9. Kết cấu của luận văn
2.5.2. Những hạn chế trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền
thống lễ hội Pháo hoa huyện Quảng Uyên
Nhìn chung lễ hội Pháo hoa đã được diễn ra an toàn, tiết kiệm, lành mạnh, thực hiện theo Quy chế của lễ hội. Một số nghi thức truyền thống của lễ hội được khôi phục, gìn giữ, công tác bảo tồn phát huy giá trị di sản văn hóa được quan tâm. Tuy nhiên công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của lễ hội Pháo hoa vẫn còn một số hạn chế sau:
2.5.2.1. Trong công tác tổ chức, quản lý lễ hội
- Thiếu chặt chẽ trong công tác quản lý: Hoạt động lễ hội đã được phân cấp quản lý, tuy nhiên công tác kiểm tra, giám sát, phân công, phân việc cụ thể cho từng thành viên Ban tổ chức lễ hội chưa chặt chẽ, dẫn đến lễ hội gần ngày diễn ra mà vẫn còn thiếu sót trong khâu tổ chức. Chính sự thiếu thống nhất, đồng thuận trong triển khai thực hiện dẫn đến hiệu quả lễ hội không được như mong muốn.
Thời gian tổ chức lễ hội chưa lường hết những yếu tố không thuận lợi về thời tiết (chuẩn bị phương án khi trời mưa) làm cho các hoạt động của lễ hội không diễn ra theo ý muốn của ban tổ chức. Cụ thể như mùa lễ hội 2012 do chủ quan không chuẩn bị phương án nên khi trời mưa, sân bãi nơi diễn ra các trò chơi trong lễ hội không được trải bạt, trời mưa xuống khiến cho việc đi lại và vui chơi của du khách gặp nhiều khó khăn, nhiều trò chơi không thể diễn ra được.
- Ban tổ chức, chính quyền địa phương chưa tích cực trong việc chỉ đạo, phê phán những biểu hiện cổ hủ, lạc hậu, lãng phí, mê tín dị đoan, thiếu kiên quyết trong việc xử lý nghiêm khắc những trường hợp vi phạm quy chế lễ hội. Cụ thể như mùa lễ hội 2013 khi thu giữ 200 cuốn sách tử vi, 100 đĩa nhạc mới xử phạt 700 nghìn đồng; 2 biển hành nghề bói toán và 154 khẩu súng nhựa bắn đạn nguy hiểm, chỉ thu giữ tang vật và nhắc nhở nếu tái phạm nữa mới bị xử phạt, bởi vậy nên các hình thức xử lý sai phạm trong lễ hội chưa đủ sức để răn đe và chưa đủ nghiêm khắc.
Những năm gần đây trong lễ hội Pháo hoa, đồng bào dân tộc Tày – Nùng đi dự hội không còn mặc trang phục truyền thống như những năm trước nữa. Việc tổ chức các trò chơi dân gian tuy vẫn được tổ chức trong lễ hội nhưng không còn được phong phú như trước, thay vào đó là các trò chơi mang tính hiện đại như bóng đá, thậm chí có các trò chơi mang tính chất cờ bạc như trò ném vòng vào cổ chai, …Đó là các biểu hiện về mặt tiêu cực, cũng như biểu hiện mai một của các giá trị văn hóa truyền thống trong lễ hội Pháo hoa.
Ngoài ra cũng cần thấy một thực tế là cùng với việc gắn tổ chức lễ hội với phát triển du lịch tại địa phương thì hiện tượng buôn bán thương mại ngày càng xuất hiện nhiều tại lễ hội. Mọi người hào hứng đến với lễ hội không phải để tỏ lòng thành với cha ông, để thỏa mãn nhu cầu sinh hoạt văn hóa tinh thần mà là để kiếm tiền thông qua việc buôn bán các hàng hóa. Điều này thể hiện ở các hàng quán xung quanh khu vực diễn ra lễ hội Pháo hoa xuất hiện ngày càng nhiều, tuy có sự
quản lý và quy hoạch từ trước khi lễ hội diễn ra của ban tổ chức và quản lý lễ hội, nhưng những gia đình ở xung quanh khu vực lễ hội vẫn mở hàng quán và mở dịch vụ trông giữ xe thu lợi vào những ngày diễn ra lễ hội. Điều này làm cho hiện tượng thương mại hóa lễ hội phát triển tràn lan, làm mất đi không khí và ý nghĩa của lễ hội truyền thống.
