Nhóm giải pháp về tuyên truyền giáo dục

Một phần của tài liệu Nâng cao vai trò của Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của Tỉnh Cao Bằng ( Nghiên cứu trường hợp lễ (Trang 96)

9. Kết cấu của luận văn

3.4.3.Nhóm giải pháp về tuyên truyền giáo dục

3.4.3.1. Đổi mới nội dung và tăng cường hình thức tuyên truyền.

Cần phải chú trọng hơn nữa công tác tuyên truyền về văn bản pháp luật có liên quan, tuyên truyền thực hiện nếp sống văn hóa trong lễ hội, về giá trị di tích của lễ hội để nâng cao tầm hiểu biết của nhân dân có trách nhiệm cùng chính quyền trong việc tổ chức lễ hội. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền cũng để cho người dân hiểu rõ những giá trị văn hóa, lịch sử của lễ hội, trân trọng và tích cực chủ động phát huy các giá trị đó trong đời sống cộng đồng hiện nay. Cụ thể, cần tập trung tăng cường tuyên truyền về lịch sử văn hóa di tích gắn với lễ hội như miếu Bách Linh, đền thờ Nùng Trí Cao; Tuyên truyền Luật di sản văn hóa, luật đất đai, luật tài nguyên môi trường…và các văn bản dưới luật liên quan đến công tác bảo vệ di tích, công tác quản lý và tổ chức hoạt động lễ hội. Bên cạnh các hình thức tuyên tuyền bằng băng rôn, khẩu hiệu, pano áp phích, loa đài, xe lưu động…thì nên lồng ghép việc tuyên truyền về lễ hội bằng hình thức sân khấu hóa thông các tiểu phẩm, kịch thông tin, tấu hài, đặt lời cho các làn điệu dân ca; lồng ghép các nội dung tuyên truyền phổ biến giáo dục… để du khách tham gia lễ hội có thể dễ dàng tiếp cận và đễ hiểu hơn về nội dung tuyên truyền.

Sở nên kết hợp với chính quyền địa phương và ban quản lý di tích, sưu tầm và soạn các tư liệu giới thiệu về các vị thần được thờ tự trong miếu Bách Linh, công trạng của vị tướng Nùng Trí Cao, giảng giải cho người dân trong cộng đồng cũng như khách dự lễ hội về nguồn gốc của lễ hội và các nghi thức trong lễ hội. Bên cạnh

đó là việc khôi phục lại các trò chơi, trò diễn có nhiều giá trị văn hóa trong lễ hội. Phải hiểu được ý nghĩa, giá trị của lễ hội, hiểu được thế nào là thuần phong mỹ tục, là truyền thống thì người dân mới có ý thức gìn giữ và phát huy vốn tinh hoa văn hóa đó.

Cùng với các hoạt động trên Sở cần quan tâm hơn nữa công tác tuyên truyền giáo dục nhận thức cho cộng đồng, để phòng ngừa những hoạt động mê tín dị đoan, các tệ nạn xã hội khác trong lễ hội. Nếu người dân có ý thức hơn trong việc đốt vàng mã, mê tín là những điều nhảm nhí thì việc ngăn cấm những tệ nạn này sẽ không còn gặp khó khăn nữa. Cần thường xuyên nêu các gương người tốt, việc tốt trong việc tham gia tổ chức và quản lý lễ hội, đăng tải trên các phương tiện truyền thông đại chúng, trên cơ sở góp một phần làm cho người dân ý thức về quyền lợi và nghĩa vụ của họ tham gia lễ hội.

Công tác tuyên truyền để nhân dân hiểu rõ những giá trị văn hóa, lịch sử của lễ hội được xem là biện pháp hàng đầu trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa lễ hội trong đời sống hôm nay.

3.4.3.2. Tăng cường công tác đào tạo cán bộ quản lý văn hóa.

Cán bộ văn hóa cấp Sở và nhất là ở cấp cơ sở có vai trò trong việc quản lý tổ chức lễ hội. Đội ngũ cán bộ này lại có quan hệ trực tiếp găn bó với dân nên họ cũng chính là người kịp thời nhất trong việc phát hiện, uốn nắn những lệch lạc trong lễ hội. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, số lượng cán bộ được đào tạo có am hiểu về lĩnh vực này không nhiều. Đội ngũ cán bộ văn hóa ở cơ sở lại không ổn định, thường xuyên có sự thay đổi qua các kỳ bầu cử Hội đồng nhân dân. Từ năm 2002, trung tâm văn hóa tỉnh tổ chức đào tạo cán bộ văn hóa thông tin xã phường, thị trấn. Đến hết năm 2008, có trên 80% xã, thị trấn có cán bộ văn hóa trình độ trung cấp về quản lý văn hóa. Hằng năm, 100% cán bộ văn hóa cơ sở đều được tham gia các lớp tập huấn bồi dưỡng về kiến thức về quản lý văn hóa thông tin ở cơ sở do ngành Văn hóa thể thao và du lịch tổ chức.

