9. Kết cấu của luận văn
2.2.2. Nội dung, công tác tổ chức lễ hội Pháo hoa
2.2.2.1. Nội dung lễ hội Pháo hoa
Lễ hội có 2 phần chính: Phần lễ và phần hội
a, Phần lễ: Trong phần lễ có 3 phần, được thực hiện từ chiều 30 tháng Giêng. Trước tiên, là công việc chuẩn bị làm lễ khai quan cho rồng. Rồng với tư cách là chúa tể của vùng sông nước. Nhưng khi Rồng bay lên được gắn liền với việc sinh ra sấm và mưa là biểu hiện của các cơn mưa thần thánh làm tươi tốt đất đai. Rồng làm mưa thuận gió hòa, cây cối xanh tốt, mùa màng bội thu, hứa hẹn một cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Với ý nghĩa đó, Rồng được làm lễ khai quan từ một mỏ nước thiêng trong vùng.
- Lễ khai quan: Ban tổ chức lễ hội chọn một cụ già có uy tín, có nhiều con cháu làm để làm chủ lễ và một đội rồng gồm 25 người trong đó 3 người đánh trống,
1 người cầm quả cầu và 11 người múa Rồng ( số còn lại thay phiên nhau) tiến hành làm lễ tại mỏ nước. Khi đi ra mỏ nước đội múa Rồng không được múa, đội trống cũng không được đánh trống, mắt con Rồng được bịt bằng giấy bản, khi đến mỏ nước con Rồng nằm phục ở đó. Người chủ lễ thắp hương vái thiên địa cầu xin thần linh phù hộ cho mọi người dân trong vùng được mạnh khỏe, làm ăn may mắn, cầu cho mưa thuận gió hòa, đời sống ấm no hạnh phúc và xin được mở mắt cho Rồng. Khi lễ xong, chủ lễ cắt tiết con gà trống, lấy tiết xoa vào hai mắt Rồng, rồi tháo bỏ giấy ở hai mắt Rồng ra. Lúc này Rồng đã được mở mắt, ba hồi trống nổi lên để đánh thức Rồng, Rồng bắt đầu cử động đến thân, rồi đến đuôi, sau đó đốt pháo, trống thúc giục và Rồng bay lên, lượn quanh mỏ nước rồi đi vào trong miếu, Rồng đi vào miếu vái ba lần, đi vòng quanh miếu một lần rồi đi ra ngoài.
- Lễ tế thần: Được thực hiện vào sáng ngày mồng 2. Ban tổ chức đọc chúc văn trước đông đảo quần chúng nhân dân cầu xin 100 vị thần linh thiêng, đứng đầu là con rồng, để phù hộ cho mọi người dân trong vùng và du khách mạnh khỏe, làm ăn may mắn.
- Lễ rước thần: Lễ rước gồm 4 đoàn rước kiệu, trước đây chỉ có 3 kiệu, sau thêm kiệu rước ảnh Bác Hồ, mỗi kiệu 4 người khiêng, mặc đồng phục dân tộc truyền thống. Đi đầu là kiệu rước ảnh Bác Hồ. Thứ hai là kiệu rước thần ( đây là thần địa phương), trên kiệu đặt một bát hương to. Thứ ba là kiệu pháo hoa, trước đây kiệu này được xếp rất nhiều pháo hoa to nhỏ khác nhau, trong có đầu pháo. Những năm gần đây, khi có chỉ thị cấm đốt pháo kiệu pháo hoa chỉ được bày để tượng trưng. Cuối cùng là kiệu rước một con lợn quay. Đây là phần thưởng của người thắng cuộc trong trò chơi “cướp đầu pháo”.
