Vai trò của phép thế trong việc tổ chức văn bản xã luận báo Hà Nội Mớ

Một phần của tài liệu Đặc điểm sử dụng các phép liên kết trong văn bản xã luận báo Hà Nội mới (trên tư liệu từ năm 2004 - 2006[ (Trang 101)

- Dùng từ đồng nghĩa, gần nghĩa và trái nghĩa

3 Phép quy chiếu 1 Nhận xét chung

4.2 Vai trò của phép thế trong việc tổ chức văn bản xã luận báo Hà Nội Mớ

lại chỉ thu đ-ợc phép thế cho danh từ và mệnh đề. Trong quá trình khảo sát, chúng tôi không thấy xuất hiện tr-ờng hợp nào là thế cho động từ/tính từ và từ ngữ chỉ cách thức đi với động từ, tính từ ấy. Các dữ liệu cụ thể nh- sau:

Bảng 7: Tỷ lệ xuất hiện của phép thế trong 82 văn bản xã luận của báo Hà Nội Mới từ năm 2004 - 2006

STT Phép thế Số lần xuất hiện Tỷ lệ % 1 Danh từ 23 37,7 2 Động từ/Tính từ 0 0 3 Mệnh đề 38 62,3 Các đại từ thay thế th-ờng gặp là: Đó: 27 tr-ờng hợp Đây: 20 tr-ờng hợp

4.2 Vai trò của phép thế trong việc tổ chức văn bản xã luận báo Hà Nội Mới Hà Nội Mới

Kết quả khảo sát cho thấy tuy đ-ợc sử dụng không nhiều trong văn bản xã luận nh-ng không phải vì thế mà chức năng liên kết của nó mờ nhạt. Ví dụ:

"Sách l-ợc ngoại giao của những tháng năm đầu n-ớc nhà mới giành đ-ợc độc lập là sự kết hợp mẫu mực giữa ngoại giao với quân sự và sức mạnh chính trị tổng hợp của đoàn kết nhân dân, giữa đối nội và đối ngoại, là mẫu mực về nghệ thuật nhân nh-ợng có nguyên tắc, trở thành bài học quý giá và còn nguyên giá trị trong hôm nay. Đây chính là nhân tố, là viên

gạch hồng tạo đà cho những thành công vẻ vang của nền ngoại giao Việt Nam tiếp tục trên b-ớc đ-ờng xây dựng và phát triển...

( Khởi nguồn từ những viên gạch hồng đầu tiên, 19/8/2005)

"Đây" trong ví dụ trên thay thế cho cả câu dài tr-ớc nó. Nhờ có đại từ

thay thế mà rút ngắn đ-ợc độ dài của câu, làm cho câu ngắn gọn, hấp dẫn hơn. Không giống nh- trong các thông t-, công văn hành chính, văn phong của xã luận đòi hỏi lập luận phải chặt chẽ, thông tin cung cấp phải linh hoạt và chính xác. Vì thế sự lặp lại ở câu sau các yếu tố từ vựng trong câu tr-ớc tuy giúp cho ý nghĩa của câu cụ thể, rõ ràng nh-ng lại không tạo ra đ-ợc đ-ợc sức hấp dẫn, thuyết phục đối với công chúng. Nếu sử dụng phép thế thì thay vì nhắc lại nguyên văn một bộ phận từ vựng nào đó, ta chỉ cần dùng một đại từ thay thế là đủ. Ví dụ:

"Để xây dựng QĐND vững mạnh về chính trị trong tình hình hiện nay cần tập trung giáo dục CBCS khơi dậy và phát huy những giá trị truyền thống của dân tộc trong điều kiện lịch sử mới. Đó là lòng yêu n-ớc nồng nàn, tinh thần cộng đồng, đoàn kết dân tộc, sẵn sàng xả thân vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì t-ơng lai của đất n-ớc và vì hạnh phúc của nhân dân".

