Vai trò trong bảo tồn có chọn lọc các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc

Một phần của tài liệu Nâng cao vai trò của Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của Tỉnh Cao Bằng ( Nghiên cứu trường hợp lễ (Trang 62)

9. Kết cấu của luận văn

2.4.3.Vai trò trong bảo tồn có chọn lọc các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc

trong lễ hội

2.4.3.1. Loại bỏ các yếu tố lạc hậu, xây dựng yếu tố văn hóa mới phù hợp

Công tác tổ chức và quản lý lễ hội luôn được Sở duy trì nề nếp, tổ chức tốt phần lễ, khai thác có hiệu quả phần hội, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của các lễ hội, ban tổ chức lễ hội đã có chương trình và nội quy cụ thể cho nên đã hạn chế được rất nhiều các hiện tượng lợi dụng tôn giáo, tín ngưỡng để hành nghề mê tín dị đoan, bói toán. Những giá trị lịch sử, văn hóa truyền thống của lễ hội đã từng bước được phát huy. Kinh phí thu được qua các nguồn công đức, lệ phí, dịch vụ…của lễ hội đã được sử dụng vào việc tu sửa, tôn tạo miếu và sửa sang sân bãi. Sau khi tiến hành khảo sát, ý kiến của người dân đánh giá về nội dung tổ chức của lễ hội Pháo hoa kết quả thu được như sau:

Bảng 2.1: Đánh giá nội dung tổ chức của lễ hội Pháo hoa

Đơn vị: %

Câu hỏi

Nội dung Thang điểm

Tốt Khá tốt Chƣa tốt

1 Chuẩn bị lễ vật 52,7 47,3 0

2 Nghi thức trong lễ hội 51,0 49,0 0

3 Bài diễn xướng 39,3 57,3 2,6

4 Hoạt động vui chơi 40 58,7 1,3

( Nguồn: Kết quả điều tra bảng hỏi “đánh giá về công tác tổ chức và quản lý lễ hội

Pháo hoa”)

Qua bảng số liệu trên, hầu hết các nội dung tổ chức lễ hội đều được người dân đánh giá ở mức tốt và khá tốt chiếm 97% đến 98%; chỉ có 1-2% đánh giá chưa tốt. Con số này thể hiện trách nhiệm và sự nỗ lực của Sở trong công tác tổ chức lễ hội. Các yếu tố lạc hậu trong lễ hội bị loại bỏ, bên cạnh đó được xây dựng thêm các yếu tố văn hóa mới phù hợp. Lễ hội Pháo hoa được tổ chức theo nghi thức truyền thống và khôi phục được dần các trò chơi dân gian như: Tung còn, bắn nỏ, đẩy gậy kết hợp với các hoạt động văn hóa, thể thao như bóng đá, bóng chuyền, cầu lông văn nghệ quần chúng…Một số nghi thức lễ hội truyền thống được khôi phục, gìn

giữ góp phần loại trừ dần các tiêu cực trong xã hội như đánh bạc, mê tín dị đoan…Lễ hội còn là nơi bảo tồn nghệ thuật truyền thống, thông qua lễ hội gìn giữ những giá trị nguồn gốc văn hóa truyền thống. Các làn điệu dân ca như hát then, sli lượn, phong Slư, dá hai...nhờ các hoạt động tích cực trên, các giá trị truyền thống được bảo tồn và phát huy. Nhân dân trong và ngoài tỉnh biết và quan tâm nhiều hơn đến văn hóa đặc sắc đa dạng của các dân tộc tỉnh Cao Bằng.

2.4.3.2. Điều tra, sưu tầm, thu thập các giá trị văn hóa đặc sắc trong lễ hội

Thực hiện tinh thần Nghị quyết TW5 (khóa VIII) của Đảng đã đề ra, Sở VHTT&DL đã thường xuyên tổ chức các đợt sưu tầm, nghiên cứu, nhằm bảo tồn, khôi phục những nét hay, nét đẹp trong tổ chức lễ hội, tuyên truyền vận động đồng bào loại bỏ dần những nghi lễ rườm rà, những hủ tục lạc hậu trong lễ hội. Các hoạt động của lễ hội đều được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của các cấp ủy Đảng, chính quyền cơ sở để đảm bảo được hướng lễ hội với cội nguồn bản sắc văn hóa dân tộc, đồng thời kết hợp đưa các hoạt động văn hóa, văn nghệ thể thao lành mạnh vào tổ chức lễ hội, tạo dựng diện mạo đời sống văn hóa cơ sở ngày càng phong phú”.( Hà Văn Hiển, Giám đốc Sở

VHTT&DL Cao Bằng, Trả lời phỏng vấn về lễ hội ở Cao Bằng)[46].

