Vai trũ của phộp quy chiếu trong việc tổ chức văn bản xó luận bỏo Hà Nội Mới

Một phần của tài liệu Đặc điểm sử dụng các phép liên kết trong văn bản xã luận báo Hà Nội mới (trên tư liệu từ năm 2004 - 2006[ (Trang 98 - 101)

- Dùng từ đồng nghĩa, gần nghĩa và trái nghĩa

3 Phép quy chiếu 1 Nhận xét chung

3.2 Vai trũ của phộp quy chiếu trong việc tổ chức văn bản xó luận bỏo Hà Nội Mới

STT Phép quy chiếu Số lần xuất hiện

Tỷ lệ %

1 Chỉ ngôi 26 12,81 2 Chỉ định 159 78,32

3 So sánh 18 8,87

Số liệu trên cho thấy trong các tiểu loại của phép quy chiếu thì quy chiếu chỉ định đ-ợc sử dụng nhiều hơn cả, chiếm đa số các tr-ờng hợp thống kê đ-ợc. Trong đó, sự kết hợp của danh từ với các chỉ định từ là phổ biến. D-ới đây là số lần xuất hiện của các chỉ định từ tiêu biểu:

Này - 55

ấy - 34

Đó - 38

Trên - 25

Một số từ không th-ờng xuyên khác (qua, tiếp, nay): 7

3.2 Vai trũ của phộp quy chiếu trong việc tổ chức văn bản xó luận bỏo Hà Nội Mới. Hà Nội Mới.

Là một trong những phép liên kết có số lần sử dụng lớn trong các văn bản xã luận đ-ợc khảo sát, phép quy chiếu không chỉ làm nhiệm vụ nối kết chặt chẽ về nội dung ý nghĩa giữa các câu mà một số chức năng khác của nó cũng đ-ợc thể hiện.

Tr-ớc hết là chức năng đồng nhất đối t-ợng. Từ kết quả thống kê cho thấy phép quy chiếu có sức thay thế rất lớn, nhất là với phép quy chiếu chỉ định. Sự kết hợp giữa danh từ đ-ợc nhắc đến ở câu tr-ớc với các chỉ định từ

này, kia, ấy, nọ thành một tổ hợp từ (cụm danh từ) ở câu sau, có thể thay thế cho hầu hết tất cả các đối t-ợng đ-ợc nêu. Có nghĩa là chủ thể của hai câu liền nhau trở nên đồng nhất trong quy chiếu.

Ví dụ:

Thành tựu của công cuộc đổi mới đất n-ớc, do Đảng khởi x-ớng và lãnh đạo, đang chứng minh sự kế thừa xuất sắc của thế hệ sau đối với sự nghiệp cách mạng của cha anh. Những thành tựu ấy càng thêm khẳng định cách mạng tháng Tám không chỉ đem lại độc lập tự do, còn đem lại cơm no - áo ấm cho nhân dân và phồn vinh cho đất n-ớc".

(Phát huy truyền thống yêu n-ớc và tinh thần Cách mạng Tháng Tám, đ-a Thủ đô phát triển trên tầm cao mới - 19/8/2004)

Trong ví dụ trên, cụm từ "Những thành tựu ấy" có chức năng định loại và thay thế cho chủ tố ở các câu tr-ớc là "Thành tựu của công cuộc đổi mới đất n-ớc do Đảng khởi x-ớng và lãnh đạo".

Trên thực tế phần lớn những sự kếp hợp với chỉ định từ là của danh từ. Tr-ờng hợp này trong ngữ pháp chính là sự mở rộng danh từ. Những tr-ờng hợp khác là sự kết hợp của động từ hay tính từ ở câu tr-ớc với các chỉ định từ tạo thành một danh từ mới. Đây là quá trình danh ngữ hoá động từ/ tính từ.

Ví dụ:

Năm nay, giáo giới cả n-ớc kỷ niệm ngày truyền thống của mình trong niềm vui sự nghiệp giáo dục nói chung và đội ngũ giáo viên nói riêng đang đ-ợc Đảng, Nhà n-ớc và nhân dân hết sức quan tâm. Sự quan tâm ấy thể hiện ở mức đầu t- của Nhà n-ớc dành cho giáo dục năm 2004 đã tăng 2,7 lần so với năm 1998...

