Nguyên nhân chủ quan

Một phần của tài liệu Nâng cao vai trò của Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của Tỉnh Cao Bằng ( Nghiên cứu trường hợp lễ (Trang 84)

9. Kết cấu của luận văn

3.1.2. Nguyên nhân chủ quan

3.1.2.1. Sự hạn chế trong nhận thức của các cấp lãnh đạo Sở

Nhận thức của các cấp lãnh đạo, các cơ quan quản lý văn hóa và của xã hội về tính chất, đặc điểm, vai trò và vị trí của lễ hội truyền thống chưa toàn diện, chưa đầy đủ và thấu đáo, với tư cách lễ hội truyền thống là một bộ phận của di sản văn hóa phi vật thể, để có quan điểm và thái độ ứng xử đúng đắn với lễ hội.

Công tác tổ chức, chỉ đạo của lãnh đạo Sở chưa theo kịp tình hình thực tiễn, chậm xây dựng và điều chỉnh các văn bản của Nhà nước về quản lý và tổ chức lễ hội.

3.1.2.2. Sự thiếu chặt chẽ trong phối hợp giữa các cơ quan liên quan.

Sự phối hợp giữa các cơ quan liên quan chưa chặt chẽ, chưa tạo nên sự thống nhất cao trong công tác tổ chức và quản lý lễ hội. Trong phân cấp quản lý hội có nhiều chủ thể cùng tham gia quản lý ( UBND huyện, Ban quản lý di tích, phòng văn hóa huyện…) bởi vậy nên chưa xác định rõ nhiệm vụ, quyền hạn, và trách nhiệm của từng cấp, từng ngành, khả năng dự báo về nhu cầu lễ hội và khả năng quản lý tổ chức lễ hội của các cơ quan quản lý còn hạn chế.

3.1.2.3. Sự hạn chế của đội ngũ cán bộ phong trào cơ sở về văn hóa – xã hội.

Đội ngũ cán bộ làm văn hóa trên địa bàn tỉnh còn mỏng, năng lực trình độ chuyên môn còn hạn chế, thiếu đồng bộ, nhất là đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý di tích – lễ hội dẫn đến chất lượng quản lý không cao. Mặt khác, lễ hội được phục dựng sau nhiều năm gián đoạn chưa được nghiên cứu đầy đủ và đánh giá đúng về mặt khoa học dẫn đến lúng túng, lộn xộn trong tổ chức lễ hội.

Cán bộ chuyên trách về công tác quản lý lễ hội ở Sở còn thiếu và yếu, sự am hiểu rất hạn chế. Hiện nay kể cả ở Sở cũng chưa có cán bộ đảm trách riêng về công tác lễ hội. Sở chưa mở được những lớp tập huấn về công tác quản lý lễ hội cho cán cán bộ làm công tác văn hóa ở các huyện, xã... Công tác kiểm tra tại cơ sở và gắn bó gần gũi với người dân địa phương, nghệ nhân am hiểu về lễ hội của mỗi dân tộc còn hạn chế.

Do vậy, trong việc bảo vệ và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống trong lễ hội, cũng như việc duy trì, khôi phục lại lễ hội Pháo hoa truyền thống rất cần có các giải pháp QLNN thích hợp gắn kết chặt chẽ với vai trò chủ động của nhân dân địa phương.

3.2. Các thách thức trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa lễ hội Pháo hoa truyền thống

Lễ hội hiện nay có xu hướng biến đổi mạnh mẽ, bên cạnh đó lễ hội truyền thống đang bị tác động bởi nhiều yếu tố kinh tế, xã hội…Bản thân lễ hội Pháo hoa cũng đang tự biến đổi, nhìn từ góc độ cơ cấu nội tại của nó cũng như các yếu tố thuộc về môi trường cho nó vận động. Trước thực tế đó, cần có những cách ứng xử khác nhau trong công tác nghiên cứu, thực hành và quản lý văn hóa.Về mặt xã hội, những thay đổi bên trong của lễ hội Pháo hoa truyền thống đó là:

