Phụ nữ trong môi trường gia đình

Một phần của tài liệu Vấn đề phụ nữ trong trước tác của Phan Khôi (Trang 43)

7. Các chữ viết tắt

2.1.2.Phụ nữ trong môi trường gia đình

2.1.2.1. Vai trò và vị trí của người phụ nữ trong gia đình

Trước thực tế nhiều phụ nữ ở thành thị “không biết công việc làm ăn, không hiếu thuận với gia nương, thậm chí say mê chơi bời, không nghĩ đến chồng con nữa”, khiến giới nữ bị đánh đồng rằng “đều đã đổ đốn như vậy cả”, Phan Khôi đã khẳng định lại về giá trị truyền thống của người phụ nữ trong gia đình, họ tộc, đặc biệt là người phụ nữ ở nông thôn, với “cái nề nếp đã lâu lắm, bền vững lắm”, mà “sau này xã hội ta được tấn bộ nhiều, cũng có một phần lớn nhờ ở đó”.

Trước hết là vai trò của phụ nữ trong lao động sản xuất để duy trì cuộc sống gia đình. Phan Khôi khảo luận trong tục ngữ, phong dao về công sức lao động của phụ nữ và khẳng định: “cái công khó của phụ nữ ta đối với gia đình thật là hơn đàn bà nước nào hết”24

. Ngoài chuyện tề gia nội trợ, còn trăm thứ việc nặng nhẹ trong sản xuất nông nghiệp ở nông thôn mà người phụ nữ ghánh vác với chồng không quản ngại. Rồi canh cửi, dệt lụa, buôn bán - là những việc “gần như đàn ông không biết tới”. Người phụ nữ một tay thu vén, tạo ra tài sản chính cho gia đình và cao hơn còn “giúp đỡ sự sống cho cả xã hội nữa”. Đặc biệt đáng ngợi ca là những người phụ nữ nuôi chồng học hành, theo đòi cử nghiệp hoặc gánh vác gia đình cho chồng đi lính.

Bên cạnh đó, Phan Khôi đánh giá cao vai trò của người phụ nữ trong việc giáo dưỡng con cái, tạo nền tảng cho xã hội. Qua những trường hợp của Việt Nam như mẹ ông Nguyễn Cao25 hay của Trung Hoa như bà Vương Thạc Nhân, mẹ ông Cố Viêm Võ26, Phan Khôi trực tiếp bày tỏ quan niệm của mình về tầm quan trọng của vấn đề “mẫu giáo”: “…sự tập rèn bồi dưỡng cho thành ra một bậc vĩ nhân như vậy, ta phải nhìn nhận là công của người hiền mẫu. Trông trong nước có nhân tài mà không trông ở cái khí thiêng chung đúc của non sông, thật không bằng trông ở sự giáo hóa của người từ mẫu vậy”. Thiên chức “mẫu giáo” của người phụ nữ cũng được Phan Khôi xem như chức phận của họ với quốc sự một cách gián tiếp (sẽ đề cập ở phần sau). Sự nhìn nhận của Phan Khôi đã đối lập lại với quan niệm của Nho giáo từng tồn tại bao đời nay, xem người phụ nữ chỉ có nghĩa vụ duy trì nòi giống, là “cái máy đẻ”, là “cái đồ chơi vui, vật mọn của bọn nam nhi”.

24 “Theo tục ngữ phong dao xét về sự sanh hoạt của phụ nữ nước ta [PNTV, 1929]

25 “Việt Nam phụ nữ liệt truyện”[PNTV, s7, 13/6/1929];

Cách nhìn của Phan Khôi về vai trò của người phụ nữ trong gia đình cũng là ý kiến chung của học giả đương thời. Từ người thủ cựu tới cấp tiến đều đề cao vai trò của người phụ nữ với tư cách là người vợ, người mẹ27

.