Nâng cao năng lực cho các cán bộ của Sở bằng cách mở thêm các lớp tập huấn, đào tạo các cán bộ quản lý văn hóa có trình độ và khả năng quản lý lễ hội, xử lý đúng các tình huống sảy ra trong công tác quản lý ở địa phương. Kinh nghiệm thực tiễn trong công tác quản lý lễ hội Pháo hoa đã chỉ rõ vấn đề tổ chức lễ hội thành công hay không, hạn chế được những tiêu cực hay không đều phụ thuộc phần

lớn ở ban tổ chức. Ban tổ chức lễ hội đóng một vai trò rất quan trọng, không thể thiếu được trong tổ chức lễ hội, vì thế dù là lễ hội của thôn làng, cho đến lễ hội cấp huyện, tỉnh đều cần phải có ban tổ chức. Tuy nhiên ban tổ chức cũng cần đề cao vai trò tự quản của người dân, tôn trọng cộng đồng, thu hút được toàn dân tham gia vào việc tổ chức, quản lý lễ hội. Tránh tình trạng coi việc tổ chức lễ hội là nhiệm vụ của các cấp chính quyền hoặc nhiệm vụ của ban tổ chức mà quyên mất vai trò chủ chốt của người dân địa phương.

Trong quy định về quản lý hiện nay, các lễ hội khi tổ chức luôn có văn bản báo cáo trước và sau khi tổ chức lễ hội. Chính vì khâu chỉ đạo, giám sát, kiểm tra của cơ quan quản lý các cấp sẽ góp phần khai thác các giá trị văn hóa của lễ hội. Nhưng mặt trái của nó nếu như cán bộ không am hiểu sẽ dẫn đến việc điều chỉnh các nghi thức, sinh hoạt lễ hội thiếu thận trọng, làm cho lễ hôi nhiều khi rơi vào tình trang khiên cưỡng, phản cảm hoặc xử lý chưa dứt điểm các sai phạm tổ chức và quản lý.

Để khắc phục tình trạng trên, Sở VHTT&DL cần mở các lớp đào tạo nâng cao nghiệp vụ về quản lý văn hóa cơ sở, trong đó có nội dung quản lý lễ hội truyền thống. Nội dung các lớp đào tạo quản lý lễ hội, ngoài việc trang bị những quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà nước, quy chế văn bản pháp quy của ngành đối với lễ hội truyền thống, cũng nên nhấn mạnh đến việc tổ chức và quản lý lễ hội như một hiện tượng văn hóa có nhiều mục đích, huy động nguồn lực trong dân vì mục tiêu chung và phát triển kinh tế văn hóa, xã hội một cách đồng bộ.

3.4.3.3. Tăng cường sự hợp tác, phối kết hợp giữa các cơ quan chức năng

Thực hiện chính sách xã hội hóa hoạt động văn hóa nhằm động viên nhân dân và các tổ chức xã hội xây dựng phát triển văn hóa. Chính sách này được tiến hành đồng bộ với việc nâng cao vai trò và trách nhiệm của Nhà nước.

Sở cần tiếp tục đẩy mạnh xã hội hóa, thực hiện phân cấp quản lý nhà nước về lễ hội phù hợp với nội dung, tính chất, quy mô lễ hội. Phát huy vai trò chủ thể của nhân dân trong tổ chức lễ hội, khuyên khích sự tham gia đóng góp về vật chất cũng như sáng tạo văn hóa, văn nghệ quần chúng vào hoạt động lễ hội. Khai thác và phát huy vốn văn hóa dân gian truyền thống của địa phương.

Mở rộng giao lưu, học hỏi kinh nghiệm tổ chức lễ hội từ những mô hình tiêu biểu của các tỉnh bạn. Tăng cường công tác giao lưu, trao đổi học tập kinh nghiệm

của các địa phương trong và ngoài tỉnh.Tăng cường công tác quản lý, nâng cao trách nhiệm của các cấp ủy, chính quyền và nhân dân trong tổ chức lễ hội để những giá trị tốt đẹp, đậm nét bản sắc văn hóa vùng miền của lễ hội được phát huy, góp phần xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh là mục đích của việc tổ chức lễ hội hiện nay.

