Về chính sách đầu tư tài chính

Một phần của tài liệu Nâng cao vai trò của Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của Tỉnh Cao Bằng ( Nghiên cứu trường hợp lễ (Trang 90)

9. Kết cấu của luận văn

3.3.6.Về chính sách đầu tư tài chính

Đối với ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch, việc tổ chức thường xuyên các hoạt động lễ hội thường gặp không ít khó khăn về mặt kinh phí. Trước đây, lễ hội được tổ chức nhờ nguồn đóng góp vật chất của nhân dân địa phương nơi mở lễ hội, phụ thuộc chủ yếu vào kết quản sản xuất của người dân. Được mùa thì hội to, mất mùa thì hội nhỏ, thậm chí không tổ chức hội. Nay việc tổ chức lễ hội phụ thuộc chủ yếu vào kinh phí ít ỏi đóng góp của nhân dân địa phương và ngân sách nhà nước. Vì thế, để tổ chức lễ hội truyền thống một cách thường xuyên, đều đặn rất cần đến sự đóng góp nguồn thu từ ngành “kinh tế du lịch lễ hội”. Việc sử dụng, khai thác tài chính thu được từ lễ hội và di tích gắn với lễ hội cần phải được định hướng cụ thể. Trong nhiều trường hợp, kinh phí thu được đã không được tái sử dụng phù hợp để tôn tạo di tích và tái tổ chức lễ hội, hoặc nếu có thì ở mức độ chưa được thỏa đáng.

Chính vì vậy, cần sớm ban hành thông tư liên bộ, giữa Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch với Bộ Tài chính quy định cụ thể việc quản lý, sử dụng nguồn kinh phí từ lễ hội mang lại điều hòa ngân sách tài chính thu được từ du lịch cho tu bổ di tích và tổ chức lễ hội truyền thống ở các cấp, nhất là cấp cơ sở.

3.4. Giải pháp nhằm nâng cao vai trò quản lý nhà nƣớc của Sở VHTT&DL trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống lễ hội Pháo hoa huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng.

3.4.1. Nhóm giải pháp về chính sách pháp luật

Hoàn thiện hệ thống chính sách đối với việc tổ chức và quản lý lễ hội Pháo hoa: Lễ hội là hoạt động sinh hoạt văn hóa của riêng cộng đồng, có được duy trì và phát triển hay không phụ thuộc rất nhiều vào cộng đồng, nhưng hiện nay vai trò chính sách của Nhà nước là hết sức quan trọng. Để lễ hội Pháo hoa dược duy trì và phát triển, các chính sách cần tập trung vào các vấn đề sau:

3.4.1.1.Chính sách hỗ trợ kinh phí tổ chức và quản lý

Muốn cho lễ hội vừa giữ được các nét văn hóa truyền thống, vừa phát triển mang theo các yếu tố hiện đại thì các chương trình và nội dung phải phong phú, do vậy cần có kinh phí tổ chức lớn. Hơn nữa, số lượng người tham gia lễ hội Pháo hoa hiện nay có xu hướng gia tăng và mở rộng. Không chỉ có người dân trong huyện mà còn có sự tham gia của các dân tộc anh em trong vùng, do đó về cơ sở vật chất cần được sửa chữa và tu bổ, mở rộng để đáp ứng nhu cầu đó. Những công việc mang tính chất hậu cần này của công tác tổ chức và quản lý lễ hội đều cần có kinh phí lớn, mà nếu chỉ dựa vào sự đóng góp của các hộ gia đình tham gia lễ hội trong huyện thì không thể đủ chi phí để tổ chức. Do đó, cần có sự hỗ trợ về mặt kinh phí thông qua các chính sách của Nhà nước để có thêm kinh phí tổ chức với quy mô ngày càng cao, đáp ứng nhu cầu tham gia lễ hội của nhân dân các dân tộc trong vùng.

3.4.1.2. Chính sách hỗ trợ về mặt chuyên môn tổ chức lễ hội

Trước đây lễ hội Pháo hoa chủ yếu là do nhân dân trong huyện đứng ra tự tổ chức nên không tránh khỏi việc diễn ra tự phát, không có chuyên môn nên các chương trình diễn ra lộn xộn, không có hệ thống. Bởi vậy, rất cần có sự quan tâm của Sở VHTT&DL là cơ quan chuyên môn hỗ trợ về mặt tổ chức chương trình. Việc hỗ trợ chuyên môn cho lễ hội đòi hỏi phải đảm bảo chương trình của lễ hội diễn ra đúng truyền thống, sắp xếp khoa học.

