Phép lặp từ vựng

Một phần của tài liệu Đặc điểm sử dụng các phép liên kết trong văn bản xã luận báo Hà Nội mới (trên tư liệu từ năm 2004 - 2006[ (Trang 93)

2 - Dùng từ gần nghĩa - Dùng từ đồng nghĩa - Dùng từ trái nghĩa 11 16 8 4,43 6,45 3,23

2.2 Vai trò của phép liên kết từ vựng trong việc tổ chức văn bản xã luận báo Hà Nội Mới luận báo Hà Nội Mới

- Phép lặp từ vựng

Lặp từ vựng là một hiện t-ợng phổ biến trong liên kết văn bản. Nó đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì chủ đề của một văn bản. Thực tế thì việc nhắc lại ở câu sau một hay một số bộ phận từ vựng đã có trong câu tr-ớc làm cho giữa các câu này cùng có chung thành tố, cùng đề cập đến một sự kiện, hiện t-ợng, vì thế mà nội dung của chúng đ-ợc nối kết với nhau.

Về mặt hình thức, các yếu lặp th-ờng dễ nhận biết, tuy có thể chúng không cùng một chức năng ngữ pháp trong các câu khác nhau. Về mặt sử dụng, phép lặp từ vựng đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo tính rõ ràng, chính xác cho nội dung ý nghĩa đ-ợc đề cập đến ở các câu. Hơn nữa, nó còn giúp cho sự liên kết giữa các câu này chặt chẽ. Có lẽ chính nhờ lợi thế này mà phép lặp đ-ợc dùng phổ biến hơn cả là trong các văn bản thuộc phong cách khoa học và phong cách hành chính công vụ. Đối với văn bản thuộc các loại phong cách này thì yêu cầu cơ bản là tính rõ ràng, chính xác và minh bạch trong từng luận điểm, luận cứ, luận chứng. Vì thế việc lặp các thuật ngữ, các từ chuyên ngành rất cần thiết trong việc triển khai nội dung của văn bản.

Còn đối với các văn bản thuộc phong cách chính luận nói chung và văn bản xã luận nói riêng vai trò ấy thể hiện nh- thế nào? T- liệu khảo sát qua 82 văn bản xã luận cho thấy so với các tiểu loại khác của phép liên kết từ vựng, số l-ợng phép lặp từ xuất hiện rất lớn (213/779 tr-ờng hợp), song việc sử dụng chúng, nói đúng hơn là sự sáng tạo thì lại còn tuỳ thuộc vào năng

lực và sở tr-ờng của ng-ời cầm bút. Một hạn chế th-ờng gặp là nếu lạm dụng phép lặp từ vựng sẽ gây nên sự đơn điệu, nhàm chán, nói gọn hơn là tạo ra lỗi lặp từ vựng.

Trong các văn bản xã luận đ-ợc khảo sát, phép lặp từ vựng tr-ớc hết đóng vai trò trong việc tạo ra sợi dây nối kết trong văn bản. Riêng với loại xã luận mang tính chất chỉ đạo thì vai trò của phép lặp từ vựng càng thể hiện rõ nét, ví dụ:

- Phát triển hệ thống giáo dục chuyên nghiệp Hà Nội - Gắn đào tạo vói thực tiễn ( 29-8-2006).

- Táo bạo và kiên định trong đầu t- đào tạo vận động viên ( 18-8-2006) - Cần có t- duy mới về quyền sở hữu trí tuệ (1-12-2006)

- Ba chân kiềng của sự phát triển bền vững (18-5-2006)

- Gia nhập tổ chức th-ơng mại thế giới (WTO) nguồn nhân lực và khâu then chốt (17-5-2006).

Xã luận chỉ đạo có nhiệm vụ nghiên cứu, làm sáng tỏ những vấn đề mới phát sinh trong cuộc sống, từ đó phổ biến, h-ớng dẫn d- luận xã hội. ở khía cạnh này, phần nào văn bản xã luận có tính chất t-ơng tự nh- một văn bản nghiên cứu khoa học. Chính vì thế các thuật ngữ, các quan niệm mới đ-ợc lặp lại giúp giải thích rõ ràng, chính xác.

Ví dụ:

(1) "Trong thời gian qua, quan điểm phát triển bền vững đã đ-ợc thể chế hoá thành hệ thống, từ chủ tr-ơng của Đảng, sự giám sát của Quốc hội đến chỉ đạo thực hiện của Chính phủ và các cấp, ngành. Sự kiện quan trọng trong việc xây dựng phát triển bền vững là việc thành lập Hội đồng phát triển bền vững quốc gia để giúp Thủ t-ớng Chính phủ tổ chức, h-ớng dẫn, chỉ đạo thống nhất chiến l-ợc phát triển bền vững trong phạm vi cả n-ớc".

