Phong cách báo chí

Một phần của tài liệu Vấn đề phụ nữ trong trước tác của Phan Khôi (Trang 80)

7. Các chữ viết tắt

2.3.2. Phong cách báo chí

2.3.2.1. Giàu chất luận lý

Phan Khôi sinh ra ở một vùng quê được truyền tụng nhiều với câu nói: “Quảng Nam hay cãi, Quảng Ngãi hay co”. Biểu đạt dân gian này nói đến “tập tính” ưa biện bác, thích lật xới những điều tai nghe mắt thấy để tìm hiểu thấu đáo vấn đề. Đặc tính vùng miền cộng với cá tính tự thân khiến Phan Khôi nổi tiếng là người hay lý sự, cãi cọ, vặn vẹo, đến nỗi có câu phương ngôn: “Lý sự quá Phan Khôi”. Ông trở thành tay kiện tướng về khả năng biện luận trong giới học giả đương thời. Văn cách báo chí của Phan Khôi nặng tính chất lý luận hơn là tường thuật. Ông luôn quan tâm đến cái lý đằng sau các biến động, các sự việc của thời sự. Lý luận của ông thường xuyên va chạm với các thành kiến, thiên kiến của xã hội, nên mang nhiều yếu tố luận chiến. Nhiều bài viết liên quan đến phụ nữ của Phan Khôi cũng thuộc loại luận thuyết, tranh luận. Tài tranh luận của ông cứng cỏi đến mức “Đào Trinh Nhất - mô ̣t trong “tứ đa ̣i” của làng báo Sài Gòn bấy giờ , và từng làm Chủ nhiê ̣m báo PNTV - có những ngón độc hiểm khi bút chiến nhưng ông chỉ kiêng nể có mô ̣t người. Người ấy là ông Phan Khôi”59

Bản thân Phan Khôi là vốn học giả luôn đặt luận lý học như một nguyên tắc tiên quyết và nhất quán khi cầm bút: “Phải lấy luận lý học làm nền. Phàm một người đã nắm bút làm văn thì ít nữa phải biết qua luận lý

59

học”60. Con đườ ng đến với luâ ̣n lý ho ̣c cũng là hướng đi “tống cựu n ghênh tân” trong tư tưởng ông : “Nhân nghe ông Quỳnh nói về cái lợi của khoa lý luâ ̣n ông tìm ngay sách Tàu ho ̣c . Nghiền ngẫm mãi đến lúc hiểu ông muốn xem có đúng với sách Tây không, ông giao thiê ̣p với vài người ho ̣c cao đẳng Hà Nội lấy luận lý làm đề cho câu truyện, ông đem những điều ông sở hiểu ở sách Tàu ra nói cho họ biết . Họ viết cho ông xem những đoa ̣n ho ̣ học rồi. Nhờ đó ông rõ hết các danh từ bên Tây và thâm hiểu khoa luâ ̣n lý . Từ khi ông hiểu khoa ấy , lối viết của ông đổi hẳn . Bao nhiêu bài ông viết ở Nam phong được người xem để ý , ông cho là rườm rà , đẽo go ̣t cả . Ông bắt đầu viết được rành ma ̣ch sát són g như lối văn nghê ̣ ông hiê ̣n giờ , từ hồi ông làm cho Đông Pháp thời báo ở Nam. Nhờ luâ ̣n lý ông đoa ̣n tuyê ̣t hẳn với tinh thần của nền ho ̣c khoa cử trước , ông phản đô ̣ng la ̣i lối viết hào nhoáng , bấp bênh cũ…”61

Về cách thức lập luận, Phan Khôi thường đưa ra một định đề, một khẳng định rồi giải thích, chứng minh, lập luận làm sáng tỏ. Khi đặt ra một vấn đề, Phan Khôi thường có thao tác giải nghĩa, truy nguyên thuật ngữ, xác định chính xác nội hàm các khái niệm, để “đánh trúng” vào phạm vi và nội dung cần bàn luận - theo ông nói, đó là “thuyết chính danh”. Chẳng hạn, ông định nghĩa: “nữ tánh trong văn học”, phân biệt “nết trinh” và “tiết trinh”, “vấn đề phụ nữ”, “phụ nữ giải phóng”, “sự cải cách cho phụ nữ”, “cuộc phụ nữ vận động”, “giáo dục cho phụ nữ”, “thiên chức của đàn bà”, “gái tân thời”… (những chữ in nghiêng được Phan Khôi tách ra cắt nghĩa rõ ràng).