- Sự thay đổi trong chủ thể tổ chức: Lễ hội Pháo hoa xưa và nay đã có sự biến đổi về chủ thể tổ chức. Trước đây, khi diễn ra lễ hội người dân thực sự là chủ thể của lễ hội. Cộng đồng người dân địa phương đều háo hức tập luyện hàng tháng trời mong được tham gia gánh vác một việc nào đó, hoặc sắm một vai nào đó trong nhiệm vụ tổ chức lễ hội. Người được khiêng kiệu, rước lễ là một vinh dự cho cả dòng họ. Công tác tổ chức lễ hội hầu hết do nhân dân địa phương và hội đồng quản lý của địa phương thực hiện. Nhưng ngày nay, việc tổ chức lễ hội đều do chính quyền các cấp chỉ đạo sát sao. Sự thay đổi này đi kèm với sự thay đổi về cơ cấu tổ

chức, với sự hiện diện song hành của ít nhất là 2 cơ quan là Ban tổ chức theo quy định của Quy chế tổ chức lễ hội 2001, với các thành phần hỗn hợp bao gồm các cấp chính quyền, các tổ chức xã hội tại cộng đồng; các Ban Quý tế, ban khánh tiết, các Hội tự nguyện…do người dân lập ra để tổ chức lễ hội. Người dân chủ thể của lễ hội, bị “ gạt ra rìa” và chỉ đóng vai trò thụ động như khách du lịch. Như vậy, vai trò của cộng đồng địa phương, vai trò của người dân – chủ thể sáng tạo của lễ hội truyền thống gần như đã bị đánh mất.

- Sự mở rộng hay thay đổi tính chất trong không gian – thời gian tổ chức: Lễ hội Pháo hoa xưa chỉ mang tính chất là một không gian sinh hoạt tâm linh của cộng đồng dân cư địa phương trong huyện, nhưng hiện nay do nhiều yếu tố ( quảng bá du lịch, tâm lý muốn phát triển kinh tế địa phương…) nên lễ hội đã được mở rộng cho cả khách hành hương bên ngoài. Thời gian tổ chức lễ hội cũng có những thay đổi về thời điểm và tính chất. Do những tác động biến đổi khí hậu, hay do các yếu tố về sản xuất nên khoảng thời gian diễn ra lễ hội cũng không còn dài như xưa, do đó người dân cũng gộp hay rút ngắn các diễn trình nghi lễ.

- Sự biến đổi cả về mục đích, chức năng: Lễ hội Pháo hoa được tổ chức nhằm đáp ứng nhu cầu tâm linh, nhu cầu vui chơi, giải trí của người dân trong thời điểm nông nhàn. Nhưng hiện nay, do tác động của cơ chế thị trường lễ hội lại có mục đích quảng cáo cho địa phương, hoặc là nơi cầu lợi lộc cho cá nhân, cầu thăng quan tiến chức,...

Về thành phần người đi lễ, khách hành hương: Xưa kia, người đi lễ chủ yếu là người dân cộng đồng, nay điều đó không còn đúng nữa. Ngay người dân trong huyện, cũng đã chủ động mời khách. Hay là nhóm người ngoài huyện, tuy không được “ mời ” nhưng cũng tự nguyện đi lễ hay hành hương, làm du khách. Cấu trúc thành phần tham dự khiến cho lượng người dồn vào trong một thời điểm và một không gian vốn chỉ được tạo lập cho quy mô nhỏ đòi hỏi cần phải có những điều chỉnh về cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội đáp ứng nhu cầu phát triển.

3.3. Phƣơng hƣớng chung bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa lễ hội truyền thống

Công cuộc đổi mới là một bước ngoặt quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế đất nước. Những thay đổi sâu sắc nhất bắt đầu từ lĩnh vực kinh tế, thay vì nên kinh tế quan liêu bao cấp, Đảng, Nhà nước ta đã chủ trương thực hiện phát triển nền kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa; một nền kinh tế có nhiều thành

phần tham gia. Để có những thay đổi mang tính cách mạng trong đời sống chính trị - kinh tế- xã hội và văn hóa, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành hàng loạt các chủ trương, định hướng, luật, chính sách; những văn bản có ảnh hưởng đến sự phát triển của lễ hội.

