Nguyên nhân khách quan

Một phần của tài liệu Nâng cao vai trò của Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của Tỉnh Cao Bằng ( Nghiên cứu trường hợp lễ (Trang 83)

9. Kết cấu của luận văn

3.1.1. Nguyên nhân khách quan

3.1.1.1. Mặt trái của cơ chế thị trường

Mặt trái của cơ chế thị trường có tác động không nhỏ đến việc phục hồi và tổ chức lễ hội, với các hiện tượng tiêu cực sảy ra trong lễ hội như cờ bạc, trộm cắp…Tác động của mặt trái kinh tế thị trường đã dẫn đến nhận thức sai lệch về mục đích tổ chức lễ hội, coi di tích và lễ hội là nguồn lợi của địa phương, tập trung khai thác giá trị kinh tế làm phai nhạt bản sắc của lễ hội.

Chủ trương xã hội hóa hoạt động văn hóa đó là khuyến khích người dân, các doanh nghiệp tham gia vào công cuộc bảo tồn và phát huy giá trị di tích, lễ hội. Tuy nhiên, trong thực tế lễ hội Pháo hoa, có những “mạnh thường quân” bỏ tiền tài trợ cho lễ hội chỉ với mục đích đánh bóng tên tuổi của doanh nghiệp, cụ thể đại điện một doanh nghiệp được mời lên phát biểu trong phần khai mạc lễ hội, nhưng chủ yếu chỉ thấy quảng cáo về doanh nghiệp mình là chính. Điều đó đồng nghĩa với việc lễ hội Pháo hoa trở thành nơi phô trương, hình thức, không còn giữ được bản sắc vốn có.

3.1.1.2. Sự hạn chế về cơ sở vật chất

Cơ sở vật chất và trang thiết bị để phục vụ cho việc tổ chức lễ hội tuy đã được đầu tư nhưng còn nhiều thiếu thốn, nghèo nàn vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu các hoạt động diễn ra trong lễ hội và nhu cầu ngày càng cao của người dân tham gia. Chưa thực sự có sự đầu tư lớn trong công tác sưu tầm nghiên cứu và bảo tồn văn hóa truyền thống nói chung và lễ hội nói riêng.

3.1.1.3. Sự hạn chế về nguồn ngân sách đầu tư của Nhà nước

Kinh phí tài trợ của Nhà nước còn thấp, không đủ để tổ chức, đi lại sưu tầm, nghiên cứu, tìm hiểu, học tập để phát huy những cái đẹp, những cái độc đáo có sẵn trong nền văn hóa truyền thống. Ngân sách đầu tư của Nhà nước đối với công tác quản lý lễ hội chưa hoàn toàn dựa trên cơ sở thực tiễn, mức độ và tỷ lệ đầu tư còn

thấp, chưa có sự đầu tư theo chiều sâu nhằm phát triển văn hóa của địa phương. Chưa có cơ chế phù hợp, thống nhất giữa các cơ quan chức năng và địa phương trong việc quản lý, điều hành kinh phí bảo tồn, phát triển văn hóa lễ hội truyền thống.

3.1.1.4. Độ trễ của công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực lễ hội so với tình hình thực tiễn

Văn bản quản lý, hướng dẫn tổ chức lễ hội còn chậm được ban hành, sửa đổi so với yêu cầu thực tế của hoạt động lễ hội. Những vấn đề mới phát sinh chưa được kịp thời phát hiện, điều chỉnh, có chế tài cụ thể. Công tác QLNN trong lĩnh vực lễ hội chưa theo kịp tình hình thực tiễn, chậm xây dựng và điều chỉnh các văn bản quy phạm pháp luật, việc thực thi các văn bản của nhà nước về tổ chức quản lý lễ hội chưa nghiêm túc.

3.1.1.5. Ý thức của người dân khi tham gia lễ hội

Bên cạnh việc phân tích trách nhiệm của các chủ thể quản lý, thì ý thức và hành vi của người dân khi tham gia lễ hội cũng góp phần tạo nên những bất cập của lễ hội. Phần lớn người dân đi hội chưa có nhận thức chuẩn xác về đức tin và nội dung giá trị của lễ hội, lòng tin của người dân nặng về tính vụ lợi xin – cho, nguyên nhân sâu xa chính là từ môi trường xã hội, giáo dục xã hội, quản lý xã hội nói chung.

Một phần của tài liệu Nâng cao vai trò của Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của Tỉnh Cao Bằng ( Nghiên cứu trường hợp lễ (Trang 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)