60

“Văn nghị luận phải viết thế nào” [Trung lập s 6491, 18/7/1931] 61

Phan Thị Nga, Hà Nội báo, s10, 13/3/1936. Dẫn theo Hợp lưu, s33, tháng 2&3 năm 1997, tr.23-24.

Với quan niệm trước khi nói điều gì cũng “phải tra xét cho phân minh, có chứng cứ rành rành rồi sẽ nói” [PNTV s66, 21/8/1930], khi đưa ra một luận điểm, Phan Khôi thường kèm theo những ví dụ minh họa.

Chẳng hạn để chứng minh cho luận điểm phụ nữ là đối tượng trung tâm mà văn học hướng đến, Phan Khôi viện dẫn những tác phẩm văn học có giá trị lớn trong nền văn học cổ điển đều xoay quanh chuyện về phụ nữ: từ

Kinh thi đến những sáng tác kinh điển của các nhà thơ bậc nhất trong nền đại Đường thi: Khuất Nguyên (Sở từ), Lý Bạch(hầu hết các tác phẩm), Đỗ Phủ (Giai nhân), Bạch Cư Dị (Tỳ bà hành) của Trung Quốc, từ Kinh Thánh của Thiên Chúa giáo với quyển Nhã ca của Salomon, rồi đến Việt Nam với

Truyện Kiều của Nguyễn Du, Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn… [PNTV, s2, 9/5/1929 ]; hay để làm rõ sự áp bức trong gia đình đối với nam nữ thanh niên, Phan Khôi đã dẫn ra thông tin về những vụ tự sát liên tục tại Hà Nội: cô Tuyết Hồng, anh Hữu Nghĩa [PNTV, s33, 21/5/1931]; chứng minh cho chế độ đại gia đình không có trước khi thuyết tam cương ra đời, Phan Khôi đưa ra trường hợp Nghiêu Thuấn là bậc đại hiếu nhưng không đồng cư với cha là Cổ Tẩu [PNTV, s96, 20/8/1931].

Nhờ các thao tác trên, các bài viết về vấn đề phụ nữ nói riêng cũng như báo chí nói chung của Phan Khôi luôn có tính duy lí cao, lập luận mạch lạc sáng sủa, chặt chẽ, chứng liệu rõ ràng, có sức thuyết phục.

2.3.2.2. Ngôn ngữ, văn phong

Phan Khôi vốn là học giả từ ng đặt vấn đề xây dựng câu văn quốc ngữ như một khâu quan trọng tạo tiền đề cho việc hiện đại hóa văn học62

.Là một

62 Phan Khôi từng “cảnh cáo các nhà học phiệt” với lối ngôn ngữ hàn lâm, kinh viện, cách viết rắc rối, tù mù, khó hiểu. Ông phát biểu “đọc mà thấy những chỗ ấy, làm cho tôi tức đà muốn chết”. Ông tuyên bố: “văn phải viết đâu ra đó như lời giao kèo hay lời quan tòa nghị án, hãy đào huyệt mà chôn cái giọng văn khoa cử ngày xưa đi cho tuyệt”. [“Bàn về việc dịch sách Phật”, Trung lập, s6538, 12/9/1931] Quan điểm đó được bộc lộ nhất quán với cách viết, cách sử dụng ngôn từ của Phan Khôi.

cây bút uyên bác, thông thái nhưng lối viết, cách diễn đạt của Phan Khôi lại rất đỗi “bình dân”, gần gũi. Đó là kiểu ngôn ngữ “thật rõ, thật gọn mà lại dễ hiểu” [PNTV s74, 16/10/1930].