- Tổ chức lễ hội còn mang tính hình thức: Trong quá trình tổ chức lễ hội vẫn còn nặng về phần lễ, nhẹ phần hội. Chưa khai thác hết tiềm năng những giá trị văn hóa dân tộc trong nhân dân, do vậy phần hội còn đơn điệu, thiếu sự đổi mới, kém phần hấp dẫn. Trong nghi thức cúng tế, phần lễ chiếm thời gian khá dài, khiến cho một số trò chơi dân gian không kịp tổ chức. Trong phần hội các trò chơi dân gian thường được lặp đi lặp lại như các năm trước nên hoạt động của hội chưa thật sự tạo ấn tượng.
- Cán bộ chuyên trách về công tác lễ hội còn thiếu và yếu, sự am hiểu rất hạn chế, chỉ hiểu khái quát một số loại hình lễ hội nào đó như lịch sử, tôn giáo, dân gian, hiện đại…Hiện nay phòng VHTT huyện, thị xã chưa có cán bộ đảm trách riêng về công tác lễ hội. Chưa được tập huấn các lớp lễ hội do Trung ương tổ chức. Công tác kiểm tra tại cơ sở chưa thường xuyên, còn hạn chế gắn bó gần gũi với dân, với nghệ nhân am hiểu về lễ hội. (Nguồn: Báo cáo công tác quản lý và tổ chức lễ
hội năm 2013)
2.5.2.2. Trong công tác nghiên cứu, phục dựng, bảo tồn khai thác các giá trị văn hóa của lễ hội
- Chưa kiểm kê và đánh giá đầy đủ giá trị văn hóa truyền thống của lễ hội: Quảng Uyên là một huyện của một tỉnh miền núi khó khăn, trong một thời gian khá dài công tác tổ chức lễ hội bị lãng quên, cho nên việc khôi phục lại lễ hội theo đúng truyền thống gặp rất nhiều khó khăn. Lễ hội kéo dài tới 3 ngày gây tốn kém, lãng phí thời gian, ảnh hưởng đến công tác sản xuất, làm giảm đi ý nghĩa giáo dục truyền thống văn hóa, lịch sử đối với thế hệ trẻ.
- Công tác nghiên cứu sưu tầm còn mang tính dàn trải, chưa sâu và còn phiến diện. Kinh phí tài trợ cho việc nghiên cứu và sư tầm các giá trị của lễ hội còn thấp, khoảng 100 triệu/một lễ hội, không đủ để tổ chức, đi lại, nghiên cứu, tìm hiểu, học tập để phát huy những cái đẹp, những cái độc đáo có sẵn trong nền văn hóa truyền thống của mỗi dân tộc. (Nguồn: Báo cáo công tác nghiên cứu và phục dựng, bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống lễ hội Pháo hoa)
2.5.2.3. Trong công tác tuyên truyền về lễ hội
- Việc tuyên truyền, phổ biến và triển khai Quy chế tổ chức lễ hội tuy đã thường xuyên nhưng còn ở bề nổi, chưa có hiệu quả lâu dài, chỉ gần tới ngày mới thực hiện việc tuyên truyền về lễ hội (cụ thể tuyên truyền về lễ hội trên loa phát thanh của huyện từ ngày 24/1 đến ngày 29/1/2013, tức là chỉ tuyên truyền về lễ hội trước 1 tuần lễ khi lễ hội diễn ra).
Cán bộ phong trào cơ sở về văn hóa - xã hội còn thiếu, còn yếu, còn hạn chế về năng lực chuyên môn; công tác bồi dưỡng tập huấn nghiệp vụ cho các cán bộ cơ sở đặc biệt là các làng, xã,…chưa được tiến hành thường xuyên, nên việc tham mưu đề xuất cho ban chỉ đạo, ban vận động cấp cơ sở về lễ hội còn hạn chế.