Về mặt tổ chức chương trình lễ hội Pháo hoa, cần xây dựng nội dung chương trình, kế hoạch tổ chức lễ hội phù hợp với thực tế địa phương, cụ thể gồm: Nghiên cứu, tìm hiểu và tổng hợp nguồn gốc, sự tích cũng như vai trò và ý nghĩa lễ hội để xây dựng kế hoạch tổ chức các nghi lễ phù hợp, để lễ hội Pháo hoa thật sự mang

tính chất là lễ hội truyền thống; Xây dựng nội dung chương trình tổ chức lễ hội, công việc cụ thể gồm: Xác định nội dung chủ đề tư tưởng và ý nghĩa, vai trò của lễ hội; Soạn thảo biên tập chương trình ( có thể dưới dạng kịch bản sân khấu hóa), cụ thể các bước nghi lễ và quy định thời gian, nội dung cho các lễ thức với số lượng người tham gia, thời gian tiến hành, xử lý công việc, phục lễ, đạo cụ, trình tự đội ngũ lễ rước, lộ trình của đám rước, nội dung văn tế, các bước nghi thức tế lễ.

Nhóm giải pháp này đòi hỏi các chính sách phải toàn diện và đồng bộ. Tránh tình trạng chính sách không đồng đều đối với việc tổ chức và quản lý lễ hội tại các địa phương. Đặc biệt, đòi hỏi các chính sách này phải có tính khả thi cao, xuất phát từ nhu cầu thực tế của người dân về tổ chức và quản lý lễ hội.

3.4.2. Nhóm giải pháp về tổ chức

3.4.2.1. Xây dựng quy chế tổ chức lễ hội phù hợp

Muốn các hoạt động của lễ hội đạt được hiệu quả, đảm bảo trật tự, lành mạnh bổ ích, tiết kiệm, đồng thời phát huy được các giá trị văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc thì cần xây dựng được quy chế phù hợp gắn với nội dung của lễ hội. Đây là vấn đề cần được khảo sát, nghiên cứu chu đáo.

Để đảm bảo cho lễ hội Pháo hoa diễn ra thành công, thể hiện tinh thần đoàn kết và giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ, thì việc xây dựng quy chế tổ chức phù hợp với lễ hội là một yếu tố rất quan trọng. Theo quan niệm của đồng bào dân tộc Tày – Nùng nơi đây, thì lễ hội Pháo hoa mang tính thiêng liêng, thể hiện tính tín ngưỡng tôn giáo đối với thế giới tâm linh. Bởi vậy, việc xây dựng quy chế lễ hội phải đảm bảo duy trì các yếu tố truyền thống. Đồng thời, cần dựa trên chương trình kế hoạch đã được phê duyệt của ban tổ chức, xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động cụ thể về số lượng người tham gia, dự kiến kinh phí, nội dung chương trình…Cụ thể như sau:

+ Quy định trong tổ chức lễ và tổ chức hội

Về phần lễ cần có quy định chặt chẽ những ai được tham gia tế lễ, quy định về nội dung đọc văn tế, trang phục cúng lễ, đồ cúng lễ…Còn về phần hội, ban tổ chức lễ hội quy định các trò chơi bắt buộc tổ chức, vì nó thể hiện các giá trị văn hóa truyền thống to lớn của đồng bào dân tộc Tày – Nùng nơi đây. Trong đó có trò chơi tranh đầu pháo là trò bắt buộc phải tổ chức trong phần hội.

Lễ hội được tổ chức thành công là biểu hiện của sự may mắn trong năm mới. Do vậy, theo quy định thì tất cả mọi người tham gia lễ hội đều phải kiểm soát hành vi của mình, tránh các hiện tượng như cãi, chửi nhau, gây gổ, đánh nhau gây mất trật tự tại lễ hội. Các gia đình đều tự bảo ban nhau, giáo dục cho con cháu tham gia lễ hội một cách lành mạnh, không đánh chửi nhau trong lễ hội. Đây là một quan niệm mang tính tín ngưỡng nhưng đồng thời cũng là một cách giáo dục các thế hệ trong việc quản lý và bảo vệ trật tự nơi lễ hội. Tuy quy định này không chính thức thành văn bản nhưng nó là một quy ước ngầm quan trọng đối với việc quản lý lễ hội.