Trong ví dụ vừa nêu, "quan tâm" là động từ ở câu tr-ớc, nó đ-ợc quy chiếu ở câu sau bằng cách danh ngữ hoá động từ, và vì thế cả hai câu đều h-ớng tới một sự việc, đó là sự quan tâm của Đảng và Nhà n-ớc tới giáo dục và những biểu hiện của nó.

Những sự kết hợp theo kiểu này diễn ra phổ biến, có thể nói hầu nh- bất cứ đối t-ợng hay sự kiện nào cũng quy chiếu đ-ợc theo cách kết hợp

này. Hơn thế, giữa các chỉ định từ, có thể thay thế dễ dàng cho nhau mà nội dung và sắc thái ý nghĩa không bị biến đổi. Chẳng hạn, ở ví dụ trên nếu ta thay đổi chỉ định từ "ấy" bằng "này" "đó"

- Sự quan tâm này - Sự quan tâm đó

thì vẫn đảm bảo đ-ợc tính liên kết và nội dung ý nghĩa không đổi. Có lẽ chính nhờ lợi thế này mà phép quy chiếu chỉ định có thể hạn định đ-ợc đối t-ợng một cách rõ ràng và đ-ợc sử dụng với tỷ lệ lớn trong các văn bản xã luận.

Về phép quy chiếu chỉ ngôi và quy chiếu so sánh, tuy không đ-ợc dùng rộng rãi nh- quy chiếu chỉ định nh-ng bên cạnh nhiệm vụ nối kết, nó còn có thể cung cấp các thông tin phụ, bổ sung ý nghĩa cho câu. Điều đặc biệt là ý nghĩa mà các thông tin này mang đến ở dạng ngầm ẩn. Nhờ vậy mà cách diễn đạt trong các văn bản xã luận trở nên linh hoạt, không đơn điệu, nhiều tr-ờng hợp các sự so sánh, biểu hiện ấy còn mang giá trị biểu cảm riêng.

Ví dụ:

(1) Cũng nhờ chọn đúng thời cơ mà sức mạnh của nhân dân ta trong Cách mạng Tháng Tám đã đ-ợc nhân lên gấp bội, đã tiến hành Tổng khởi nghĩa thành công trong phạm vi cả n-ớc trong thời gian ngắn. Bài học lớn nữa là vấn đề xây dựng và sử dụng sức mạnh của một cuộc cách mạng.

( Giá trị vĩnh cửu của Cách mạng Tháng Tám - 19/8/2005)

Câu thứ nhất không hề đề cập đến việc "chọn đúng thời cơ" là một bài học lớn. Thế nh-ng chỉ với từ "bài học lớn nữa" ng-ời đọc có thể hiểu đ-ợc dụng ý của ng-ời viết. Thêm vào đó từ "nữa" đứng đằng sau có nghĩa ngầm chỉ tr-ớc đây đã có một bài học lớn và đây là bài học tiếp theo.

(2).... Nhiều chính sách, chế độ nhằm hỗ trợ, động viên, khuyến khích ng-ời thầy v-ợt qua khó khăn, hoàn thành nhiệm vụ đã đ-ợc thực thi. Với hơn 3 vạn thầy, cô giáo của Hà Nội, sự quan tâm ấy còn cụ thể hơn, thiết thực hơn, thể hiện việc Thành uỷ, UBND thành phố đã kịp thời ban hành các chỉ thị, xây dựng kế hoạch thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Trung -ơng, phù hợp với điều kiện và yêu cầu của Thủ đô.

Trong ví dụ vừa nêu, bản thân từ "hơn" đã mang hàm ý so sánh, đối chiếu. Nhờ có hai cụm từ "cụ thể hơn, thiết thực hơn" không chỉ nội dung giữa hai câu đ-ợc nối kết mà còn nhấn mạnh đ-ợc ý tác giả ở câu sau.

4 Phép thế

4.1 Nhận xét chung

Phép thế chỉ chiếm 7,83% trong tổng số các phép liên kết thu đ-ợc từ

Một phần của tài liệu Đặc điểm sử dụng các phép liên kết trong văn bản xã luận báo Hà Nội mới (trên tư liệu từ năm 2004 - 2006[ (Trang 98 - 101)