Tăng cường quản lý Nhà nước về hoạt động văn hóa để tập trung xây dựng chiến lược quy hoạch phát triển văn hóa trong thời kỳ thực hiện công nghiệp hóa – hiện đại hóa. Trong quá trình thực hiện phải chú trọng phát triển kinh tế xã hội gắn liền với phát triển văn hóa. Quản lý văn hóa chính là một trong những yếu tố có tính chất quyết định làm cho văn hóa trở thành động lực, mục tiêu của sự phát triển kinh tế xã hội.

Công tác quản lý và tổ chức lễ hội đòi hỏi phải có những biện pháp tích cực và khoa học để hài hòa giữa khôi phục và bảo tồn, giữa bảo tồn và phát huy, giữa phát huy và phát triển để góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc trong xu thế toàn cầu hóa.

* Kết luận Chƣơng 3

Chương này tác giả tập trung tìm hiểu ngyên nhân dẫn đến những hạn chế trong công tác tổ chức và quản lý lễ hội Pháo hoa. Đề ra phương hướng giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của lễ hội trong thời gian tới .

Trước thực trạng xu thế biến đổi của lễ hội truyền thống đang diễn ra nhanh chóng như hiện nay, bên cạnh các nhóm giải pháp về công tác quản lý Nhà nước ở các cấp đối với lễ hội, theo tác giả hơn bao giờ hết lúc này việc quản lý và tổ chức lễ hội cần sự gương mẫu của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức nhà nước, các hội viên trong đoàn thể chính trị - xã hội. Đội ngũ này là bộ phận tri thức tiên tiến của tỉnh nhà, nếu họ thực sự gương mẫu chấp hành nghiêm chỉnh việc thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội thì hoạt động lễ hội tất sẽ chuyển biến tích cực, giảm thiểu các hiện tượng tiêu cực nảy sinh. Cán bộ, công chức cần phân biệt rõ ràng việc công và tư khi tham gia lễ hội, không lợi dụng việc công vào lễ hội gây phản cảm trước công chúng. Nêu cáo trách nhiệm của các cơ quan báo chí, cửa người làm báo cách mạng trong việc truyền thông các giá trị văn hóa của lễ hội, định hướng dư luận xã hội và giáo dục về lễ hội trong các tầng lớp nhân dân. Các tổ chức Đảng, chính quyền và các

đoàn thể chính trị xã hội thực hiện tốt chức năng giám sát, quản lý, giáo dục cán bộ, đảng viên và các hội viên trong việc thực hiện chỉ thị số 27-CT/TW của bộ chính trị ( Khóa VIII) về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội và Kết luận 51 –KL/TW của Bộ chính trị ( khóa X) về tiếp tục thực hiện chỉ thị số 27- CT/TW của Đảng. Thường xuyên tổ chức các cuộc tọa đàm, đối thoaij giữa các nhà quản lý với các nhà nghiên cứu văn hóa và người dân trực tiếp tham gia hoạt động lễ hội đẻ thống nhất đánh giá tình hình hoạt động lễ hội, từ đó có biện pháp xử lý các vẫn đề nảy sinh trong quản lý và tổ chức lễ hội.

Các cơ quan quản lý Nhà nước về văn hóa ở các cấp tiến hành sơ kết, tổng kết công tác quản lý và hoạt động của lễ hội trên địa bàn, phát hiện vấn đề, kịp thời điều chỉnh, bổ xung các quy định phù hợp với thực tiễn vào các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành về lễ hội, làm cơ sở pháp lý để hướng dẫn và quản lý tốt hoạt động lễ hội.

KẾT LUẬN

Lễ hội là di sản văn hóa của dân tộc ta, là sinh hoạt văn hóa cộng đồng hấp dẫn, thu hút đông đảo mọi tầng lớp nhân dân tham gia. Lễ hội đã trở thành nhu cầu không thể thiếu trong đời sống nhằm thỏa mãn khát vọng trở về cội nguồn, sinh hoạt tín ngưỡng, cân bằng đời sống tâm linh và hưởng thụ, sáng tạo văn hóa của nhân dân. Những tìm hiểu, nghiên cứu về lễ hội Pháo hoa là phác thảo cho một bức tranh toàn cảnh về hoạt động văn hóa của vùng đồng bào dân tộc thiểu số vùng núi phía Bắc, như một phần di sản văn hóa của quá khứ còn được bảo lưu đến ngày nay và một nhu cầu rất phong phú, đa dạng trong đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân. Cả hai phương diện ấy, vai trò quản lý của nhà nước là rất quan trọng.