Xây dựng quy chế tổ chức lễ hội phải quy định cụ thể về mục tiêu tổ chức lễ hội, quy định về ban tổ chức lễ hội, các hành vi cấm trong lễ hội… Việc xây dựng quy chế phù hợp với lễ hội là cơ sở pháp lý để các cơ quan QLNN thực hiện chức năng và nhiệm vụ của mình, đảm bảo cho lễ hội diễn ra theo đúng mục đích và nhu cầu của cộng đồng. Nghị định số 56/2006/NĐ-CP về xử phạt hành chính đối với các hoạt động chính là cơ sở để xây dựng nội dung quy chế lễ hội về hình thức kiểm tra, xử lý vi phạm trong tổ chức và quản lý lễ hội.

Lễ hội Pháo hoa hiện nay đã được phục hồi lại sau nhiều năm gián đoạn, tuy vậy nhiều sinh hoạt văn hóa mang sắc thái riêng, mang tính đặc trưng của địa phương chưa được khôi phục lại. Cơ sở để phục hồi các hoạt động này là lớp người cao tuổi, những nghệ nhân dân gian ở địa phương. Tuy nhiên, đến nay những người nắm giữ kho vốn di sản này đang vắng dần do quy luật của tuổi tác. Nhà nước mà trực tiếp và Sở VHTT&DL và chính quyền địa phương cần sớm tạo điều kiện cho các nghệ nhân, những người cao tuổi có cơ hội để truyền lại những tri thức của mình cho lớp hậu thế. Do vậy giải pháp đưa ra đó là xây dựng chương trình bảo tồn, khai thác và phát huy các giá trị văn hóa của lễ hội phù hợp với nội dung, tính chất, quy mô lễ hội và đặc điểm từng lễ hội ở địa phương. Có kế hoạch cụ thể để triển khai lễ hội với việc bổ xung nội dung mới, phù hợp, lành mạnh, phong phú, khôi phục có chọn lọc những nghi thức truyền thống.

3.4.2.2. Quán triệt trách nhiệm đối với cơ cấu bộ máy tổ chức và quản lý lễ hội

Phải có sự chuyển biến, quán triệt sâu sắc trong nhận thức của lãnh đạo Sở, lãnh đạo chính quyền, các ban ngành đoàn thể, các cấp có trách nhiệm đối với công tác tổ chức và quản lý lễ hội, đặc biệt là nhận thức về ý nghĩa và giá trị to lớn của lễ hội đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Cần kiện toàn bộ máy tổ chức và cơ cấu nhân sự quản lý về văn hóa nói chung và quản lý về lễ hội nói riêng ở cả cấp Sở và huyện. Cụ thể là tiến hành điều tra, đánh giá đúng thực trạng cán bộ về số lượng, chất lượng, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, năng lực quản lý và tổ chức thực hiện. Qua đó, có kế hoạch bố trí, sắp xếp lại đội ngũ cán bộ làm việc đúng ngành, phù hợp với năng lực, trình độ chuyên môn của họ. Bên cạnh đó, cần có kế hoạch bổ sung kịp thời đội ngũ cán bộ trẻ đủ năng lực để đảm bảo ở mỗi cơ quan quản lý dù là ở cấp Sở, cấp huyện ít nhất cũng có một cán bộ quản lý chuyên trách về di tích - lễ hội được đào tạo về chuyên môn và nghiệp vụ, đáp ứng những nhu cầu của công tác tổ chức và quản lý lễ hội trong tình hình mới.

Để công tác tổ chức và quản lý lễ hội ngày càng hiệu quả, bảo đảm trật tự, tiết kiệm, phát huy tốt các giá trị văn hóa, góp phần khai thác tiềm năng kinh tế - văn hóa du lịch, đồng thời khơi dậy và tạo ra những tiềm năng kinh tế mới, bổ sung nguồn lực quốc gia, chú trọng bảo tồn giá trị của lễ hội.

Tăng cường công tác quản lý, nghiên cứu để việc tổ chức lễ hội ngày càng khoa học, có ý nghĩa. Phục hồi những trò chơi dân gian truyền thống gắn với việc xây dựng nông thôn mới; xây dựng gia đình văn hóa, bảo vệ công trình di tích lịch sử văn hóa, giữ gìn vệ sinh môi trường. Coi trọng đặc thù tính độc đáo riêng của lễ hội, tránh làm đồng loạt dẫn đến sự nhàm chán. Phải bằng mọi cách khôi phục, giữ lại nét riêng của lễ hội, gắn với truyền thống của địa phương.