2.1.2.2. Giải phóng phụ nữ trên phương diện gia đình

Đả phá chế độ đại gia đình

Theo Phan Khôi, chế độ đại gia đình là “cái họa áp chế” người phụ nữ. Chế độ này có gốc rễ từ thuyết “tam cang” của Hán Nho, với mục đích phục vụ cho cuộc trị an cho nhà vua. Với mô hình đồng cư, mỗi một thành viên nam nữ trong gia đình đều bị khép vào khuôn khổ, chịu sự áp đặt của người gia trưởng. Trong các bài viết của Phan Khôi, việc “nhận thức lại chánh thể chuyên chế”, chủ trương giải phóng thế hệ trẻ, đặc biệt là phụ nữ khỏi sự áp chế của cái khung đại gia đình trung cổ được tác giả kiên trì theo đuổi bằng những lý lẽ thuyết phục28

. Bắt đầu từ bài khảo luận kéo dài nhiều số trên

PNTV năm 1929 Theo tục ngữ phong dao xét về sự sanh hoạt của phụ nữ nước ta, Phan Khôi đã phân tích thấu đáo để chỉ ra những thiệt thòi mà

27

Trong mục “Nhời đàn bà”, Nguyễn Văn Vĩnh cũng đánh giá cao vai trò của người phụ nữ trong sản xuất và tạo lập kinh tế gia đình, đặc biệt sự đảm đang tần tảo của người phụ nữ đã góp phần nuôi sống gia đình, nhất là những gia đình có người chồng theo đương khoa cử, học hành, không trực tiếp lao động [Đại Nam ĐCTB, s3, 11/4/1907]. Dưới tiêu đề Thế lực người đờn bà, Sương Nguyệt Anh khẳng định: “Có đờn bà mới sinh ra thánh hiền, hào kiệt, mới có người tô điểm non sông; không có đàn bà thì loài người ắt tiêu duyệt, thế giới hưu quạnh như cù lao hoang, đâu là nhà “triết hoc”, nhà “văn hóa”, nhà “chánh trị”, đâu là nhà “kinh tế”, nhà “cách trí”, nhà “giáo dục” và hết thảy các hạng người ở trên trái đất này.” [NGC, s1, 1/2/1918]. Nguyễn Song Kim trong bài viết Đạo đàn bà [NGC, s18, 14/6/1918] nhấn mạnh vai trò “nội tướng trong nhà” của phụ nữ. Trong gia đình, khi vai trò của người đàn ông quá mờ nhạt, “chỉ biết cái đại khái mà thôi”, “chỉ có ở đấy làm vì mà thôi”, thì phụ nữ là người quan xuyến tất cả, từ lo lắng công việc gia đình nhà chồng, thờ cha mẹ chồng, cùng chồng ghanh vác nuôi gia đình, đến cách đối nhân xử thế để giữ được trong ấm ngoài êm.

28

“Theo tục ngữ phong dao xét về sự sanh hoạt của phụ nữ nước ta” [PNTV, s5 (30.5.1929); s7 (13.6.1929); s8 (20.6.1929); s9 (27.6.1929); s10 (4.7.1929); s12 (18.7.1929); s13 (25.7.1929); s14 (1.8.1929); s15 (8.8.1929); s17 (22.8.1929); s18 (29.8.1929)]; “Luận về phụ nữ tự sát” [PNTV, s22, 26/9/1929]; “Gia đình ở xứ ta, nay cũng thành ra vấn đề rồi” [PNTV, s83,21/5/1931]; “Cái chế độ gia đình nước ta đem gióng với luân lý của Khổng Mạnh” [PNTV, s85, 4/6/1931]; “Sự lập thân của thanh niên nam nữ đời nay” [PNTV, s87, 18/6/1931]; “Lại nói về tam cang với ngũ luân” [PNTV, s89, 2/7/1931]; “Một cái hại của chế độ đại gia đình: Bà gia với nàng dâu”, s96, 20/8/1931]; “Giải quyết một vấn đề gia đình” [PNTV, s159, 14/7/1932].