Văn bản quan trọng nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam ảnh hưởng đến sự phát triển văn hóa nói chung hiện nay là Nghị quyết hội nghị lần thứ 5, Ban chấp hành Trung ương Đảng ( Khóa VIII). Đây là Nghị quyết được coi là chiến lược văn hóa của Đảng ta trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Trên tinh thần Nghị quyết hội nghị lần thứ 5, hàng loạt các giải pháp xây dựng và phát triển văn hóa, nâng cao đời sống tinh thần cho người dân đã ra đời. Chỉ thị số 27-CT/TW ngày 12-1-1998, của Ban chấp hành Trung ương Đảng về việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội; chỉ thị số 14/1998/CT-TTg ngày 28-3-1998 của Bộ Văn hóa –Thông tin hướng dẫn thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội. Hệ thống luật pháp có liên quan đến lễ hội truyền thống, như những văn bản được cụ thể hóa bằng các luật như Luật Di sản văn hóa, bằng các quy chế như quy chế tổ chức lễ hội. Bên cạnh đó Chính phủ cũng đã tiến hành đầu tư qua Chương trình Quốc gia có mục tiêu về văn hóa cho việc nghiên cứu, sưu tầm, phục hồi các giá trị văn hóa phi vật thể, nhờ đó huy động sự quan tâm của cộng đồng đối với các sinh hoạt văn hóa phi vật thể ( trong đó có lễ hội).

Để bảo tồn, phát huy lễ hội truyền thống trong thời gian tới, Đảng và Nhà nước ta quan tâm đến một số vấn đề sau:

3.3.1. Phát huy vai trò của người dân và cộng đồng

Ở nước ta trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, Đảng và Nhà nước đã xác định rõ đường hướng hoạt động và những nguyên tắc chặt chẽ trong việc tham gia tiến trình này, đòi hỏi trước tiên là phải xây dựng chiến lược con người vì con người là trung tâm của phát triển văn hóa.

Lễ hội chỉ có thể trở nên gần gũi với truyền thống khi người tổ chức, quản lý lễ hội và người tham gia lễ hội thật sự am hiểu về giá trị, ý nghĩa của lễ hội, từ đó điều chỉnh hành vi và có ứng xử văn hóa khi tham gia lễ hội. Việc tổ chức, quản lý lễ hội hiện đang đứng trước mâu thuẫn: Người được đào tạo về chuyên môn tổ chức thì thiếu hiểu biết kỹ lưỡng về lễ hội, người am hiểu văn hóa lễ hội thì lại ít tham

gia vào khâu phục dựng và tổ chức, dẫn đến lễ hội vẫn diễn ra nhưng càng ngày càng xa rời ý nghĩa và giá trị lịch sử. Từ thực tế trên cho thấy, không có vai trò của chính quyền thì không thể đưa công tác quản lý lễ hội vào nề nếp được. Nhưng cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa cũng không thể gánh vác hết mọi việc, vừa không hiệu quả, vừa trái quy luật. Do vậy, phải có sự kết hợp giữa chính quyền và người dân, trong đó người dân là chủ thể quan trọng nhất. Đây chính là một nguyên tắc, một khâu trọng tâm trong quá trình xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.

3.3.2. Tiếp tục hoàn thiện và phổ biến hệ thống văn bản quy pháp về di tích và lễ hội. và lễ hội.

Các cấp chính quyền, các cơ quan quản lý địa phương có nhiệm vụ thường xuyên tuyên truyền giáo dục nhân dân góp sức bảo vệ di tích lịch sử- văn hóa; tăng cường phổ biến thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng, các ấm phẩm sách báo…để giúp cho nhân dân và du khách hiểu được ý nghĩa, tầm quan trọng, giá trị văn hóa - lịch sử của di tích từ đó tạo dựng trong họ mối quan hệ đồng cảm gắn bó ý thức giữ gìn di tích. Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch cần nâng cao nhận thức cho du khách, làm cho họ có ý thức trách nhiệm trong việc bảo vệ giá trị văn hóa của di tích và lễ hội truyền thống.

3.3.3. Quản lý, tổ chức và khai thác lễ hội, phát triển du lịch lễ hội, có chính sách đầu tư cho công tác nghiên cứu khoa học về lễ hội. sách đầu tư cho công tác nghiên cứu khoa học về lễ hội.

Việc định hướng tổ chức các hoạt động văn hóa nghệ thuật của lễ hội phải được dựa trên những nghiên cứu khoa học về mỗi loại lễ hội cụ thể, để phát hiện ra các giá trị đích thực của mỗi lễ hội. Cần phân định rõ trách nhiệm của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, của các cơ quan nghiên cứu văn hóa và cơ quan văn hóa địa phương cũng như sự phối kết hợp giữa các cơ quan này trong việc nghiên cứu lịch sử, tính chất, đặc điểm, đặc trưng, đặc sắc…của mỗi lễ hội. Với các cơ quan nghiên cứu văn hóa, cần có sự nhìn nhận và đánh giá một cách khách quan đâu là giá trị tích cực của lễ hội cần phát huy, đâu là những yếu tố tiêu cực cần hạn chế, thậm chí loại bỏ. Cụ thể, phải nhận diện được đâu là tín ngưỡng dân gian, đâu là mê tín dị đoan, đâu là những giá trị vốn có, đâu là những yếu tố lai tạp, vay mượn, chắp vá…phải đặt lễ hội truyền thống chính trong cuộc sống hôm nay, tức cần nghiên cứu, đánh giá xem lễ hội truyền thống đáp ứng nhu cầu gì cho xã hội đương đại và

