp vun bồi, gây thành cái phong hoá tuyệt thanh quí trong nhân loại. Nay Phan Khôi dám cho những sự đó là đàn bà chịu sự thiệt thòi, mà lại qui cái ảnh hưởng trực tiếp là chịu của Tống Nho. Thực là loạn ngôn hoặc chúng vậy.

[An Nam tạp chí, s34,26/4/1932].

Thêm một lí lẽ mà Tản Đà bác lại Phan Khôi là: Không có luật nào cấm đàn bà góa cải giá, đó chỉ là sự tự nguyện của họ để chứng minh tấm lòng của mình và duy trì một tập tính tốt cho phong hóa. Ở điểm này, Tản Đà đã cố tình bỏ qua thực tế: chính định kiến khinh bỉ và rẻ rúng người cải giá là tự cổ nhân nêu ra, rồi răn dạy người đời thủ tiết với chồng, cướp mất quyền lợi của họ - đã tạo thành một sự đạo luật vô hình ám ảnh người phụ nữ. Đây là điều mà Phan Khôi đã đề cập nhiều lần.

Nếu như Phan Khôi đánh giá quan niệm bảo thủ của các đại diện Tống Nho Trung Hoa đối với vấn đề cải giá của phụ nữ bị chồng bỏ hoặc góa chồng là “bất công, vô đạo, cướp mất quyền lợi của đàn bà mà không bổ ích gì cho phong hóa” thì Tản Đà lại bảo vệ quy định “bất thành văn” đó, khẳng định một lần nữa giá trị của những tiết phụ xưa:

Dẫu chưa hẳn như phụng hoàng, kỳ lân trong phi cầm tẩu thú, thời cũng là hòn ngọc ở núi đá, hạt châu trong bể chai. Đời đời vua chúa, ơn ban tiết hạnh khả phong cũng là vì vật quí của đời, đời nên biết quí vậy.

[An Nam tạp chí, s37, ngày 16/4/1932]

Những lập luận trên cho thấy, “cả mớ lễ giáo phong kiến tam tòng, tứ đức cũ rích, đặc biệt màu phong kiến ngàn xưa vẫn trói buộc người phụ nữ đã được Tản Đà coi như khuôn vàng thước ngọc cho phụ nữ Việt Nam đầu thế kỷ XX”53[48,335]. Điều này đi ngược lại chủ trương giải phóng giới nữ khỏi những quan niệm đạo đức, luân lí cũ mà Phan Khôi vẫn theo đuổi.

53 Tản Đà vốn nặng lòng với Nho giáo. Ông tỏ ra quan ngại cho nền đạo đức cổ truyền trước ảnh hưởng của lối sinh hoạt tư sản thực dân và đồng thuận với xu hướng quy tất cả sự hư hỏng vào cái “khoa học kỹ thuật”, “văn minh phương Tây”, thiếu sự điều hòa, chỉnh lí của đạo đức phương

Trong cuộc “đụng độ tư tưởng” này, chỉ có Tản Đà đơn phương phản bác, Phan Khôi không đáp lại Tản Đà54

.

Sự tranh luận về chuyện cải giá của phụ nữ thu hút sự quan tâm của các học giả đương thời. Phan Khôi cũng nhận được một số ý kiến đồng tình. Chất Hằng Dương Tự Quán đánh giá Phan Khôi có “cái tư tưởng khai phóng quá khích nhưng thực ra hợp lẽ phải”55

. Tác giả Bắc Hà trên Công luận

[s2348, 29/4/1932] cũng thừa nhận phong tục thủ tiết trong xã hội Trung Hoa và Việt Nam - một thứ luật không có văn bản minh bạch nhưng bất khả kháng là phản nhân văn và đó là do Tống Nho đề xướng:

Bởi Hán Nho và Tống Nho đã làm sai lạc bổn tướng của Khổng giáo, cho nên Khổng giáo của Khổng Tử lưu tệ có ít, mà Khổng giáo của Hán Nho và Tống Nho lưu tệ càng nhiều, như thuyết tam cương và câu "ngạ tử sự tiểu, thất tiết sự đại" đó đều của Hán Nho và Tống Nho đặt ra, Khổng giáo đâu có quá đáng thế!

Tác giả Nguyễn Văn Huyên khi so sánh giữa tục kỳ thị sự cải giá ở người Kinh với tục cải giá bình thường ở người Thổ Chiêm Hóa cũng đề cập đến cuộc xung đột tư tưởng nói trên, với ý đánh giá quan niệm của Phan Khôi là “chú trọng về nhân đạo, về cái đời thực tế”, và khẳng định

Đông. Theo bài viết “Phong hóa của nhà nước hiện nay, tưởng ai nấy công nhận là suy đồi” [Hữu thanh, s12, 15/1/1922], Tản Đà khẳng định “thuốc bổ cứu chính là Khổng giáo, là cương thường Nho giáo chứ không có gì mới lạ hết”.

54

Chính trong lúc Tản Đà hăng hái buộc tội Phan Khôi, Nguyễn Tiến Lãng lên tiếng công kích Phan Khôi trong hai bài trên báo Trung Bắc, viết bằng tiếng Pháp, đề là Autour d‟une Polémique. Phan Khôi đáp lại bằng bài "Cái học vào lỗ tai ra lỗ miệng" trên Đông Tây số 160, ngày 6/4/32, trong đó Phan Khôi chê Nguyễn Tiến Lãng là dốt, dùng sai tiếng Pháp, không hiểu nghĩa chữ Polémique là gì cả. Nguyễn Tiến Lãng tiếp tục trên An Nam tạp chí số 38, 23/4/1932 với giọng điệu gay gắt, phũ phàng, khẳng định việc ủng hộ Tản Đà, tẩy chay Phan Khôi: “Huống chi bài trừ Phan Khôi tôi cần gì phải làm nữa, vì đã có ông Tản Đà… sau này mặc cho Khôi lớn tiếng xin, để xã hội nghe cáo trạng của thi sĩ Tản Đà mà cùng cười với tôi".

Sau Nguyễn Tiến Lãng, đến lượt Vân Bằng lên tiếng chửi Phan Khôi trong bài Tôi thất vọng về Phan Khôi [An Nam tạp chí, s39, 30/4/1932], tố cáo Phan Khôi như là người hiếu chiến, gây gỗ với mọi người, lập dị muốn làm khác người ta.

55

“Ấm Hiếu không thể làm Tú Khôi ( Hay là một cái tỷ hiệu luận giữa Phan Khôi và Nguyễn Khắc Hiếu” [Văn học tạp chí s18, 1/6/1933]

Nếu Tản Đà tiên sinh được mục kích những cảnh gia đình êm đẹp của người đàn bà Thổ cải giá (hay tái giá), cái cảnh tượng yên vui của người “chú dượng” gây dựng cho con riêng vợ, thờ phụng tổ tiên và trông nom di sản cho người đã khuất, thời chẳng những tiên sinh không nỡ gọi ông Phan Khôi là một cái “nạn” mà có lẽ Trang Tử tái sinh cũng không thổ lộ được những giọng chua cay trong bài hát cổ bồn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

[“Các giống người và chế độ thổ ty ở châu Chiêm Hóa”: IV. Ái tình và

hôn nhân cuả người Thổ; Đông Pháp, Hà Nội, 11Janvier 1934].

Một phần của tài liệu Vấn đề phụ nữ trong trước tác của Phan Khôi (Trang 67)