người đàn bà phải chịu trong gia đình. Chẳng hạn như “sự ép duyên, sự chia gia tài, sự mẹ chồng hành hạ, sự bà con bên chồng dằn thúc, sự cách biệt nhau trong khi mới lấy chồng” (điểm này Phan Khôi nhấn mạnh như một “bổn tính tự nhiên” của con người, là quyền của người đàn bà trong ái tình, nhưng các nhà nho luôn nhân danh đạo đức mà cho là phàm tục)… Ông thẳng thắn chỉ ra cái gọi là “luân lý gia đình”, là “quốc túy” thực chất lại “toàn là xiềng xích gươm đao để trói buộc đâm chém nhau”: “gia đình luân lý! Lần này phải có tôi là kẻ nhẫn tâm nầy để xỉ tướng ngài ra!”. Chính chế độ đại gia đình “đầy đọa người đàn bà như một người nô lệ và cất mất cả nhân cách của họ”.

Đương thời, hiện tượng tự sát ở nhiều cô gái trẻ gây chấn động xã hội. Nếu “mấy ông đại nho, mấy ông lão thành” đều cho đó là hành động dại dột, kết tội bất hiếu, cướp công cha mẹ, vô trách nhiệm với xã hội thì Phan Khôi lại nhìn nhận như bản lĩnh thoát khỏi cái gông lễ giáo, chế độ đại gia đình áp chế. Ông gióng hồi chuông cảnh báo rằng: “gia đình ở xứ ta, nay cũng đã thành ra vấn đề rồi” và mong muốn chấn chỉnh hiện trạng đó: “mỗi một gia đình, người gia trưởng phải có kiến thức sâu xa, phải có độ lượng khoan đại, chớ vụ cho thỏa lòng tư dục của mình, mà phải đoái đến cái tương lai của nước nhà, của nòi giống, liệu mà nới bớt trói buộc cho người phụ nữ dưới quyền mình, thì cái họa tự sát lần lần tiêu đi được”29

.

Đặc biệt, ông khẳng định mối bất cập lớn của chế độ đại gia đình là chuyện xung đột mẹ chồng - nàng dâu, trong đó, người bị đè nén luôn là nàng dâu, bởi nhẽ: “ai nấy đã tin lời Tống Nho, ông La Tùng Ngạn nói: “trong thiên hạ chẳng có cha mẹ nào là không phải. Dựa câu ấy làm xương sống, bên bà gia càng được trớn mà phũ phàng thêm, bên nàng dâu càng bị

đè mà căm tức thêm, vì đó nhiều khi đã sinh ra sự đại biến trong gia đình”30 . Phan Khôi phân tích để vạch rõ việc “bà gia ngược đãi nàng dâu” (chửi bới, đánh đập, chia rẽ tình vợ chồng đến nỗi phải bỏ mạng) là sự “bạo ngược vô đạo thứ nhứt” của luân lý gia đình ta.

Lối đại gia đình như một cơ chế quyền lực lỗi thời, phản tiến hóa cho thế hệ trẻ và càng khiến những “con người thấp kém” như phụ nữ mất quyền tự chủ. Phan Khôi đề xuất chuyển từ mô hình đại gia đình sang mô hình gia đình hạt nhân. Đây là vấn đề lần đầu tiên được Phan Khôi khởi xướng, hơn thế, nó còn mang tính chất thời sự cho cả một thế kỷ. Tính chất mẫn cảm này càng khẳng định vai trò tiên phong quyết liệt trong tư tưởng của Phan Khôi.

Chế độ hôn nhân

Khác với các học giả đầu thế kỷ XX không ủng hộ vấn đề tự do yêu đương31

, Phan Khôi đứng về phái tân tư tưởng, vì hạnh phúc cá nhân. Ông cực lực lên án quan niệm xem hôn nhân là việc chung của gia tộc, là quyền của cha mẹ, con cái chỉ có nghĩa vụ phụng mệnh và chỉ ra đó chính là một trong những nguyên nhân lớn nhất đẩy số phận người phụ nữ vào bi kịch, đồng nghĩa là một chế độ sát nhân gián tiếp.

