Những thành tựu đạt được

Một phần của tài liệu Nâng cao vai trò của Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của Tỉnh Cao Bằng ( Nghiên cứu trường hợp lễ (Trang 70)

9. Kết cấu của luận văn

2.5.1. Những thành tựu đạt được

2.5.1.1. Trong công tác tổ chức, quản lý lễ hội

- Tổ chức quản lý: Việc tổ chức và quản lý lễ hội Pháo hoa của đồng bào dân tộc Tày –Nùng huyện Quảng Uyên thời gian qua đã tuân theo các quy định của Nhà nước về tổ chức lễ hội. Lễ hội Pháo hoa đã duy trì được các yếu tố truyền thống và tiếp thu các giá trị hiện đại của văn hóa các dân tộc khác. Qua báo cáo tổng kết công tác của Sở VHTT&DL năm 2013, thì qua công tác kiểm tra lễ hội, trong đó có lễ hội Pháo hoa nhìn chung công tác quản lý và tổ chức lễ hội đã được diễn ra an toàn, tiết kiệm, lành mạnh, thực hiện theo đúng quy chế lễ hội. Hơn nữa, lễ hội được tổ chức đều tuân theo các quy định của cộng đồng và đã được các vị cao tuổi bàn bạc quyết định. Do vậy lễ hội đã diễn ra trong không khí vui vẻ, phấn khởi và thành công, tuân theo các quy định chung của pháp luật và cộng đồng.

Sở VHTT&DL đã chủ động trong công tác quản lý và định hướng tổ chức lễ hội. Sở đã tham mưu cho UBND tỉnh có những chủ trương, xây dựng mô hình tổ chức hợp lý, từ đó có tác động rất lớn đến công tác tổ chức ở địa phương. Cụ thể như: Cấm xe 4 bánh vào khu vực trung tâm di tích (khoảng 1km) tạo không gian

thoáng cho du khách; cấm không cho bán hàng rong xung quanh khu vực lễ hội gây mất ổn định, mất tính linh thiêng trong lễ hội.

- Huy động các nguồn lực tham gia lễ hội: Từ trước Tết Nguyên đán, để chuẩn bị cho một mùa lễ hội mới, công tác tổ chức và quản lý lễ hội đã được tăng cường. Sở VHTT&DL có công văn số 62/SVHTT&DL-QLVH về việc tăng cường quản lý, tổ chức hoạt động lễ hội. Sau đó Giám đốc Sở VHTT&DL đã ban hành Quyết định số 22/QĐ-SVHTT&DL ngày 28/2/2013 về việc giao nhiệm vụ cho thanh tra Sở phối hợp với các đơn vị có liên quan tiến hành kiểm tra hoạt động lễ hội trên địa bàn toàn tỉnh. Tiếp theo Sở đã có công văn số 169/SVHTT&DL-TTr ngày 5/3/2013 gửi Chủ tịch UBND các huyện về việc tăng cường công tác quản lý di tích và lễ hội, nhằm chấn chỉnh các hoạt động này trong thời gian tới.

UBND huyện Quảng Uyên cũng đã tổ chức thành lập ban chỉ đạo lễ hội, chủ động xây dựng, triển khai kế hoạch, phối hợp với các ngành, các cấp chính quyền cơ sở tăng cường tổ chức lực lượng kiểm tra các hoạt lễ hội, thực hiện phương pháp quản lý mới nâng cao hiệu quả QLNN trong lễ hội phục vụ nhân dân. Kết quả của công tác huy động các nguồn lực tham gia lễ hội đã thu hút được tất cả các cơ quan ban ngành trên địa bàn huyện đều tham gia, các xã, các huyện lân cận như huyện Trùng Khánh, Tà Lùng…, các doanh nghiệp trên địa bàn huyện hỗ trợ kinh phí cho lễ hội ( DN tư nhân Thành Hà; DN tư nhân Bảo Ngọc; DN Hùng Dũng; DN Xuân Hòa…

Tất cả các cơ quan ban ngành có liên quan đều tham gia có mặt trong ban chỉ đạo và ban tổ chức lễ hội. Việc huy động được đông đảo các đơn vị tham gia lễ hội cũng góp một phần không nhỏ vào việc tổ chức thành công lễ hội Pháo hoa.