(Nâng cao sức mạnh bảo vệ tổ quốc trong thời kỳ mới, 22 - 12 - 2005)

Đại từ "Đó" làm nhiệm vụ thay thế cho cụm danh từ đ-ợc gạch chân trong ví dụ trên. Nhờ vậy hai câu nối kết chặt chẽ với nhau, câu sau bổ sung và mở rộng ý nghĩa cho câu tr-ớc.

Đây chính là chức năng rút gọn văn bản của phép thế. Số l-ợng từ trong câu giảm nh-ng nội dung vẫn đ-ợc giữ nguyên, thậm chí khả năng biểu đạt của câu chữ còn đ-ợc gia tăng. Chẳng hạn trong ví dụ vừa nêu nếu ta phục hồi ở câu sau yếu tố bị thay thế thì sự thể hiện của nó nh- sau:

"Để xây dựng QĐND vững mạnh về chính trị trong tình hình hiện nay cần tập trung giáo dục CBCS khơi dậy và phát huy những giá trị truyền thống của dân tộc trong điều kiện lịch sử mới. Những giá trị truyền thống

của dân tộc là lòng yêu n-ớc nồng nàn, tinh thần cộng đồng, đoàn kết..."

Có thể thấy, sự phục hồi này khiến cho câu văn bị lặp và đơn điệu. Lựa chọn phép thế để thay thế nh- tác giả là hợp lý hơn cả.

qua thực tế khảo sát chúng tôi thấy cần phân biệt giữa đại từ thay thế với chỉ định từ và với từ chỉ ngôi thứ ba. Cùng là các từ "đó" "đấy" nh-ng nếu đ-ợc dùng kèm với danh từ nh- "ng-ời đó", "việc đấy" thì nó là các chỉ định từ còn nếu nó đ-ợc thay thế cho danh từ, động từ, mệnh đề thì đó là đại từ thay thế. Với tr-ờng hợp từ chỉ ngôi thứ ba và các từ chỉ quan hệ thân tộc, chỉ chức vụ đ-ợc dùng t-ơng đ-ơng với các từ chỉ ngôi thì ít khả năng lẫn hơn Theo quy -ớc ở ch-ơng II, mục 1.2 thì toàn bộ chúng đ-ợc xếp vào phép quy chiếu chỉ ngôi

Ngoài chức năng liên kết và rút gọn văn bản, các đại từ trong phép thế còn có khả năng làm phong phú, đa dạng văn bản. Nhất là trong những tr-ờng hợp mà việc dùng từ đồng nghĩa, từ gần nghĩa đều không áp dụng đ-ợc thì việc sử dụng đại từ thay thế sẽ tránh đ-ợc việc phải lặp lại từ vựng một cách đơn điệu, nhàm chán.

Ví dụ:

"Ai sẽ tham gia cấp uỷ khoá này, từ cơ sở đến trung -ơng, ai vào, ai ra, ai tiếp tục, ai là khuôn mặt mới và ai là khuôn mặt cũ, cũ mà vẫn luôn luôn mới và ai là khuôn mặt cũ, cũ mà vẫn luôn luôn mới về đức, về tài, đ-ợc Đảng, đ-ợc dân thành tâm tin cậy. Đây không phải là sự tò mò, thóc mách chính trị, cũng hoàn toàn không phải là sự bàn luận "rách việc" mà thực sự là mối quan tâm có trách nhiệm, trách nhiệm chính trị sâu sắc, chân thành"

(Đại hội Đảng - Việc Đảng, việc dân, 17/7/2005)

Trong ví dụ vừa nêu "đây " thay thế cho cả câu đứng tr-ớc nó. Sự thay thế này giúp cho cho câu ngắn gọn hơn và khẳng định mối quan tâm tr-ớc Đại hội Đảng. Cũng có thể sử dụng từ "Đó" để thay thế vào vị trí của "Đây".

Một phần của tài liệu Đặc điểm sử dụng các phép liên kết trong văn bản xã luận báo Hà Nội mới (trên tư liệu từ năm 2004 - 2006[ (Trang 101)