Xác định bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội truyền thống là góp phần quan trọng vào sự nghiệp bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc, xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa của Bộ VHTT&DL, Sở VHTT&D tỉnh Cao Bằng đã phối hợp với UBND huyện Quảng Uyên và chính quyền địa phương thực hiện thành công dự án “ Bảo tồn và phục dựng lễ hội Pháo hoa truyền thống

tại thị trấn Quảng Uyên, huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng”, năm 2008. Cụ thể dự

án đã tiến hành nghiên cứu mô hình phục dựng, bảo tồn lễ hội Pháo hoa; phục dựng lại phần lễ trang trọng, phần hội vui tươi lành mạnh, đảm bảo cho lễ hội Pháo hoa vẫn giữ được nét văn hóa truyền thống vốn có. Dự án đã được Bộ VHTT&DL nghiệm thu, được quần chúng nhân dân địa phương đánh giá cao.

2.4.4. Vai trò trong vận động, tuyên truyền, giáo dục cộng đồng về bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của lễ hội.

2.4.4.1.Tuyên truyền về truyền thống lịch sử lễ hội

Một trong những hình thức để bảo tồn giá trị văn hóa của lễ hội chính là việc tuyên truyền, quảng bá giới thiệu lễ hội, để cho mọi người, đặc biệt là thể hệ trẻ

được biết đến những giá trị to lớn của di tích đối với dân tộc. Bên cạnh đó, cần xây dựng các chương trình giáo dục di sản văn hóa cho cộng đồng, phối hợp với cơ quan báo chí, phát thanh, truyền hình có kế hoạch tuyên truyền, phổ biến kiến thức giúp người dân hiểu đúng giá trị văn hóa, hướng tới những mục tiêu, hành vi đúng đắn trong các hoạt động lễ hội mà không bị kẻ xấu lợi dụng. Một khi dân trí được nâng cao, thì khả năng lợi dụng của kẻ xấu sẽ bị thu hẹp lại.

Kết quả khảo sát việc tuyên truyền về lễ hội đến với người dân như sau:

Bảng 2.2: Việc giới thiệu lễ hội đến với người dân

Đơn vị: %

Bạn bè 28

Người thân trong gia đình 26,7 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sách báo 7

Đài phát thanh và truyền hình 24

Pano apphich 13

Phương thức khác 1.3

( Nguồn: Kết quả điều tra bảng hỏi “đánh giá về công tác tổ chức và quản lý lễ hội

Pháo hoa”)

Qua bảng số liệu trên, tỷ lệ người dân biết đến lễ hội Pháo hoa nhiều nhất là do bạn bè giới thiệu (28%); tiếp đến là do người thân trong gia đình giới thiệu (26,7%); tỷ lệ số người biết đến lễ hội Pháo hoa do các phương tiện thông tin đại chúng tuyên truyền như đài phát thanh, đài truyền hình chiếm tỷ lệ khá lớn 24%; ngoài ra người dân còn biết đến lễ hội nhờ các hình thức tuyên truyền bằng sách báo (7%), bằng Pano apphich (13%) và các phương thức khác (1,3%). Qua số liệu khảo sát trên, có thể thấy được tầm quan trọng của công tác tuyên truyền bởi có tới hơn 50% người dân biết đến lễ hội thông qua các hình thức tuyên truyền. Việc tuyên truyền về lễ hội chính là cách thức nhanh và hiệu quả nhất để giới thiệu lễ hội đến với đông đảo quần chúng, ngoài việc biết đến lễ hội thông qua gia đình, bạn bè, thì công tác tuyên truyền về lễ hội đã thực sự đến gần hơn với người dân. Bởi vậy, vấn đề cần đặt ra trong thời gian tới là đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền và tiến hành tuyên truyền bằng nhiều hình thức phong phú và đa dạng hơn. Để góp phần bảo tồn và giữ gìn giá trị văn hóa truyền thống của lễ hội bên cạnh những hình thức tuyên truyền của Sở VHTT&DL thì việc khuyến khích con cháu trong gia đình đến

tham dự lễ hội cũng là một hình thức tuyên truyền có hiệu quả bởi thế hệ con cháu là những người thừa kế những di sản văn hóa của thế hệ trước để lại, đồng thời là chủ nhân tương lai.

