Nhận thức đúng đắn vấn đề xây dựng mô hình lễ hội

Một phần của tài liệu Nâng cao vai trò của Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của Tỉnh Cao Bằng ( Nghiên cứu trường hợp lễ (Trang 89)

9. Kết cấu của luận văn

3.3.4. Nhận thức đúng đắn vấn đề xây dựng mô hình lễ hội

Mô hình các lễ hội phải là một mô hình gợi mở cho những sáng tạo cá thể. Những sáng tạo cá thể ấy, nếu đáp ứng được yêu cầu thể hiện bản sắc văn hóa cộng đồng, được cộng đồng chấp nhận, tự nó sẽ gia nhập và trở thành yếu tố bền vững của mô hình, làm cho mô hình được biến đổi theo hướng tự hoàn thiện hơn. Mọi sự can thiệp thô bạo và áp đặt đều có thể làm mất đi sắc thái riêng trong hoạt động của mỗi lễ hội truyền thống.

Cơ quan văn hóa địa phương phải chịu trách nhiệm về việc lựa chọn người đứng ra tổ chức lễ hội. Do đó phải đề ra những tiêu chuẩn cụ thể, ví dụ ngoài những tiêu chuẩn cơ bản như có đạo đức, có uy tín, còn phải là người có năng lực tổ chức và đặc biết phải hiểu biết cặn kẽ về lịch sử, nguồn gốc, nội dung cũng như các lễ thực của lễ hội cổ truyền ở địa phương, tránh tình trạng vay mượn lễ thức giữa các lễ hội một cách tùy tiện.

Việc bảo tồn lễ hội phải được tiến hành theo hai hướng. Thứ nhất, là lưu giữ, tức là bảo tồn các hiện tượng sinh hoạt lễ hội ở ngoài môi trường nó nảy sinh và tồn tại, trên cơ sở tiến hành điều tra, sưu tầm, thu thập và lưu giữ bằng văn bản, băng hình, phim ảnh làm cơ sở để nghiên cứu, phục hồi những hình thức sinh hoạt lễ hội đã bị mai một, những nghi thức, nghi trình đã bị thất truyền. Thứ hai, bảo tồn ngay trong chính cộng dồng đã sinh ra nó, trong chính môi trường xã hội mà nó tồn tại, để nó tiếp tục biến đổi và phát huy vai trò dưới tác động của những điều kiện xã hội cụ thể. Để thực hiện hiệu quả hai hướng bảo tồn trên, bên cạnh đẩy mạnh công tác quản lý tổ chức lễ hội, cần thiết phải lập và triển khai các chương trình quốc gia về bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa lễ hội truyền thống; tăng cường sưu tầm, bảo lưu, nghiên cứu giới thiệu rộng rãi các giá trị văn hóa lễ hội truyền ở các địa phương trong tỉnh, tạo nên lòng tự hào về di sản văn hóa lễ hội, ý thức giữ gìn, bảo vệ, phát huy lễ hội truyền thống trong mỗi người dân.

Một phần của tài liệu Nâng cao vai trò của Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của Tỉnh Cao Bằng ( Nghiên cứu trường hợp lễ (Trang 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)