3.4.2.3. Chỉ đạo thực hiện có hiệu quả chương trình bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống.

Về quan điểm: Ban lãnh đạo Sở cần nhận thức sự biến đổi của lễ hội truyền thống cũng như sự xuất hiện của nhiều loại hình tổ chức sự kiện mới là một yếu tố khách quan trong đời sống văn hóa hiện nay. Vì thế không nên có quan điểm cứng nhắc, dập khuôn một cách máy móc về tổ chức lễ hội truyền thống. Sở cần bám sát thực tiễn, tổng kết thực tiễn và dựa trên cơ sở lý luận về quản lý văn hóa để tổ chức một lễ hội truyền thống sao cho phù hợp với thực tiễn mà vẫn giữ được nét văn hóa truyền thống vốn có của lễ hội. Với vai trò chỉ đạo lễ hội ban lãnh đạo Sở cần đặc biệt nhấn mạnh vai trò của chủ thể cộng đồng, không được coi nhẹ vai trò của người dân trong công tác tổ chức lễ hội.

Về phương hướng: Tổ chức và quản lý lễ hội phải bám sát tinh thần Nghị quyết TW5 ( khóa VIII) về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, cũng như tinh thần Chỉ thị 27/CT-TW của Bộ Chính trị và chỉ thị số 14/1998/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Bảo tồn có chọn lọc các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc trong lễ hội loại bỏ dần các yếu tố lạc hậu, xây dựng thêm các yếu tố văn hóa mới phù hợp. Tiếp tục củng cố và phát huy những hiệu quả các bài học kinh nghiệm đã thu được để triển khai thực hiện tốt hơn công tác tổ chức và quản lý lễ hội theo Nghị định 11/NĐ-CP ngày 18/01/2004 của Chính phủ.

Sau mỗi một mùa lễ hội ban lãnh đạo Sở cần tổng kết thực tiễn, tổ chức hội thảo tranh thủ ý kiến của các chuyên gia, các nhà khoa học để ban hành các văn bản quản lý Nhà nước về lễ hội tạo hành lang pháp lý cho công tác tổ chức , quản lý lễ hội năm sau đạt kết quả tốt hơn

Hiện nay Sở đã có một số văn bản mang tính quy phạm pháp luật như: Quy chế thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội ban hành theo quyết định số 308/2005/QĐ-TTg ngày 25 tháng 11 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ hoặc thông tư số 04/2011 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc thưc hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội. Các văn bản này bước đầu đã đề cập những vấn đề quản lý mới. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.4.2.4. Tăng cường thanh tra, kiểm tra xử lý sai phạm trong lĩnh vực tổ chức và quản lý lễ hội

Tăng cường quản lý lễ hội cổ truyền bằng cách hoàn thiện các thể chế luật pháp – chính sách, như vậy mới có thể có những chế tài phù hợp, không gây tranh cãi để xử lý các vi phạm và tôn vinh những hoạt động bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của lễ hội. Sở cần đi sâu, đi sát và nâng cao năng lực chuyên môn, nắm rõ và triệt để chủ trương của Đảng và Nhà nước về tự do tín ngưỡng để định hướng cho hoạt động của nhân dân trong việc tổ chức lễ hội, nhất là với lễ hội truyền thống, không có bài bản lại đang phát triển mạnh mẽ theo xu hướng mới như lễ hội Pháo hoa.

Chính quyền địa phương và nhân dân cần chấp hành nghiêm chỉnh đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước về văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng. Hiện nay đã có nhiều văn bản pháp qui liên quan đến quản lý lễ hội như: Luật Di sản văn hóa do chủ tịch Nước công bố theo Lệnh số 09/2001/LCTN, ngày 12/7/2001; nghị định số

92/2002/NĐ-CP, ngày 11/11/2002 của chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của luật di sản văn hóa; Đây là những quy định mang tính pháp quy nhằm điều chỉnh hành vi của các tổ chức, cá nhân đối với việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa nói chung, lễ hội truyền thống nói riêng.

Cùng với hoàn thiện thể chế, chính sách, công tác kiểm tra, giám sát sẽ giúp

Một phần của tài liệu Nâng cao vai trò của Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của Tỉnh Cao Bằng ( Nghiên cứu trường hợp lễ (Trang 90)