Bốn kiệu rước đi trước, đoàn Rồng theo sau. Những hồi trống dài rộn rã gọi Rồng thức dậy sau một thời gian vắng bóng. Hơn 20 tráng sĩ điều khiển Rồng, áo vàng, thắt lưng đỏ, đầu chít khăn lực lưỡng khỏe mạnh tập trung tại Long Đình, quanh con Rồng vàng đang yên giấc, sức mạnh tiềm ẩn đã được vùng lên, uyển chuyển vươn dậy, hùng dũng lao theo quả cầu và tiếng trống. Nó bay quanh nguồn nước ba vòng như quyến luyến cái tổ của mình rồi lần lượt đi đến các đền chùa: Bách Linh, thờ Nùng Chí Cao, đền thờ đức thánh Trần Hưng Đạo, để chào các vị thần, đồng thời xin phép cho Rồng được hoạt động. Sau đó đoàn múa rồng đi khắp phố đến từng gia đình, trước đây Rồng đến cơ quan, hộ gia đình đều được đốt pháo
đón mừng vì quan niệm rằng đây là điều may mắn, tài lộc đến nhà, nay không được đốt pháo nữa Rồng vẫn được chào đón và được mời rượu, nhân dân trong vùng cho rằng đây là hiện tượng thần linh đi kiểm tra, quan sát xem dân làm ăn như thế nào và đem lộc ban phát cho mọi người nên Rồng được tiếp đón nồng nhiệt.
b, Phần hội
Phần hội được tổ chức từ ngày mồng 1 đến hết mồng 2, với nhiều trò chơi dân gian được tổ chức tại sân vận động trung tâm huyện như: múa rồng, múa kỳ lân, tung còn, đẩy gậy, nhảy bao, kéo co…đặc biệt là múa hát giao duyên của đồng bào các dân tộc trong vùng. Bên cạnh đó là các hoạt động thi đấu thể thao: bóng đá, bóng rổ, thi đấu cờ người,…Những năm gần đây, ban tổ chức còn tổ chức triển lãm ảnh về thành tựu kinh tế, văn hóa xã hội trong cuộc đổi mới của đất nước. Năm nay, Bảo tàng tỉnh tổ chức triển lãm ảnh Bác Hồ với chủ đề “Học tập suốt đời”, được đông đảo quần chúng nhân dân cùng các du khách đón nhận nồng nhiệt.
Đặc biệt không thể thiếu được là trò cướp đầu pháo, một trò chơi tiêu biểu trong ngày hội này. Hội Pháo hoa là cuộc chơi vui-khỏe, lành mạnh, rèn luyện tính nhanh nhẹn, có tinh thần thượng võ, lôi cuốn các chàng trai khỏe mạnh từ các địa phương, làng, xã, trong toàn huyện tham dự. Tất cả các đội khi tham gia vào cuộc tranh pháo đều hy vọng sẽ giành được chiếc vòng cầu phúc.
2.2.2.2. Nội dung các trò vui chơi, thể thao trong lễ hội
Ngày 01- 02 tháng Giêng ( cả hai buổi sáng và chiều): Ban tổ chức tiến hành thi đấu cầu lông ở UBND huyện và sân các cơ quan lân cận thị trấn do phòng VHTT-TT huyện và UBND thị trấn phụ trách. Sau đó tổ chức bóng đá giao hữu tại sân vận động giữa trường Trung học phổ thông huyện đăng cai với các trường huyện phụ lân cận khác. Tiếp theo đó đoàn múa Rồng + Lân đi sẽ đi chào các cơ quan, khu phố, các doanh nghiệp đóng trên địa bàn thị trấn.
Buổi tối: Biểu diễn văn nghệ tại sân vận động huyện (do phòng VHTT-TT huyện phụ trách). Nhân dân khu phố lo quay lợn ( 2-3 gia đình cùng chung một con lợn quay để tiếp khách của gia đình đến dự lễ hội). Các đôi nam nữ thanh niên các dân tộc Tày – Nùng từ thập phương tới tham dự lễ hội tổ chức hát giao duyên từ chập tối đến sáng hôm sau.