Thực hiện sự chỉ đạo của lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Sở VHTT&DL đã thường xuyên tiến hành triển khai công tác tuyên truyền về lịch sử truyền thống của lễ hội. Bằng nhiều hình thức khác nhau nhằm phổ biến những quy định pháp luật về tôn giáo, tín ngưỡng và về thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội theo định hướng Chỉ thị 27-CT/TW của bộ chính trị ; quyết định 308/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ và thông báo kết luận 83/TB-TW của ban chấp hành trung ương Đảng cùng các văn bản của tỉnh. Kết quả khảo sát đánh giá về hình thức tuyên truyền lễ hội Pháo hoa được người dân đánh giá như sau:

Biểu đồ 2.6: Đánh giá về hình thức tuyên truyền lễ hội Pháo hoa

Đa dạng Chưa đa dạng

( Nguồn: Kết quả điều tra bảng hỏi “đánh giá về công tác tổ chức và quản lý lễ hội

Pháo hoa”)

Qua bảng biểu trên ta thấy rằng, có tới 92% số người được hỏi đánh giá hình thức tuyên truyền về lễ hội Pháo hoa là đa dạng. Điều này thể hiện sự nỗ lực, chú trọng tới công tác tuyên truyền của Sở trong thời gian qua đã được người dân quan tâm và đánh giá cao. Tuy nhiên trong thời gian tới Sở cần xây dựng các chương trình, kế hoạch cụ thể; triển khai, quán triệt nội dung quy chế tới từng cơ quan ban ngành, đoàn thể, các tổ chức xã hội, quần chúng nhân dân...Để công tác tuyên truyền được triển khai đồng bộ, với nhiều hình thức phong phú, đa dạng, sinh động hơn nữa. Để đạt được kết quả trên trong thời gian qua Sở đã thực hiện rất tốt vai trò của mình, cụ thể:

+ Sở VHTT&DL đã chỉ đạo phòng VHTT huyện, các cơ quan chuyên môn tổ chức tuyên truyền sâu rộng nội dung của nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII), chỉ thị 27-CT/TW, chỉ thị 14-CT/TTG, Quy chế 308/2005/QĐ-TTG, nội dung của

phong trào “ toàn dân đoàn kết, xây dựng đời sống văn hóa”, thực hiên tốt nội dung Quyết định 252/QĐ-UB (nay là quyết định 681/QĐ-UBND.

+ Sở VHTT&DL đã chỉ đạo phòng VHTT huyện Quảng Uyên tiến hành in ấn 1000 bản tài liệu về nội dung, quy chế của lễ hội Pháo hoa nhằm phổ biến rộng rãi hơn về lễ hội đến với người dân. Bên cạnh đó, Sở VHTT&DL còn liên kết với Tạp chí Văn hóa Cao Bằng thường xuyên duy trì chuyên mục về xây dựng đời sống văn hóa cơ sở, về thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội. Kết hợp với tuyên truyền pháp luật với xây dựng và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, tinh thần đoàn kết, ý chí tự lực tự cường dân tộc, lòng khoan dung, tình đạo lý, đức tính cần cù sáng tạo, văn minh nhằm khơi dậy những bản chất tốt đẹp của con người, làm cho phong trào đạt hiệu quả thiết thực.

Ngoài ra, Sở VHTT&DL tỉnh còn chỉ đạo Trung tâm thông tin triển lãm tỉnh, phối hợp với phòng VHTT huyện Quảng Uyên thường xuyên tiến hành các hoạt động tuyên truyền dưới nhiều hình thức: cổ động trực quan bằng tranh cổ động lớn, kẻ vẽ khẩu hiệu trên tường, áp phích, căng băng rôn với các nội dung về lễ hội và thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội. Các đội thông tin lưu động đã kịp thời thông tin nội dung của các chỉ thị về lễ hội tới đông đảo người dân trong huyện từ đó hình thành ý thức mỗi người dân.

Do có những bước triển khai đồng bộ, thiết thực cùng với các biện pháp tuyên truyền sâu rộng nên nội dung của Quy chế của lễ hội đã từng bước thấm sâu vào từng người, từng gia đình, đã làm thay đổi nhận thức của đông đảo quần chúng nhân dân về thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội và ý thức gìn giữ bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống của lễ hội.

