Vai trò của phép tỉnh l-ợc trong việc tạo lập văn bản xã luận báo Hà Nội Mớ

Một phần của tài liệu Đặc điểm sử dụng các phép liên kết trong văn bản xã luận báo Hà Nội mới (trên tư liệu từ năm 2004 - 2006[ (Trang 104 - 109)

- Dùng từ đồng nghĩa, gần nghĩa và trái nghĩa

5 Phép tỉnh l-ợc 1 Nhận xét chung

5.2 Vai trò của phép tỉnh l-ợc trong việc tạo lập văn bản xã luận báo Hà Nội Mớ

báo Hà Nội Mới

Có thể nói hiện t-ợng tỉnh l-ợc trong phạm vi văn bản nói chung khá phổ biến (đặc biệt đ-ợc sử dụng nhiều trong các văn bản hội thoại). Nếu xét trong các tác phẩm văn học nghệ thuật, phép tỉnh l-ợc đ-ợc sử dụng hết sức linh hoạt. Nó không chỉ đ-ợc coi là một biện pháp tối -u để rút ngắn độ dài thông báo mà ng-ời ta còn có thể dùng ph-ơng thức này nh- một biện pháp tu từ nghệ thuật. Nó mang lại giá trị biểu đạt, hàm chứa nhiều dụng ý nghệ thuật và ý t-ởng của tác giả. "Nhiều khi với cách thức thông th-ờng, một cấu trúc đầy đủ không phản ánh hết đ-ợc ý đồ của tác giả trong khi cấu trúc tỉnh l-ợc lại thể hiện ý đồ của ng-ời viết. Khả năng diễn đạt ngữ nghĩa theo cách trực tiếp, suy luận, ngầm ẩn th-ờng xuyên xảy ra".[21]

Tuy nhiên, những kết quả thống kê, miêu tả, phân tích mà chúng tôi rút ra đ-ợc từ quá trình khảo sát lại cho thấy tỉnh l-ợc không phải là phép liên kết đ-ợc sử dụng phổ biến trong các văn bản xã luận, thậm chí sự xuất hiện của nó rất mờ nhạt. Các vấn đề đ-ợc đề cập đến ở đây chủ yếu mang tính chất chính trị xã hội. Vì thế có thể nó có những khuôn mẫu diễn đạt nguyên tắc, đầy đủ, khó chấp nhận cách thức suy luận ngầm ẩn. Các tr-ờng hợp đ-ợc dùng phổ biến trong các văn bản xã luận về cơ bản chỉ có dạng gần với phép tỉnh l-ợc chứ bản chất lại không phải là phép tỉnh l-ợc.

Tr-ờng hợp thứ nhất: tạm gọi là cách nói ngắn gọn các tên gọi định danh sự vật, hiện t-ợng. Chẳng hạn:

(1) Và ngày 20 - 10 - 1930, hội phụ nữ chính thức đ-ợc thành lập. Dù tên gọi có nhiều thay đổi, nh-ng 75 năm qua, hội vẫn là tổ chức kiên trung, là nơi tập hợp, vận động phụ nữ cả n-ớc phù hợp và hiệu quả nhất

(Do phụ nữ dệt thêu mà đất n-ớc thêm tốt đẹp, rực rỡ 20 - 10 - 2005)

(2) Đối với phụ nữ Việt Nam 8 - 3 còn là dịp chúng ta kỷ niệm cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Tr-ng, một sự kiện hào hùng hiếm có trong lịch sử dân tộc. Cuộc khởi nghĩa đã khắc dấu son trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc và chứng minh khả năng to lớn của phụ nữ Việt Nam là tổ chức, lãnh đạo nhân dân cả n-ớc đánh bại kẻ thù mạnh hơn mình bội phần.

Hai ví dụ vừa nêu hội cuộc khởi nghĩa là hai cách nói rút gọn của các từ hội phụ nữ cuộc khởi nghĩa Hai Bà Tr-ng.

Theo Trần Ngọc Thêm, tr-ờng hợp này đ-ợc xếp vào phép lặp từ vựng nh-ng chỉ là lặp bộ phận (bộ phận chính) của chủ tố.