xã hội tương lai, sức hấp dẫn của hội nằm trong những yếu tố, hoạt động, lễ thức nào…, từ đó mới có chính sách quản lý, sử dụng, đầu tư và khai thác lễ hội một cách hợp lý. Trên cơ sở các nghiên cứu khoa học về lễ hội, cần có biện pháp cụ thể để phục hồi và quản lý khoa học, không làm mất đi sắc thái riêng của từng lễ hội truyền thống.

3.3.4. Nhận thức đúng đắn vấn đề xây dựng mô hình lễ hội.

Mô hình các lễ hội phải là một mô hình gợi mở cho những sáng tạo cá thể. Những sáng tạo cá thể ấy, nếu đáp ứng được yêu cầu thể hiện bản sắc văn hóa cộng đồng, được cộng đồng chấp nhận, tự nó sẽ gia nhập và trở thành yếu tố bền vững của mô hình, làm cho mô hình được biến đổi theo hướng tự hoàn thiện hơn. Mọi sự can thiệp thô bạo và áp đặt đều có thể làm mất đi sắc thái riêng trong hoạt động của mỗi lễ hội truyền thống.

Cơ quan văn hóa địa phương phải chịu trách nhiệm về việc lựa chọn người đứng ra tổ chức lễ hội. Do đó phải đề ra những tiêu chuẩn cụ thể, ví dụ ngoài những tiêu chuẩn cơ bản như có đạo đức, có uy tín, còn phải là người có năng lực tổ chức và đặc biết phải hiểu biết cặn kẽ về lịch sử, nguồn gốc, nội dung cũng như các lễ thực của lễ hội cổ truyền ở địa phương, tránh tình trạng vay mượn lễ thức giữa các lễ hội một cách tùy tiện.

Việc bảo tồn lễ hội phải được tiến hành theo hai hướng. Thứ nhất, là lưu giữ, tức là bảo tồn các hiện tượng sinh hoạt lễ hội ở ngoài môi trường nó nảy sinh và tồn tại, trên cơ sở tiến hành điều tra, sưu tầm, thu thập và lưu giữ bằng văn bản, băng hình, phim ảnh làm cơ sở để nghiên cứu, phục hồi những hình thức sinh hoạt lễ hội đã bị mai một, những nghi thức, nghi trình đã bị thất truyền. Thứ hai, bảo tồn ngay trong chính cộng dồng đã sinh ra nó, trong chính môi trường xã hội mà nó tồn tại, để nó tiếp tục biến đổi và phát huy vai trò dưới tác động của những điều kiện xã hội cụ thể. Để thực hiện hiệu quả hai hướng bảo tồn trên, bên cạnh đẩy mạnh công tác quản lý tổ chức lễ hội, cần thiết phải lập và triển khai các chương trình quốc gia về bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa lễ hội truyền thống; tăng cường sưu tầm, bảo lưu, nghiên cứu giới thiệu rộng rãi các giá trị văn hóa lễ hội truyền ở các địa phương trong tỉnh, tạo nên lòng tự hào về di sản văn hóa lễ hội, ý thức giữ gìn, bảo vệ, phát huy lễ hội truyền thống trong mỗi người dân.

3.3.5. Thống kê, khảo sát, đánh giá các lễ hội

Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch cần tiếp tục đẩy mạnh công tác bảo tồn lễ hội cổ truyền. Những tài liệu về lễ hội đã sưu tập, nghiên cứu được trong thời gian qua chỉ là một phần nhỏ. Nhiều tư liệu quý hiếm còn nằm trong đời sống nhân dân các dân tộc và đang đứng trước nguy cơ bị mai một, rất cần đầu tư bảo vệ.

Chú trọng chính sách đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động bảo tồn và khai

Một phần của tài liệu Nâng cao vai trò của Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của Tỉnh Cao Bằng ( Nghiên cứu trường hợp lễ (Trang 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)