Trong 02 ngày 1-2 tháng Giêng bên cạnh các hoạt động thi đấu thể thao, chơi trò chơi còn có Hội thi hát dân ca giao duyên, trình diễn trang phục dân tộc,
trình diễn các tiết mục văn nghệ đặc sắc mừng xuân, ca ngợi quê hương đất nước mang đậm bản sắc dân tộc. Ngoài ra còn có hoạt động tổ chức triển lãm và trưng bày các gian hàng về sản phẩm văn hóa địa phương.
* Các trò chơi tiêu biểu trong lễ hội:
- Trò chơi Tung còn: là trò chơi điển hình của người Tày-Nùng Cao Bằng. Người Cao Bằng tung còn chứ không ném quả còn như một số tỉnh khác. Trò này diễn ra vào những ngày đầu Xuân khi hội lồng tồng được tổ chức khắp nơi trong tỉnh. Vào ngày lễ hội người ta chọn một sân bãi rộng làm sân còn. Ở giữa trồng một cây mai hay cây tre, trên ngọn buộc một cái vòng tròn đường kính khoảng 30-40 cm được trang trí bằng giấy màu xanh có tâm đỏ ở giữa rộng khoảng 10-15cm. Nếu tung quả còn lọt vào vòng tròn đó sẽ được tính giải cao và nhận được giải thưởng của ban tổ chức, ngoài ra trò chơi tung còn được rất nhiều các bạn trẻ yêu thích và nhiệt tình tham gia bởi nếu đôi trai gái nào có ý tỏ tình ngầm với nhau thì trò chơi này là một dịp để thể hiện tình cảm của mình.
- Múa Kỳ lân – Sư tử:
Hằng năm cứ đến ngày 02/2 Âm lịch và các ngày lễ hội truyền thống có tổ chức các đội Sư Tử - Kỳ lân đi biểu diễn phục vụ nhân dân vào dịp lễ hội, cổ động phong trào vui chơi phấn khởi sau một năm vất vả trong lao động, sản xuất và chuẩn bị bước vào vụ mới.
Về tổ chức đội, mỗi đội Sư Tử - Kỳ lân đều thờ một vị thần linh, tiếng địa phương gọi là “Pay Phủ” để bảo vệ cho kỷ cương hoạt động của đội. Mỗi đội thành viên của đội đều phải tuân theo tổ chức kỷ luật như theo một nội quy. Biểu tượng của đội là một cây “ Sam Xa” ( một loại ba chạc to, có tra cán dài và buộc một
miếng vải đỏ). Mỗi đội đều có viên đội trưởng làm nhiệm vụ điều hành tốt mọi hoạt động của hội nhất là trong biểu diễn phục vụ , không được để sơ xuất. Dưới hội trưởng có các bộ môn được phân công cụ thể như sau:
+ Con Sư tử - Kỳ lân cũng có đội có hai con hoặc hai mẹ con.
+ Bên con Sư tử - Kỳ lân có hai con khỉ, một hoặc hai con đười ươi, thường đi với nhau, trêu trọc nhau, đùa nghịch làm tăng thêm phần thu hút khan giả.
+ Chiêng trống, thanh la…Ngoài ra còn có các bộ môn múa gậy, múa đao, múa võ tay không, võ binh khí, nhảy bàn, nhảy qua vòng lửa, vòng đao, vòng cót. Hoạt động của các bộ môn này đều theo nhịp chiêng trống, thanh la, thường là theo nhịp 2/4 hoặc có lúc dồn dập.
Về hoạt động: Đội Kỳ lân- Sư tử đến phục vụ lễ hội, ngoài ra đội còn đến các làng bản, các gia đình để chào hỏi, chúc phúc. Đến làng, bản nào đội Kỳ lân – Sư tử cũng phải trình diện thổ công trước, rồi mới đi biểu diễn phục vụ.