Tr-ờng hợp thứ hai: nh- chúng tôi đã đề cập đến ở ch-ơng II mục 3.1. Đó chỉ là những cấu trúc câu khuyết thiếu theo một khuôn mẫu có sẵn mang nghĩa phiếm chỉ.

Ví dụ:

Theo đó, thành phố tập trung chỉnh sửa và bổ sung kịp thời các cơ chế, chính sách theo h-ớng thông thoáng, phù hợp với các luật mới ban hành và yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế... Tiếp tục đẩy mạnh CCHC, tập trung trong khâu cải cách thủ tục hành chính theo h-ớng đơn giản, rõ ràng, đảm bảo tính minh bạch, công khai, hiệu quả. Tăng c-ờng thực hiện cơ chế giải quyết thủ tục hành chính liên thông trong lĩnh vực đầu t- xây dựng cơ bản, giao đất, cho thuê đất thành lập doanh nghiệp và các thủ tục hành chính khác có nhiều cơ quan tham gia giải quyết.

(Phát triển gắn liền với tiết kiệm và chống tham nhũng 23-11-2006)

Câu thứ hai và thứ ba trong ví dụ trên thiếu thành phần chủ ngữ. Thế nh-ng theo mạch của câu thứ nhất thì sự khuyết thiếu này phổ biến và đ-ợc chấp nhận.

Tiểu kết

Qua việc mô tả và phân tích một số ví dụ tiêu biểu của các ph-ơng thức liên kết đ-ợc sử dụng trong 82 văn bản xã luận báo Hà Nội Mới các năm 2004, 2005, 2006 chúng tôi nhận thấy: Vai trò nối kết tạo sự liền mạch giữa các câu của năm phép liên kết là không thể phủ nhận. Tuy nhiên vai trò ấy đ-ợc thể hiện đến đâu và phát huy giá trị diễn đạt nh- thế nào lại tuỳ thuộc vào từng tình huống cụ thể. Việc thống kê cũng cho thấy các phép liên kết đ-ợc sử dụng với tần số đáng kể, thế nh-ng có số ít tr-ờng hợp phép liên kết đ-ợc sử dụng nh- một biện pháp tu từ nghệ thuật. Có lẽ đây cũng là đặc thù của ngôn ngữ thể loại xã luận báo chí so với các văn bản khác.

Một điểm đáng l-u ý là giữa hai hay nhiều câu có thể đ-ợc liên kết với nhau không chỉ bằng một ph-ơng thức liên kết mà là sự kết hợp của nhiều ph-ơng thức liên kết khác nhau.

Ví dụ:

Kết tinh nền văn minh Sông Hồng, Thăng Long đã tạo dựng cho mình truyền thống văn hiến rạng rỡ nhất trong kỷ nguyên Đại Việt. Ngày nay, tiếp tục truyền thống ấy, Hà Nội là nơi hội tụ, kết tinh, toả sáng trí tuệ, tài năng, nghị lực và niềm kiêu hãnh của dân tộc Việt Nam.

(Tự hào đi lên cùng đất n-ớc, 10 -10 – 2005)

Trong ví dụ trên có hai phép liên kết cùng đ-ợc sử dụng:

- Phép quy chiếu chỉ định: truyền thống ấy (truyền thống văn hiến) - Phép liên kết từ vựng dùng từ đồng nghĩa: Thăng Long – Hà Nội

Kết luận

Liên kết văn bản là một trong những lĩnh vực nghiên cứu quan trọng của ngôn ngữ học văn bản. Tuy nhiên, cho đến nay, quan niệm và cách nhìn nhận của các nhà nghiên cứu về vấn đề này ch-a đi đến đ-ợc sự thống nhất. Theo h-ớng áp dụng quan niệm “liên kết phi cấu trúc tính” do Halliday và Hassan khởi x-ớng trên cứ liệu tiếng Anh và đ-ợc Diệp Quang Ban kế thừa, phát triển trên cứ liệu tiếng Việt, luận văn trình bày và phân tích các cơ sở lý luận làm tiền đề cho việc khảo sát các ph-ơng thức liên kết trong một thể loại văn bản quen thuộc của phong cách báo chí – xã luận báo Hà Nội Mới. Có thể nói, hệ thống quan niệm liên kết phi cấu trúc tính này ngày nay đ-ợc đông đảo các nhà nghiên cứu chấp nhận và sử dụng. Theo đó các ph-ơng tiện hình thức ngôn ngữ có tác dụng tạo nên liên kết, mới thuộc liên kết. Tuy nhiên, đây không chỉ là vấn đề thuần tuý của các ph-ơng tiện hình thức thể hiện liên kết mà thông qua sự biểu hiện về hình thức, sự gắn bó, duy trì chủ đề trong nội dung đ-ợc đảm bảo, nói cách khác là tạo nên mạch lạc cho văn bản.