- Quản lý nguồn nhân lực: Hiện nay, tại khu vực tổ chức lễ hội có hai nguồn nhân lực tại chỗ, đó là cư dân địa phương thường xuyên tham gia các hoạt động dịch vụ và các đối tượng lao động không cố định như những người bán hàng rong,…Sở VHTT&DL đã phối hợp với ban tổ chức lễ hội ở địa phương có phương án để quản lý tốt hai nguồn nhân lực này: Trước tiên đối với những người dân địa phương thường xuyên tham gia các hoạt động dịch vụ, ban tổ chức lễ hội đã cử người đến từng cơ sở để phổ biến quy định về quy chế tổ chức lễ hội và yêu cầu chủ cơ sở cam kết không được tùy ý tăng giá hàng hóa để thu lời, nếu vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định. Đối với đối tượng lao động không cố định ban tổ chức và quản lý lễ hội đã tiến hành quy hoạch khu vực bán hàng ở xung quanh sân

vận động nơi diễn ra lễ hội, phân thành từng lô cho những đối tượng có nhu cầu đăng ký thuê với giá 50 nghìn đồng/ngày, vừa đảm bảo được mỹ quan xung quanh khu vực tổ chức lễ hội, vừa đảm bảo được an ninh trật tự trong khu vực diễn ra lễ hội. Số tiền thu được từ việc phân lô sẽ cho vào nguồn kinh phí để tổ chức các hoạt động khác của lễ hội.

Được sự quan tâm hướng dẫn của Sở VHTT&DL công tác quản lý và tổ chức lễ hội Pháo hoa đã đảm bảo được các quy định của nhà nước theo đúng Quy chế tổ chức lễ hội do Bộ VHTT ban hành. Lễ hội diễn ra có ban tổ chức, ban nghi lễ cúng tế với sự tham gia của các vị cao niên có kinh nghiệm, có uy tín trong cộng đồng. Chính quyền địa phương, các ban ngành đoàn thể và các tổ chức chính trị xã hội trực tiếp quản lý trong suốt thời gian diễn ra lễ hội.

Lễ hội đã có nhiều chuyển biến tốt. Sở VHTT&DL đã nhận thức rõ ý nghĩa, tác dụng của lễ hội Pháo hoa trong giáo dục truyền thống, lịch sử cũng như lợi ích về kinh tế và quảng bá du lịch địa phương, do vậy đã quan tâm nhiều hơn đến công tác tổ chức và quản lý lễ hội.

- Ngăn chặn các hiện tượng tiêu cực trong lễ hội: Công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động văn hoá và dịch vụ văn hoá, ngăn chặn các tệ nạn nảy sinh trong lễ hội đã được tăng cường. Trong mùa lễ hội năm 2013 đoàn thanh tra đã kịp thời phát hiện và nhắc nhở số cá nhân, tổ chức thực hiện chưa tốt nội quy trong lễ hội; tiến hành nhiều biện pháp xử lý: Kiểm tra và thu giữ 200 cuốn sách tử vi, 100 đĩa nhạc, 2 biển hành nghề bói toán và 154 khẩu súng nhựa bắn đạn nguy hiểm, thu trên 150 bản sách có nội dung mê tín dị đoan không được phép lưu hành, tịch thu một số tang vật vi phạm tại lễ hội. ( Nguồn: Báo cáo công tác quản lý và tổ chức lễ hội năm 2013)

Có thể nói ở lễ hội Pháo hoa 2013, các khâu tổ chức được thực hiện rất bài bản và nghiêm túc. Trình độ tổ chức và quản lý lễ hội đang từng bước được nâng lên, góp phần đáng kể trong khắc phục tình trạng lộn xộn đã và đang diễn ra. Các hoạt động nghi lễ được tiến hành trang trọng, góp phần giữ gìn bản sắc cũng như truyền thống lịch sử của các lễ hội. Không gian lễ hội sôi động hơn với nhiều trò chơi dân gian truyền thống, như: thi hát dân ca, cờ người, tung còn, kéo co, chọi gà,…Lễ hội được tổ chức đúng lịch, thu hút đông đảo nhân dân tham gia mặc dù trước và sau Tết Nguyên Đán thời tiết ngoài Bắc giá rét, thậm chí có ngày dưới 5 độ C, sương mù dày đặc, giá cả thị trường tăng đột biến.

Lễ hội Pháo hoa được tổ chức ngày càng mang tính chuyên nghiệp, cơ sở hạ tầng từng bước được chỉnh trang, nâng cấp; cảnh quan môi trường được giữ gìn, chú trọng. Hằng năm kinh phí được tỉnh phê duyệt đầu tư cho lễ hội Pháo hoa khoảng 300 triệu để xây dựng, trùng tu lại khu di tích được khang trang hơn. Trên cơ sở rút kinh nghiệm những năm trước, tập trung chuẩn bị, tuyên truyền và quảng bá đã được thực hiện một cách bài bản, chuyên nghiệp hơn. Năm 2012 UBND huyện Quảng Uyên đầu tư 100 triệu đồng xây cổng chào lễ hội Pháo hoa; mở rộng và nâng cấp khu không gian lễ hội.( Nguồn: Báo cáo công tác quản lý và tổ chức lễ

hội năm 2013)