- Ý thức tham gia lễ hội của người dân còn hạn chế: Các hành vi như chửi nhau, đánh nhau,…vẫn còn tồn tại. Ý thức tự giác thực hiện văn minh trong giao tiếp của người dân khi tham gia lễ hội còn rất hạn chế, coi lễ hội là nơi kiếm tiền, kinh doanh, hưởng thụ.Ý thức về việc giữ gìn cảnh quan môi trường bảo vệ di sản văn hóa còn nhiều bất cập.
Nhân dân chưa ý thức trong việc thắp hương, hành lễ; Hiện tượng thắp hương không đúng quy định của ban tổ chức, gài tiền lẻ vào đồ lễ vẫn còn phổ biến bất chấp quy định của Ban tổ chức lễ hội. Trình độ người tổ chức không theo kịp những phát sinh và nhu cầu ngày một cao của người tham dự lễ hội. (Nguồn: Báo cáo công
tác quản lý và tổ chức lễ hội năm 2013)
2.5.2.4. Trong việc bảo đảm cơ sở vật chất tại lễ hội
- Một số công tác hỗ trợ cho hoạt động lễ hội chưa đồng bộ, chưa đáp ứng được nhu cầu tham gia lễ hội của người dân. Cụ thể như toàn huyện chỉ có 02 loa phát thanh được đặt ở đầu khu chợ vì vậy mà những thông tin tuyên truyền không đến được các xã, các xóm. Việc tuyên truyền bằng xe lưu động đến được các xóm, các xã nhưng thông tin đến với người dân lại không được cụ thể. Bãi giữ xe chưa thật văn minh, lịch sự, giá vé niêm yết của ban tổ chức là 2.000 đồng/1 xe đạp, 3.000 đồng/1 xe máy, 10.000đồng/ô tô, tuy nhiên trên thực tế giá xe đạp là 5.000 đồng/1 xe đạp, 20.000đồng/xe máy, 50.000đồng/1xe ô tô.
Nhu cầu tham gia lễ hội của người dân ngày càng cao khiến cho số lượng du khách tham gia lễ hội ngày càng tăng qua từng năm. Trong khi đó không gian lễ hội có giới hạn nhất định bởi khuôn viên di tích dẫn đến sự quá tải lớn, cung không đáp ứng nổi cầu gây nên sự lộn xộn, chen lấn…
Tóm lại: Lễ hội Pháo hoa truyền thống huyện Quảng Uyên có vị trí rất quan trọng trong đời sống của nhân dân địa phương. Do sự tác động của tự nhiên và xã hội nên đã ảnh hưởng đến sự tồn tại của lễ hội. Tuy vậy lễ hội Pháo hoa truyền thống vẫn có những nét đặc thù và sắc thái riêng, góp phần tạo nên giá trị văn hóa truyền thống của tỉnh nhà. Sau một thời gian dài bị lãng quên do nhiều nguyên nhân khách quan, song nguyên nhân chính là đất nước trong thời kỳ chiến tranh, đến khi đất nước bước vào thời kỳ đổi mới các cơ quan quản lý Nhà nước, đặc biệt là Sở VHTT&DL và nhân dân địa phương đã ý thức được sâu sắc việc bảo tồn và phát huy lễ hội truyền thống là góp phần quan trọng vào việc xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc trên quê hương Cao Bằng.
* Kết luận Chƣơng 2
Trong chương này, tác giả giới thiệu khái quát về lễ hội Pháo hoa, tập trung phân tích việc thực hiện vai trò của Sở VHTT&DL đối với lễ hội Pháo hoa truyền thống . Bên cạnh đó, phân tích thực trạng việc tổ chức và quản lý lễ hội Pháo hoa để thấy được những mặt đã đạt được và chưa đạt được trong việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của lễ hội.
Bên cạnh những hạn chế còn tồn tại thì công tác bảo tồn và phát triển văn hóa truyền thống của lễ hội Pháo hoa đã đạt những kết quả đáng ghi nhận, đáp ứng được phần nào nhu cầu sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng dân gian, nhu cầu vui chơi giải trí, nhu cầu cố kết cộng đồng của nhân dân
CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO VAI TRÕ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC CỦA SỞ VHTT&DL TỈNH CAO BẰNG TRONG CÔNG TÁC BẢO TỒN VÀ
PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG LỄ HỘI PHÁO HOA HUYỆN QUẢNG UYÊN