Những kết quả miêu tả, phân tích qua quá trình khảo sát đặc điểm của các ph-ơng thức liên kết trong 82 văn bản xã luận báo Hà Nội Mới các năm 2004, 2005, 2006 cho thấy ngôn ngữ báo chí tuy ngắn gọn nh-ng không khô khan, cứng nhắc. Nó không chỉ thuyết phục ng-ời đọc bằng lý trí mà còn bằng tâm lý, cảm xúc. Chính vì thế các ph-ơng tiện liên kết thống kê đ-ợc ngoài chức năng nối kết câu, chúng còn có vai trò quan trọng trong việc thể hiện các sắc thái ý nghĩa khác nhau của văn bản:

- Phép quy chiếu thuộc về cấp độ nghĩa. Phép quy chiếu sử dụng các từ chỉ ngôi, chỉ định, so sánh, nó thiết lập quan hệ tham khảo về nghĩa giữa hai hoặc hơn hai yếu tố trong văn bản mà không tính đến chức năng cú pháp giữa các yếu tố đó, tức là không xét đến vai trò ngữ pháp giữa các yếu tố quy chiếu lẫn nhau.

- Phép thế và phép tỉnh l-ợc thuộc phạm trù ngữ pháp. Ngoài chức năng rút gọn văn bản, việc sử dụng phép thế và tỉnh l-ợc một cách sáng tạo

còn mang lại giá trị biểu đạt lớn, hàm chứa nhiều dụng ý nghệ thuật và ý t-ởng của tác giả.

- Phép nối thuộc cấp độ ngữ pháp – từ vựng. Sự phong phú của các yếu tố nối trong việc thể hiện các mối quan hệ th-ờng gặp giữa các câu khiến cho phép nối trở thành một ph-ơng thức liên kết đ-ợc sử dụng phổ biến trong các văn bản xã luận.

- Phép liên kết từ vựng thuộc cấp độ từ vựng. Với việc khảo sát và phân tích hai tiểu loại (lặp từ ngữ và dùng từ đồng nghĩa, gần nghĩa, trái nghĩa) trong các văn bản xã luận báo Hà Nội Mới cho thấy vai trò quan trọng của ph-ơng thức này trong việc liên kết và tạo nên sự đa dạng cho văn bản.

Số liệu thống kê đ-ợc cũng cho thấy, tuy cả năm ph-ơng thức liên kết trên đều xuất hiện trong các văn bản xã luận nh-ng mức độ sử dụng các phép này không nh- nhau, mà còn có độ chênh lệch lớn. Điều này phản ánh những đặc thù của thể loại xã luận đã chi phối đến các ph-ơng thức liên kết đ-ợc sử dụng giữa các câu. Những yêu cầu về tính chính xác, rõ ràng của các thông tin báo chí là điều kiện để các phép liên kết nh-: phép lặp từ ngữ, phép quy chiếu có -u thế sử dụng. Sự chặt chẽ, lôgíc trong các luận điểm, luận cứ của xã luận đòi hỏi phép nối phát huy vai trò của mình. Việc nắm vững giá trị và hạn chế của các ph-ơng thức liên kết giúp ng-ời viết định h-ớng đ-ợc sự thể hiện nội dung văn bản của mình một cách hấp dẫn, thuyết phục; tránh đ-ợc những lỗi thông th-ờng về liên kết.

Một phần của tài liệu Đặc điểm sử dụng các phép liên kết trong văn bản xã luận báo Hà Nội mới (trên tư liệu từ năm 2004 - 2006[ (Trang 104 - 109)