Mỗi lần đi biểu diễn phục vụ, đến nơi mời đội Kỳ lân – Sư tử đều được nhận tiền thưởng. Số tiền này giúp cho đội bồi dưỡng và có kinh phí để hoạt động. Đây là một hoạt động đòi hỏi người tham gia phải có sức khỏe tốt, nó vừa nâng cao thể lực cho bản thân mỗi người, có tính dũng cảm, đôi mắt tinh nhanh, đôi chân khỏe khoắn, nhanh nhẹn, vừa mang tính hoạt động thể thao, vừa mang tính hoạt động văn hóa nghệ thuật, võ thuật cổ truyền của cha ông.
- Múa Rồng:
Múa Rồng là một hoạt động vui chơi vừa mang tính văn hóa nghệ thuật được tổ chức vào dịp tết Nguyên Đán và các ngày lễ hội. Ở Quảng Uyên vào những ngày diễn ra lễ hội Pháo hoa mồng 02/02 Âm lịch hàng năm. Múa Rồng chủ yếu ở các huyện miền Đông - Cao Bằng nói chung và huyện Quảng Uyên nói riêng.
Con Rồng làm bằng vải, được trang trí màu sắc lộng lẫy, có chiều dài từ 40- 50cm với sự biểu diễn của một tập thể từ 15-20 người. Múa Rồng có nhiều lớp khác nhau như con Rồng vờn hòn ngọc, Rồng lượn, Rồng lộn, Rồng vờn mây…Vừa để giữ nhịp vừa để điều hành cho Rồng múa có đội trống, có chũm chọe, thanh la thúc giục, động viên làm cho không khí thêm vui nhộn, náo nhiệt.
Trước khi vào tranh đầu Pháo hoa các đội múa Rồng (2-4 đội) phối hợp với đội múa Lân – Sư (4- 6 đội) cùng đồng diễn tại sân vận động với nhiều động tác biểu diễn như: võ dân tộc, nhảy múa trên bàn, nhảy qua vòng lửa…làm cho không khí của lễ hội thêm sôi động, nhộn nhịp, cuốn hút đông đảo quần chúng nhân dân đổ dồn về nơi tranh đầu pháo hoa.
- Tranh đầu pháo hoa truyền thống:
Tranh cướp đầu pháo hoa là một trò chơi mang tính thể thao. Đầu pháo tức là đầu một quả pháo, nhưng chiếc đầu quả pháo này lại khác với những chiếc đầu pháo hoa thông thường là có một chiếc vòng sắt quấn xung quanh và chiếc vòng sắt này được trang điểm bằng những chiếc tua ngũ sắc, bằng chỉ, bằng vải hoặc giấy dán trang kim rực rỡ. Quả pháo có quấn chiếc vòng sắt này là một quả pháo lớn có đường kính khoảng 10 phân.
Vào hội, pháo được đốt lên ở một đài cao từ 5-10 thước, ngoài chiếc pháo lớn có vòng ở đầu người ta còn đốt rất nhiều pháo nhỏ, những tràng pháo từ đất đến đỉnh đài, đây pháo được nối từ dây nọ đến dây kia, nổ thật giòn đến quả cuối cùng là pháo đùng nổ đẩy vòng sắt bắn lên cao từ 8-10m rồi mới rơi xuống đất.
Tranh đầu pháo là tranh cướp chiếc vòng sắt ở đầu pháo chính. Người dân tin rằng cướp được chiếc đầu pháo này sẽ gặp được nhiều may mắn trong năm. Không chỉ cho bản thân người cướp được đầu pháo mà cho cả gia đình, cho cả đội cùng tham gia tranh cướp pháo và mang vinh dự về cho cả địa phương.
Sân chơi trò tranh đầu pháo phải là một bãi sân rộng, phẳng hoặc đám ruộng to làm nơi tổ chức lễ hội. Những người tham gia tranh cướp đầu pháo được tổ chức thành từng đội, mỗi đội thường là 10 người ( nam), đó là những thanh niên mạnh khỏe, dũng cảm. Cùng lúc có thể có nhiều đội cùng chơi. Các đội có các màu áo khác nhau để phân biệt, họ tỏa ra đứng xem kẽ lẫn giữa các đội. Sau khi đốt pháo, chờ đầu pháo rơi xuống là các lực sĩ khỏe mạnh tranh nhau, chen lấn, xô đẩy, ôm, vật…kể cả võ thuật để cản trở đối phương giành giật lấy đầu pháo.