2.4.4.2.Tập huấn, đào tạo cán bộ quản lý văn hóa

Kể từ khi có Quyết định của Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin về việc ban hành và thực hiện Quy chế tổ chức lễ hội ngày 23 tháng 8 năm 2001, Sở Văn hóa- Thông tin Cao Bằng ( nay là Sở VHTT&DL) đã có kế hoạch tổ chức triển khai tập huấn Quy chế cho phòng Văn hóa- Thông tin các huyện và tuyên truyền sâu rộng đến các làng xã. Sở đã tham mưu cho UBND tỉnh phân cấp về quản lý, tổ chức lễ hội, đảm bảo đúng pháp luật của nhà nước.

Cụ thể vào ngày 5/2012 Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tỉnh Cao Bằng đã tổ chức Hội nghị tập huấn về công tác quản lý, tổ chức lễ hội trên địa bàn tỉnh Cao

Bằng, cho chủ tịch phụ trách Văn xã, trưởng phòng VHTT của 13 huyện, thị xã, thành phố, cán bộ văn hóa xã, phường, Ban quản lý di tích . Nội dung tập huấn tập trung vào 2 chuyên đề chính, đó là phổ biến các quy định của Đảng, Nhà nước về công tác quản lý, tổ chức lễ hội và bàn về một số vấn đề về công tác bảo tồn, phát huy giá trị di tích gắn với lễ hội trên địa bàn tỉnh.

2.4.4.3. Phổ biến quy chế lễ hội và nội quy bảo vệ lễ hội

Nội dung tuyên truyền, phổ biến quy chế và nội quy lễ hội phải được thông qua Sở kiểm tra, phê duyệt thì mới được phép phổ biến tới quần chúng nhân dân. Công tác tuyên truyền về lễ hội được diễn ra dưới nhiều hình thức như: Tuyên truyền cổ động trực quan bằng băng rôn, khẩu hiệu, pano apphich; Tuyên truyền phổ biến trên loa phát thanh tại các điểm chợ, trung tâm, thị xã, phường; Lồng ghép các nội dung tuyên truyền phổ biến giáo dục, phòng chống tội phạm, phòng chống ma túy trong quá trình phổ biến quy chế và nội quy lễ hội.

Bảng 2.3: Đánh giá kết quả tuyên truyền về văn bản pháp luật và thực hiện nếp sống văn hóa trong lễ hội của Sở VHTT&DL

Đơn vị: %

Nội dung Thang điểm đánh giá

Rất tốt Tốt Khá tốt Chƣa tốt

1 Tuyên truyền về văn bản pháp luật 18,7 32,7 43,3 6 2 Tuyên truyền thực hiện nếp sống (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

văn hóa trong lễ hội

16 39,3 42 3,3

( Nguồn: Kết quả điều tra bảng hỏi “đánh giá về công tác tổ chức và quản lý lễ hội

Pháo hoa”)

Qua khảo sát đánh giá kết quả tuyên truyền về văn bản pháp luật và thực hiện nếp sống văn hóa trong lễ hội của Sở VHTT&DL trên 95% số người được hỏi đánh giá tốt về hai hình thức tuyên truyền này, chỉ có 5 % số người được hỏi đánh giá chưa tốt. Điều này góp phần khẳng định việc lựa chọn nội dung tuyên truyền về văn bản pháp luật và tuyên truyền thực hiện nếp sống văn hóa trong lễ hội là hợp lý. Đặt ra nhiệm vụ phải hoàn thiện hơn nữa nội dung tuyên truyền này trong tương lai, nhằm tạo cho người dân có cơ hội để tiếp xúc, học tập, rèn luyện, nâng cao nhận thức bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của địa phương.

Để đạt được kết quả trên, trước khi diễn ra lễ hội Sở VHTT&DL luôn tiến hành công tác tuyên truyền cho người dân về các văn bản pháp luật, nội quy, quy chế của lễ hội. Ngoài ra Sở VHTT&DL còn chỉ đạo trung tâm VHTT tỉnh tổ chức tuyên truyền thông qua các hình thức như: Tổ chức hội diễn nghệ thuật quần chúng toàn tỉnh, tuyên truyền thông tin lưu động…qua những chương trình này Sở đã khéo léo lồng ghép tuyên truyền cho người dân ở địa phương thực hiện nếp sống văn hóa trong lễ hội.

Một phần của tài liệu Nâng cao vai trò của Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của Tỉnh Cao Bằng ( Nghiên cứu trường hợp lễ (Trang 62)