Nhà nho tân tiến Phan Khôi đã gần như thoát ly khỏi những từ Hán văn. Thay vào đó là những tục ngữ, thành ngữ dân gian. Khẩu ngữ cũng được sử dụng một cách phóng túng, tạo ra lối diễn đạt thoải mái, không có chút gò ép. Chẳng hạn, ông viết: “Vợ chồng mà không chăn gối, thôi còn vợ chồng làm quái gì; Tình cảnh như vậy cho nên chị ta chửi là đáng kiếp lắm; Sinh biểu cái mốc xì họ!” [Trung lập, s6501, 30/7/1931]. Hay: “Đồ đàn ông voi xé”; “Chưa có nữ quyền mà còn như vậy thay, huống chi một mai có nữ quyền thì đám “thị mẹt” còn lộng cho đến đâu nữa”; “Ở xứ này, có mốc xì chi là cái nữ quyền đâu” [Trung lập, s6354, 23/11/1931]; Ông gọi tục cấm đàn bà góa cải giá là “tục trời đánh”; dùng từ “vua đực”; “vua cái”… Cách diễn đạt, cách sử dụng ngôn ngữ tự nhiên, bình dị như đời sống, khiến những bài viết của ông dễ tiếp nhận với phần đông độc giả.

Văn Phan Khôi không có lối nói sáo ngữ , đăng đối - chịu ảnh hưởng của lối học từ chương. Bao giờ ông cũng có thái độ rạch ròi, dứt khoát về vấn đề đang bàn luận, phô diễn trực tiếp những gì ông nghĩ. Chẳng hạn: “Tôi phải lấy làm lạ, sao thánh hiền đã dạy người ta ở có hiếu với mẹ, ở có nghĩa với vợ, mà lại đi khinh đàn bà?” [PNTV, s5, 30/5/1929]; “Riêng phần tôi, từ hồi có trí khôn đến giờ, tôi gườm gườm coi cái chế độ ấy là thù, hôm nay, tôi đem kiện nó trước tòa án công chúng!”; “ai nấy cũng phải xỉ vào cái chế độ nặng nề kia mà khống cáo nó như tôi vậy” [PNTV, s25, 17/10/1929]; Tôi phải vì nhân đạo mà căm tức, tức cho sự bất bình đẳng giữa loài người!” [PNTV, s95, 13/8/1931]; “Lễ pháp với giáo hóa! Đồ sát nhơn! Đồ ăn thịt người!; “Than ôi, xã hội ta biết bao nhiêu người đã chết dưới cái lý ấy non

một ngàn năm nay, mà ngày nay còn đòi đem nó ra để giết họ nữa ư?” [PNTV, s99, 17/9/1931]… Sự minh bạch, ráo riết ấy trong văn phong tự nó nói lên cá tính của người cầm bút - “văn là người”63

.

Trong khi lập luận, ông thường có giọng điệu trào phúng, dí dỏm, ví dụ: “Tôi chẳng phải thầy thuốc thơm quen tay trị bệnh xã hội đâu. Tôi chẳng qua là một người khai thiệt ra cái xã hội này đau gì trong khi có nhiều kẻ vì cớ gì đó mà giấu giếm” [PNTV, s83, 21/5/1930]; “bởi vì, đi ăn cướp ai hồi gà mới gáy, kêu cửa kêu ngõ om sòm, làm mất giấc ngủ vợ chồng cô Tẩu, bà ấy vốn cay nghiệt, liệu có dậy vác cây mà phang cho không” [PNTV, s96, 20/8/1931]…

Và còn có lúc rất sỗ sàng: “vùi dập bớt những cái chó má của đáng trượng phu Việt Nam đi” [Trung lập, s6354, 23/1/1931]; “Hầu hết thức giả Việt Nam thỉnh thoảng cũng thở ra những câu như vậy” [PNTĐ, s5,15/10/1933]; “Việc ấy tôi cho là thối lắm”; “tôi sẽ ăn cứt cho con ông” [PNTĐ, s19, 21/1/1934]….

Trái ngược với kiểu văn chương “bình dân” của Phan Khôi, Phạm Quỳnh lại có một lối văn quý phái, hàn lâm, hoa mĩ. Giọng văn cũng nghiêm nghị khác với lối châm biếm hài hước của Phan Khôi. Trong khi Phan Khôi dùng nhiều tiếng Nôm, Phạm Quỳnh rất chuộng chữ Nho.