2.5.1.2. Trong công tác nghiên cứu, phục dựng,bảo tồn khai thác các giá trị văn hóa của lễ hội

- Khôi phục có chọn lọc những nghi thức truyền thống: Lễ hội Pháo hoa truyền thống vẫn giữ được một số giá trị văn hóa truyền thống, cụ thể như các nghi lễ cúng tế, trang phục làm lễ, sớ văn tế trong phần lễ, còn phần hội thì vẫn lưu giữ được các trò chơi dân gian như tung còn, đẩy gậy, kéo co,…Đặc biệt vẫn giữ được hình thức hát đối đáp, hát tiễn nhau truyền thống thông qua các chương trình văn nghệ, đã có sự kế thừa và tiếp thu văn hóa mới cho lễ hội. Công tác bảo tồn, phục dựng lại lễ hội Pháo hoa được lãnh đạo Sở hết sức quan tâm, với mong muốn phục dựng lại được lễ hội Pháo hoa sẽ góp phần bảo tồn bản sắc văn hóa, khơi dậy các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Tày – Nùng Cao Bằng.

Ngoài việc hằng năm duy trì tổ chức lễ hội Pháo hoa truyền thống thì Sở VHTT&DL còn tiến hành khôi phục lại lễ hội theo nguyên tắc: Tái hiện nguyên dạng lễ hội truyền thống từ địa điểm tổ chức, thời gian, nghi thức, đối tượng tham gia, đến các lễ vật cúng, nghi lễ tiến hành đảm bảo tính cộng đồng và tín ngưỡng. Sau khi phục dựng xong lễ hội Pháo hoa truyền thống vào năm 2008 thì Sở VHTT&DL cũng đã tiến hành quay phim chụp ảnh để bảo tồn dưới hai hình thức là bảo tồn sống và bảo tồn bằng việc lưu giữ hình ảnh hiện vật.

Sở VHTT&DL thường xuyên tổ chức các đợt sưu tầm, nghiên cứu nhằm bảo tồn, khôi phục những nét hay, nét đẹp trong tổ chức lễ hội, tuyên truyền vận động đồng bào các dân tộc loại bỏ dần những nghi lễ rườm rà, những thủ tục lạc hậu trong lễ hội. Các hoạt động trong lễ hội đều được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của các cấp ủy Đảng, chính quyền cơ sở để đảm bảo hướng lễ hội với cội nguồn bản sắc

văn hóa dân tộc. Đây chính là những hoạt động tích cực nhằm phát huy bảo vệ các giá trị của lễ hội, bảo tồn giá trị văn hóa tinh thần và định hướng các hoạt động lễ hội đảm bảo đúng theo quy chế lễ hội.

- Phục dựng được phần lễ trọng thể, phần hội vui tươi lành mạnh: Từ khi

Pháp lệnh Bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử - văn hoá và danh lam thắng cảnh được

ban hành, nhiều lễ hội có xu hướng khôi phục lại, mở rộng hơn, trong đó phải kể đến nhiều lễ hội truyền thống đã trở lại với đồng bào dân tộc thiểu số. Đáng chú ý, nhằm bảo tồn, phát huy, giữ gìn bản sắc văn hoá các dân tộc, Sở văn hoá đã sưu tầm và khôi phục lại các lễ hội truyền thống lành mạnh của các dân tộc, loại bỏ đi những thủ tục lạc hậu, rườm rà, mê tín, giữ lại những nét văn hóa truyền thống đặc trưng của lễ hội, thông qua các lễ hội khơi dậy niềm tự hào bản sắc dân tộc. Bộ VHTT&DL hỗ trợ phục dựng lễ hội Pháo hoa tại thị trấn Quảng Uyên – huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng. Những nghi thức truyền thống của lễ hội đã được chọn lọc một cách kỹ lưỡng, phần lễ được phục dựng trọng thể, phần hội vui tươi lành mạnh, là sự khởi đầu cho chương trình phát triển kinh tế - xã hội lâu dài nằm trong tiến trình hội nhập chung của đất nước.( Nguồn: Kịch bản tổng thể phục dựng, bảo

tồn lễ hội Pháo hoa truyền thống tại thị trấn Quảng Uyên - huyện Quảng Uyên - tỉnh Cao Bằng)

Việc phục dựng lại lễ hội đã tạo được sự chuyển biến tích cực về nhận thức của các cấp, các ngành, đặc biệt của tầng lớp nhân dân trong tỉnh về vị trí, vai trò của lễ hội trong việc phát triển du lịch tỉnh nhà. Hiện nay lễ hội Pháo hoa truyền thống có xu hướng phát triển hơn, quy mô tổ chức ngày càng lớn và khả năng phục hồi các lễ thức xưa do dân làng và các làng lân cận tổ chức, chính quyền cơ sở trực tiếp quản lý.