Trong bài khảo luận về tục ngữ, phong dao, ông bàn về thực trạng này: “Hễ cha mẹ đã có quyền ép được thì cứ việc ép, đặt đâu ngồi đó, nào có nghĩ gì đến cái ái tình của con cái… Xét lại, cha mẹ mà sở dĩ hay ép con, là vì ham giàu”. Bởi lẽ, tâm lý của người con gái “thường trái với tâm lý cha mẹ, nghĩa là không ham giàu, mà lấy cái duyên với nhau làm trọng” - nhưng “tiếc thay vì cái chế độ gia đình ép buộc, làm cho nó không nảy nở ra được (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

30“Một cái hại của chế độ đại gia đình”: Bà gia với nàng dâu” [ PNTV, s96, 20/8/1931].

31 Quyền lợi của cộng đồng, của gia đình được đặt lên trên vì “đạo kết hôn của con người cốt ở hạnh phúc và truyền chủng. Việc hôn nhân rất quan trọng nên phải để cho cha mẹ là những người có kinh nghiệm, trách nhiệm và kiến thức quyết định” [Nguyễn Bá Học, năm 1920] . Hay do “phong hóa mình là còn ở vào cái gia tộc chủ nghĩa, mà phong hóa người ta về thời xã hội chủ nghĩa, cho nên tư cách độc lập mình chưa có mấy chút, mà sự phục tòng, không muốn phục tòng cha mẹ còn phục tòng ai?” [Đạm Phương, năm 1918].

mà lại tiêu mòn dần đi”. Phản nhân văn hơn còn là những hủ tục “cướp đi tuổi xuân” của người con gái như ép phải lấy chồng trẻ con, hoặc ông lão. Và chung qui, hệ quả cuối cùng là làm méo mó phong hóa dân tộc:

Người con gái bị ép ấy về sau trở nên làm mẹ, thì cũng hùa theo chế độ ấy của đàn ông bày ra mà ép con mình nữa. Cái cuộc “trả thù xuống” ấy cứ nối nhau mãi đời nọ sang đời kia, không ngày nào dứt. Cũng vì đó mà xã hội càng ngày càng thấp hèn, càng ngày càng dơ đục, chỉ biết tiền bạc là quý, mà không kể chi duyên, chi ái tình !

Ông phê phán chế độ ép duyên hủ lậu bằng những luận điểm sâu cay và thâm thúy. Nhân chuyện báo La Courrier de Saϊgon lên án một luật sư “vu cáo, nói oan điều nhơ nhớp cho xã hội” (khi biện hộ cho một Tú bà tên Nguyễn Thị Bạch vì tội đem gả hai thiếu niên mới mười một và mười ba tuổi bằng quan điểm: “cái nghề mãi dâm là thường quá ở trong xã hội nầy, thường cho đến đỗi nó không còn làm hổ nhục bao nhiêu; trong sự gả cưới, nhiều cha mẹ đem con bán cho ai ưng mua mắc là được; hay cha mẹ sanh con gái, thường vui như được một số tiền vốn về sau”), Phan Khôi đã ngụ ý đồng tình với vị luật sư bằng lối nói mỉa:

Chuyện bán dâm là khác, chuyện gả con lấy chồng là khác. Khác nhau như hai việc "cho mướn" và "bán". Bấy lâu nay mình thường dùng những tiếng "mãi dâm, buôn son bán phấn", thành ra mình cho cái nghề mãi dâm là một sự buôn bán. Nên mình mới có thể đem nó mà so sánh với sự gả cưới trong xã hội nầy, như ông trạng sư kia. Chớ kỳ thật thì nó là sự "cho mướn"; còn đám gả cưới mới thật là việc "bán buôn”.

… Mua heo chọn nái, mua gái lựa dòng. Tra vấn cho tới việc của cha mẹ, ông bà hai bên. Tính lợi tính hại, tính tới tính lui. Cần mai mối đặng nói những chuyện mà hai đàng bợ ngợ khó nói ngay mặt nhau. Chừng xem xét

so tính xong xuôi, thì phải làm giấy tờ rõ ràng, có làng xóm, có note thị

chứng. Công chuyện làm đành rành giữa ban ngày, chớ có mù mờ u ám như sự "cho mướn" kia đâu.