Những bài báo cùng viết về một vấn đề phụ nữ của hai tác giả, có sự khác biệt rõ về văn phong. Chẳng hạn, khi bàn về nữ học, Phan Khôi có những câu văn gãy gọn, ý tứ minh bạch, với lối diễn đạt đơn giản:

Sự học của phụ nữ ngày nay, không những để làm vợ, làm mẹ, mà để làm người nữa. Ngày xưa chỉ học làm vợ, làm mẹ, tự nhiên phải không đủ mà

63

Trái ngược với phong cách báo chí , Phan Khôi bị coi là mô ̣t phong cách dở trong khu vực thi ca: Chất Hằng (đã dẫn) đã thẳng thừng về thơ Phan Khôi như sau: “thơ ông cũng hùng hổ như ông, hay là khắc khổ như văn xuôi của ông, hoă ̣c nha ̣t nhẽo vô duyên như hình dáng của ông”.

làm người. Bây giờ cứ nói như bên nam mà học làm người đi. Hễ làm người được thì làm vợ làm mẹ được, có khi rồi cũng không cần phải học riêng sự làm vợ làm mẹ nữa. Cái mục đích của sự nữ học hiếm có ở xứ ta xưa nay, chỉ ở bốn chữ “lương thê hiền mẫu”. Dạy cho họ như thế hằng ngàn năm nay, mà cái công hiệu ra sao cũng đã thấy rồi. Bây giờ tưởng nên đổi cái mục đích ấy đi, dạy cho họ làm người đi. Ấy là vài lời chúng tôi muốn đem hiến cho nhà đương đạo mới vừa cầm lấy quyền giáo dục trong xứ ta.

[PNTĐ, s2, 24/ 9/1933]

Câu văn của Phạm Quỳnh lại kéo dài, thì được săn sóc một cách điệu đà, giọng văn trang nhã:

Cái đức người đàn bà bên Đông phương ta, không lọ là phải đánh đông dẹp bắc, không lọ là phải tranh nhau nam nữ bình quyền, không lọ là phải nghiên cứu đến các vị hành tinh, không lọ là phải suy xét phép kỷ hà học. Dù có học hành, cũng chỉ cốt trong tứ đức, nữ công sao cho chuyên cần, nữ dung sao cho yểu điệu, nữ ngôn sao cho hòa thuận, nữ hạnh sao cho chính chuyên, đối với cha mẹ giữ lấy chữ hiếu, đối với gia đình giữ lấy chữ hòa lạc, đối với con giữ lấy chữ nhân ái cù lao, đối với nhân quần giữ lấy chữ thiện phúc đức, thế là bậc nữ lưu đệ nhất, thế là đủ

[“Đàn bà Đông phương”, Nam Phong, s101, 1925]

Trong một câu, chữ Nho chiếm gần hết, khiến văn phong có vẻ trịnh trọng, “bệ vệ” đến mức nặng nề.

Hay khi bàn về vấn đề gia đình,(không nói đến chuyện Phan Khôi đả phá sự áp chế trong gia đình, còn Phạm Quỳnh lại lo lắng cho kỷ cương của nó), văn phong cũng rất khác biệt. Phan Khôi viết:

Do cái lẽ tấn hóa của nước ta nó đi từng bước, mà cái chế độ gia đình đến ngày nay mới thành ra vấn đề, cầu giải quyết trước mặt chúng ta. Cái vấn đề ấy rút lại trong mấy câu nầy : Bởi những sự thay đổi của kinh tế, tư tưởng, pháp luật, tóm lại là sự biến động của xã hội, mà cái chế độ gia đình xứ ta không thích hiệp nữa, thì bây giờ nên làm thế nào? Nói rõ ra, ấy

là kẻ bề dưới trong một gia đình ngày nay, khi đã đến tuổi trưởng thành rồi, thì mong được độc lập, không chịu quyền bó buộc của bề trên nữa, như vậy có được chăng? Nếu bảo là được, thì cái chế độ ấy nên sửa đổi thế nào cho thích hiệp? ấy cái vấn đề gia đình xứ ta ngày nay như vậy đó. Chúng ta lo mà giải quyết sớm đi. Không giải quyết thì cứ còn có người chết oan hoài, chết cho đến bao giờ vấn đề ấy được giải quyết.