- Đối với việc duy trì và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của lễ hội, UBND tỉnh đã lập bản “ Kế hoạch triển khai chương trình bảo tồn và phát huy các

giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc của Cao Bằng giai đoạn 2007-2015” về mục

đích và yêu cầu như sau:

+ Tổ chức điều tra, nghiên cứu, sưu tầm các hiện vật cổ, khảo cổ học có giá

trị văn hóa nghệ thuật.

+ Nhằm bảo tồn, kế thừa có chọn lọc và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc, xây dựng và phát triển nâng cao nội dung những nét văn hóa đặc sắc của các dân tộc tỉnh Cao Bằng.

+ Coi trọng công tác tu bổ, gìn giữ, tôn tạo các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh để thu hút khách đến thăm quan, du ngoạn, nghỉ dưỡng…thông qua đó giới thiệu những nét văn hóa truyền thống của các dân tộc tỉnh Cao Bằng.

+Tăng cường công tác vận động, tuyên truyền giáo dục về việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, đặc sắc các dân tộc, trên các phương tiện thông tin đại chúng.

+ Thường xuyên tổ chức các hình thức giao lưu văn hóa, văn nghệ theo khu vực và theo cụm.

Đồng thời UBND tỉnh còn ban hành các quyết định cụ thể như: “Quyết định về

việc thành lập Ban tổ chức thực hiện việc phục dựng bảo tồn Lễ hội Pháo hoa huyện Quảng Uyên tỉnh Cao Bằng”; “ Quyết định về việc thành lập ban chỉ đạo thực hiện việc phục dựng bảo tồn lễ hội Pháo hoa huyện Quảng Uyên tỉnh Cao Bằng”….

Thông qua bản kế hoạch, đã nêu được những mục đích cụ thể của việc tổ chức lễ hội, đồng thời nghiêm cấm những hành vị không đi đúng với mục đích tổ chức lễ hội gây ảnh hưởng xấu đến môi trường văn hóa truyền thống. Điều này thể hiện rõ sự tham mưu của Sở VHTT&DL cho UBND tỉnh về việc tổ chức, quản lý lễ hội có một vai trò hết sức quan trọng trong việc gìn giữ và phát huy văn hóa truyền thống của nhân dân các dân tộc trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.

2.5.1.3. Trong công tác tuyên truyền về lễ hội

Hình thức tuyên truyền về lễ hội phong phú và đa dạng, đặc biệt Sở chú trọng tới công tác tuyên truyền về văn bản pháp luật và tuyên truyền thực hiện nếp sống văn hóa trong lễ hội bằng các hình thức khác nhau như: Xây dựng website đưa thông tin về lễ hội và di tích, tổ chức lớp tập huấn, triển lãm, quảng cáo bằng panô, áp phích, in tờ rơi, sách giới thiệu về lịch sử và danh lam thắng cảnh của di tích.

- Tuyên truyền về thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội: Để thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội phải gắn lễ hội với quảng bá du lịch, đồng thời phổ biến quy chế lễ hội và nội dung bảo vệ di tích, bảo vệ môi trường thiên nhiên, phổ biến nội quy phòng chữa cháy qua hệ thống đài phát thanh, tiến hành niêm yết trên bảng tin để nhân dân địa phương và du khách thực hiện. Bên cạnh đó, cần phải chú trọng giáo dục văn hoá lễ hội cho cán bộ nhân dân địa phương và lực lượng làm dịch vụ bằng nhiều khoá tập huấn khi tham gia các hoạt động dịch vụ phục vụ lễ hội.

2.5.1.4. Trong việc bảo đảm cơ sở vật chất cho lễ hội

- Chú trọng đầu tư, tu bổ cơ sở vật chất cho lễ hội: Từ trước ngày diễn ra lễ hội ban tổ chức, ban quản lý lễ hội, đã có các phương án phối hợp với các lực lượng chức năng giải toả các lều quán lấn chiếm bến bãi, khu di tích. Tăng cường các phương tiện phòng cháy, chữa cháy, đầu tư nâng cấp đường giao thông, quy hoạch bãi giữ xe phục vụ nhân dân tham gia lễ hội. Đảm bảo an ninh trật tự, an toàn cho du khách, tăng cường lực lượng đảm bảo an ninh trật tự, an toàn cho nhân dân. Vận chuyển rác thải kịp thời ra khỏi khu di tích, tăng cường trồng cây xanh tạo môi

Một phần của tài liệu Nâng cao vai trò của Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của Tỉnh Cao Bằng ( Nghiên cứu trường hợp lễ (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)