Trách ông trạng sư kia đã chuyên môn về luật pháp mà không giữ phương diện pháp luật, lại đứng về phương diện tâm lý mà so sánh thì lánh sao cho khỏi mích lòng xã hội được?

[Trung lập, Sài Gòn, s6988 ,15/4/1933]

Như vậy, Phan Khôi đã gián tiếp khẳng định, việc gả con gái của cha mẹ xưa nay, thực chất là một cuộc buôn bán, tính toán lợi nhuận không hơn. Nó hoàn toàn phản nhân văn và cần phải loại bỏ. Không chỉ với quyền kết hôn, cả quyền ly hôn phụ nữ cũng không thể tự quyết bởi những áp lực vô hình của cha mẹ, thân tộc, dư luận. Nên “dầu gặp sự thất ý, họ cũng phải cắn răng mà chịu”, khiến họ “quanh đi quẩn lại rồi cũng chỉ chịu ép một bề”, “gặp anh chồng không ra chi, cũng phải mang lấy cả đời như mang lấy nợ”.

Bên cạnh việc đấu tranh cho quyền tự do hôn nhân của phụ nữ, Phan Khôi còn phê phán chế độ đa thê của nam giới. Ông bày tỏ sự cảm thông với cảnh ngộ làm lẽ của phụ nữ. Một ví dụ điển hình cũng được xem như đỉnh cao của chế độ đa thê là sự áp chế cung nhân của các bậc đế vương. Ngòi bút sắc sảo của Phan Khôi đã lột trần bản chất dã man của nó:

Một người đàn ông mà cho đến 120 người đàn bà lận, thì chỉ có làm thịt ra mà ăn cả một đời, họa may mới hết!...Thấy những sự đế vương đối đãi cùng phụ nữ như vậy mà ai không tức. Huống chi chính mình phụ nữ đã chịu lấy sự ngược đãi ấy, sự vô nhơn đạo ấy mà cúi đầu nhịn mãi được hay sao? Thế nhưng xưa nay chưa hề thấy trong đám họ có ai ra ý nghịch cùng người ngược đãi mình đó, nghịch cùng cái chế độ áp bách mình đó. Sự ấy không đủ lấy làm lạ, là vì chính cái ông thánh bày ra phép lập 120 vị hậu cung đó cũng có đặt ra lễ giáo, dạy đàn bà một mực phải nhu thuận.

[“Hoàng đề với phụ nữ”, PNTV s36, 9/1/1930]

Ở đây, Phan Khôi đã đụng chạm đến gốc rễ xã hội của câu chuyện ức hiếp khi chỉ ra nguyên nhân sâu xa, căn bản nằm ở chế độ quân chủ chuyên chế, và cho rằng chế độ ấy không có lí do để tồn tại trong bối cảnh hiện đại hóa xã hội.

Quyền cải giá của phụ nữ

Nho giáo, mà chủ yếu là Tống Nho, từ thế kỷ X vì phục vụ cho tầng lớp thống trị và lợi ích của đàn ông, càng nhấn mạnh những đòi hỏi về tiết hạnh đối với phụ nữ, nhất là cách nhìn mang tính điển chế hóa đối với người quả phụ (không khuyến khích họ tái giá) và đề cao mẫu người phụ nữ thủ tiết và tuẫn tiết. Qua một loạt bài viết sắc sảo32, Phan Khôi đã cực lực bài bác quan niệm “sát nhân, ăn thịt người này”.

Cho đến những năm đầu thế kỷ XX, câu chuyện trinh tiết vẫn được quan niệm rất khắt khe. Những nhà nho duy tân (vốn có tinh thần phê phán Tống Nho mạnh mẽ) vẫn thể hiện lập trường bảo thủ của Tống Nho về đời

Một phần của tài liệu Vấn đề phụ nữ trong trước tác của Phan Khôi (Trang 43)