(18/5/2006, Ba chân kiềng của sự phát triển bền vững)

Trong ví dụ trên, cụm từ "phát triển bền vững" đ-ợc lặp lại bốn lần. Riêng tr-ờng hợp thứ ba mang chức năng định danh, là tên riêng nên chúng tôi không xét đến, các tr-ờng hợp còn lại, cụm từ này làm thành phần bổ nghĩa cho các danh từ trung tâm. Sự lặp lại này có tác dụng nối kết các câu với nhau.

(2) Có thể nói chúng ta đang sống trong kỷ nguyên QSHTT là nguồn lực trung tâm tạo ra của cải trong hầu hết ngành công nghiệp. Nền tảng sức mạnh của th-ơng mại đã chuyển từ nguồn vốn thông th-ờng sang QSHTT. Trong thực tế, việc xác định nguồn vốn không còn ý nghĩa là bảng cân đối tiền mặt hoặc hình ảnh các nhà máy chế tạo mà nguồn vốn bấy giờ đ-ợc thống trị bởi QSHTT.

(Cần có t- duy mới về quyền sở hữu trí tuệ, 1 - 12 - 2006)

"QSHTT" đ-ợc nhắc lại ba lần trong ví dụ trên, nó có tác dụng lý giải các khái niệm và vai trò của QSHTT.

Kết quả của quá trình khảo sát t- liệu xã luận cũng cho thấy phần lớn các phép lặp từ vựng ở đây mới chỉ đơn thuần làm nhiệm vụ nối kết giữa các câu, đáp ứng sự gắn bó liền mạch về nội dung và hình thức của văn bản chứ ch-a phát huy đ-ợc hiệu quả trong việc sáng tạo những giá trị ngữ nghĩa đặc sắc, riêng biệt. Thông th-ờng, nếu lặp từ vựng mang đến các sắc thái ý nghĩa khác nhau thì nó đ-ợc sử dụng nh- một thủ pháp nghệ thuật. Tr-ờng hợp này phổ biến trong các văn bản văn học nghệ thuật hay trong các văn bản chính luận mẫu mực. Chúng ta không còn xa lạ gì với các ví dụ nh-:

"Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn 80 năm nay,

một dân tộc dã gan góc đứng về phía Đồng minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải đ-ợc tự do! Dân tộc đó phải đ-ợc độc lập"

(Hồ Chí Minh)

Những cụm từ đ-ợc in đậm trong đoạn trích trên kết hợp với việc lặp cấu trúc ngữ pháp tạo nên tính nhạc, tính nhịp điệu, có tác dụng nhấn mạnh, khẳng định tiếng nói đòi độc lập, tự do cho dân tộc.

Trong 82 văn bản xã luận mà chúng tôi khảo sát, tuy không nhiều nh-ng cũng có một số tr-ờng hợp phép lặp từ vựng phát huy đ-ợc vai trò của mình trong việc tạo nên những sắc thái ý nghĩa riêng biệt, giúp chuỗi câu trong văn bản giàu tính hấp dẫn, thuyết phục. Dẫn chứng d-ới đây là một ví dụ:

"Tự hào thay những tên tuổi nh- Nguyễn Thị Minh Khai, Võ Thị Sáu, Mạc Thị B-ởi, Bùi Thị Cúc, Hoàng Ngân, Lê Thị Riêng, Nguyễn Thị Thập, Nguyễn Thị Định, cùng biết bao nữ anh hùng, liệt sỹ khác. Tự

hào thay, khi hàng triệu bà mẹ đã sinh thành, nuôi d-ỡng và hiến dâng cho Tổ quốc những ng-ời con yêu dấu. Tự hào thay, khi lớp lớp phụ nữ mang trong mình truyền thống "Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang" và không ngừng giữ gìn, phát huy truyền thống ấy!"

(Do Phụ nữ dệt thêu mà đất n-ớc thêm tốt đẹp, rực rỡ; 20-10-2005)

Trong ví dụ trên, cụm từ "Tự hào thay" đứng ở vị trí đầu mỗi câu và đ-ợc nhắc lại ba lần, ngoài tác dụng liên kết câu nó còn khẳng định tình cảm, lòng trân trọng với các thế hệ phụ nữ Việt Nam.

Một phần của tài liệu Đặc điểm sử dụng các phép liên kết trong văn bản xã luận báo Hà Nội mới (trên tư liệu từ năm 2004 - 2006[ (Trang 93)