Người cầm được đầu pháo có thể chuyền cho đồng đội hoặc chạy thật nhanh để đồng đội ngăn cản những người khác đội, để cho đồng đội của mình mang chiếc đầu pháo đặt lên bàn thờ mà Ban tổ chức quy định, sau đó lễ ba lạy thì đội đó được coi như thắng cuộc và được nhận phần thưởng của ban tổ chức. Đội thắng rước đầu pháo về làng, có đoàn Kỳ lân – Sư tử cùng rước về tận làng, dân làng ra đón rất trọng thể. Đến mùa hội năm sau, đội thắng cuộc sẽ làm lễ rước đầu pháo tới trả ban tổ chức, chiếc vòng sắt lại được lồng vào đầu pháo để chuẩn bị tranh cướp trong mùa hội mới.
Tranh cướp đầu pháo là một trò chơi mang tinh thần thượng võ cổ truyền của dân tộc. Những năm gần đây sau khi có chỉ thị của chính phủ cấm đốt pháo, trò chơi tranh cướp đầu pháo vẫn được tổ chức. Do không có đốt pháo, ban tổ chức đứng lên cao tung đầu sắt ra giữa sân, các đội lao vào chơi tranh cướp pháo như thường lệ. Sau khi tranh được đầu pháo hoa đội chiến thắng sẽ được rước lợn quay và vòng ngọc pháo hoa về xã để tổ chức liên hoan.
Các hoạt động thể thao và các trò chơi trong lễ hội đều do phòng VHTT-TT, phòng Giáo Dục, UBND thị trấn, huyện Đội, Hội phụ nữ, huyện Đoàn, Hội nông dân được phân công phụ trách và tổ chức hoạt động.
2.2.2.3. Công tác tổ chức lễ hội Pháo hoa
- Thời gian tổ chức: từ 30 tháng giêng đến ngày 02 tháng 02 Âm lịch hàng năm. - Địa điểm tổ chức: Tại thị trấn Quảng Uyên, huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng. - Thành phần tham gia: Gồm đại biểu lãnh đạo tỉnh, các ban ngành, đoàn thể cấp tỉnh và đại biểu các huyện lân cận; Đại biểu lãnh đạo Huyện Ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ huyện, lãnh đạo các ban ngành, đơn vị cấp huyện;
Các đơn vị tham gia: Cán bộ và nhân dân thị trấn, các cơ quan đơn vị đóng trên địa bàn huyện.
- Ban chỉ đạo, ban tổ chức lễ hội:
+ Ban chỉ đạo lễ hội: Thành phần gồm có Lãnh đạo Sở VHTT&DL; thường trực UBND huyện Quảng Uyên; Ban tuyên giáo Tỉnh ủy; UBMTTQ Tỉnh; Phòng Văn hóa thông tin và thể thao huyện Quảng Uyên; Đại diện Đảng ủy thị trấn Quảng Uyên.
Nhiệm vụ của Ban chỉ đạo lễ hôi: Chỉ đạo toàn diện các hoạt động của lễ hội theo Kế hoạch; theo kịch bản trình UBND huyện , các Quyết định thành lập Ban chỉ đạo, ban tổ chức lễ hội, các tiểu ban giúp việc.
+ Ban tổ chức lễ hội: Thành phần gồm có Phó chủ tịch UBND huyện phụ trách văn hóa- xã hội( trưởng ban); Lãnh đạo phòng VH&TT( phó trưởng ban); Chủ tịch UBMTTQ huyện ( Phó trưởng ban); Ban tuyên giáo Huyện ủy; Chủ tịch UBND thị trấn Thanh Nhật; Lãnh đạo bảo tàng tỉnh; Lãnh đạo một số phòng ban đơn vị