[PNTV, s83, 21/5/1931]

Phạm Quỳnh thì viết:

Ngày nay gia đình ở ta thật không có kỷ cương gì cả, đến nhà danh giá thế phiệt cách cư xử cũng thấy phóng túng hơn xưa. Nhiều người không lấy chốn gia đình làm trọng nữa, không những thế, lại coi gia đình là một sự bó buộc mình, chỉ muốn thoát ly cho khỏi. Làm con thì lấy cái quyền cha mẹ làm nặng, lấy lời khuyên bảo làm phiền, không kể còn có kẻ vô loại đến ăn ở bất nhân, bất hiếu với đấng sinh thành ra mình, đãi cha mẹ tệ hơn kẻ ăn người ở. Hạng ấy không phải là không nhiều. Thủ phạm gây ra cái vạ luân thường đảo điên, gia đình tan nát là những người đòi nữ quyền, đòi tự do, nhất là đòi tự do kết hôn, bất chấp quyền của cha mẹ, quyền của gia đình, không chủ trì cái gia đạo, coi sóc trong việc nhà, mà thành một vật trang hoàng để phô bày nơi đàn điếm.

[Nam phong, s21, 1918]

Không “trực ngôn”, thẳng thắn như Phan Khôi, Phạm Quỳnh “có chua chát cũng chua chát một cách xa xôi” (Vũ Ngọc Phan), “giọng văn vẫn trang nhã ngay cả những chỗ chê bai”.

Có thể nói, văn báo chí của Phan Khôi thu hút sự chú ý , lôi cuốn đô ̣c giả nhờ chất tranh biện và lối biểu đạt dí dỏm (humour). Văn phong của Phan Khôi có sự tương đồng với lối viết của Hoàng Tích Chu - một cây bút độc đáo với kiểu “văn cộc” khác biệt đương thời64

. Phan Khôi là một trong

64 Đầu những năm 20, diễn ra cuộc tranh luận về lối văn Hoàng Tích Chu. Hoàng Tích Chu được xem như người đi tiên phong trong việc vận dụng chữ quốc ngữ vào viết sách, báo với thứ “văn cộc”, tạo ra những phản ứng trái chiều. Nhiều người chê lối văn của đó không “kêu” và nêu cao lí tưởng về một lối văn “dài thuột, bóng bẩy”. Phan Khôi lại khẳng định sự tân tiến, hữu dụng của

những nhà báo đầu tiên với cách viết câu văn gãy gọn, trình bày tư tưởng dễ hiểu, dễ thuyết phục độc giả, tạo những ảnh hưởng tích cực cho việc hiện đại hóa nền quốc văn.

Tiểu kết

Các bài báo về vấn đề phụ nữ là những diễn ngôn bình đẳng giới đã góp phần không nhỏ làm nên tên tuổi Phan Khôi. Đặt trên bình diện chung vấn đề phụ nữ được các học giả đầu thế kỷ XX quan tâm, phạm vi bàn luận vấn đề phụ nữ của Phan Khôi là phong phú (nữ quyền, chế độ đại gia đình, hôn nhân tự do, trinh tiết, giáo dục, chính trị, thể thao, trang phục). Về tính chất, trong khi nhiều tác giả cùng thời vẫn không thoát khỏi những tiêu chuẩn đạo đức truyền thống của Nho giáo về người phụ nữ thì Phan Khôi đã hoàn toàn bước qua được rào cản đó, tố cáo những gì phản nhân sinh, bênh vực quyền lợi xứng đáng cho họ. Có thể xem Phan Khôi là tác giả Việt Nam đầu tiên phê phán Nho giáo (thực chất là Tống Nho) đàn áp phụ nữ một cách hệ thống, hô hào mọi người học tập tinh thần duy lý của Tây phương, mở màn cho TLVĐ cũng như cho phong trào Âu hóa ào ạt vào đầu thập niên

Một phần của tài liệu Vấn đề phụ nữ trong trước tác của Phan Khôi (Trang 80)