Bảo tồn và phát huy những hoạt động lễ hội chính là bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa tốt đẹp, những bài học truyền thống giúp ích cho sự nghiệp dựng nước và giữ nước lâu dài của dân tộc.

Lễ hội truyền thống là sản phẩm văn hóa kết tinh lâu đời trong tiến trình lịch sự của cộng đồng dân cư. Sau một thời gian gián đoạn( kể từ năm 1945) lễ hội truyền thống hầu như không được tổ chức, trong khoảng gần 20 năm trở lại đây, các lễ hội ngày càng được tổ chức nhiều hơn và ở quy mô lớn hơn, cũng như có tác động đến tầng lớp nhân dân trong xã hội, không chỉ ở nông thôn mà còn ở thành thị. Ở bài viết này, nghiên cứu lễ hội truyền thống trong phạm vi hạn hẹp, địa bàn một huyện với đặc thù tiểu vùng văn hóa nằm trong tổng thể không gian chung của vùng văn hóa miền núi phía Bắc. Do đó, nghiên cứu về lễ hội Pháo hoa truyền thống huyện Quảng Uyên là việc làm có ý nghĩa tiến tới nhận diện hoàn chỉnh hơn tổng thể lễ hội truyền thống của đồng bào dân tộc miền núi phía Bắc.

Lễ hội Pháo hoa truyền thống phong phú và đa dạng trong tổ chức lễ hội, trong lễ nghi, lễ vật dâng cúng, trò diễn…phản ánh sự đa dạng văn hóa của cộng đồng dân tộc Tày- Nùng nơi đây.

Quá trình phát triển của cộng đồng dân cư huyện Quảng Uyên, có sự tiếp xúc thêm với những cộng đồng cư dân nhiều địa phương, tín ngưỡng khác nhau, nó chi phối mạnh mẽ đến đời sống, sản xuất, sinh hoạt văn hóa của địa phương. Những sắc thái văn hóa đó được biểu hiện cao nhất qua việc thực hành tín ngưỡng, phong tục và được thể hiện cụ thể thông qua lễ hội Pháo hoa truyền thống.

Trong bối cảnh đất nước hòa bình, thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hiện tượng các lễ hội truyền thống được phục hồi trở lại có những biến đổi về nghi lễ, trò vui…Xu hướng lược bỏ các yếu tố rườm rà, lạc hậu trong lễ hội và bổ xung thêm nhiều hoạt động văn hóa của thời đại mới. Tuy vậy, về cơ bản lễ vẫn giữ được các yếu tố văn hóa trong lễ hội truyền thống. Đó là tâm linh, tín ngưỡng về các vị thần thờ luôn được duy trì trong đời sống cộng đồng.

Việc tổ chức lễ hội Pháo hoa truyền thống hằng năm đã góp phần làm phong phú đời sống văn hóa tinh thần của người dân địa phương huyện Quảng Uyên nói riêng và nhân dân tỉnh Cao Bằng nói chung; lễ hội góp phần tăng tình đoàn kết cộng đồng, góp phần xây dựng nếp sống văn hóa ở địa phương; giúp người dân ý thức về một truyền thống dân tộc, tính đoàn kết cộng đồng làng xã; nâng cao nhận thức của nhiều tầng lớp nhân dân, các cấp chính quyền đối với lễ hội, coi đó là di sản văn hóa có giá trị, cần nghiên cứu bảo tồn; góp phần bảo lưu nhiều sinh hoạt văn hóa truyền thống.Tuy nhiên trong việc tổ chức lễ hội Pháo hoa trong những năm qua, vẫn còn tồn tại một số hạn chế, Sở VHTT&DL đã và đang cố gắng khắc phục những hạn chế đó nhằm đưa công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống trên địa bàn tỉnh đạt kết quả tốt hơn.

Tôi nhận thức rằng sự tồn tại của lễ hội Pháo hoa truyền thống huyện Quảng Uyên như một chức năng cần thiết cho sự phát triển về văn hóa xã hội trên địa bàn tỉnh nhà, do đó cần có những biện pháp quản lý, tổ chức lễ hội phù hợp với xu thế chung và không làm ảnh hưởng đến những giá trị văn hóa tốt đẹp mà cha ông ta đã để lại. Trong xu hướng phát triển của xã hội hiện đại lễ hội truyền thống không chỉ

Một phần của tài liệu Nâng cao vai trò của Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của Tỉnh Cao Bằng ( Nghiên cứu trường hợp lễ (Trang 96)