Những đặc điểm chung và thực tiễn của quá trình chuyển đổi từ các

Một phần của tài liệu Định hướng và giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh du lịch tại Công ty Cổ phần Thương mại dịch vụ và Du lịch Cao su (Trang 31)

8. Bố cục của đề tài

1.2.1.Những đặc điểm chung và thực tiễn của quá trình chuyển đổi từ các

nhà khách của các Bộ, Ban, Ngành sang kinh doanh du lịch

Sự ra đời và phát triển của ngành du lịch Việt Nam bắt đầu từ những năm đầu của thập kỷ 60 - thế kỷ 20. Thời kỳ đầu sau khi đƣợc thành lập (giai đoạn 1960 - 1975), các cơ sở du lịch ở Việt Nam nói chung và ở các trung tâm du lịch

lớn ở phía Bắc (Hà Nội, Hải Phòng, Hạ Long) nói riêng chủ yếu chỉ phục vụ các đoàn khách của Đảng và Nhà nƣớc; phục vụ các đoàn ngoại giao, các chuyên gia, thủy thủ, các vận động viên thể thao… của các nƣớc bạn. Hoạt động kinh doanh du lịch trong thời kỳ này chiếm một tỷ lệ không đáng kể, và gần nhƣ không có.

Sau năm 1975, từ khi đất nƣớc đƣợc thống nhất, ngoài chức năng phục vụ các đoàn khách của Đảng và Nhà nƣớc, các cơ sở du lịch ở hầu hết các tỉnh, thành phố tiếp cận nhanh với việc tổ chức các hoạt động kinh doanh du lịch. Tuy nhiên, thời kỳ đầu sau giải phóng, các đoàn khách du lịch quốc tế đến Việt Nam chủ yếu là từ các nƣớc Đông Âu và Liên Xô (cũ) đƣợc ký kết theo các hiệp định về hợp tác trao đổi chính trị, kinh tế và văn hóa theo giá bao cấp. Còn khách du lịch nội địa trong thời gian này cũng chủ yếu là các đoàn khách của các cơ quan đoàn thể của các Bộ, Ban Ngành đƣợc công đoàn tổ chức cho đi nghỉ chế độ hàng năm. Hệ thống các nhà khách, nhà nghỉ của các Bộ, Ban, Ngành trong thời kỳ này chủ yếu phục vụ các nhóm khách du lịch trên. Ngoài chức năng phục vụ mục đích đi nghỉ của cán bộ công nhân viên trong ngành, các nhà khách nhà nghỉ của các Bộ, Ban Ngành cũng đã bắt đầu chuyển hƣớng sang kinh doanh phục vụ khách du lịch trong những thời gian nhàn rỗi.

Hoạt động kinh doanh du lịch chỉ thực sự trở nên sôi động trong hơn hai

thập kỷ qua kể từ khi Đảng và Nhà nƣớc thực hiện chính sách “đổi mới” mở cửa

với thế giới bên ngoài, đa dạng hóa và đa phƣơng hóa trong quan hệ quốc tế, Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nƣớc trên thế giới. Đặc biệt sau khi Việt Nam gia nhập ASEAN và Mỹ bãi bỏ lệnh cấm vận với Việt Nam thì ngành du lịch Việt Nam bắt đầu khởi sắc. Cùng với việc tăng trƣởng nhanh về số lƣợng khách quốc tế và khách du lịch nội địa, thì xu hƣớng và thành phần cơ cấu khách du lịch quốc tế đến Việt Nam cũng dần thay đổi. Những biến động chính trị ở Đông Âu và Liên Xô (cũ) đã làm giảm đáng kể số khách đến Việt Nam từ các nƣớc này, thay vào đó là khách du lịch đến từ các nƣớc trong khu vực Đông Á – Thái Bình Dƣơng, Tây âu và Bắc Mỹ.

Với tốc độ tăng trƣởng nhanh của dòng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam, cũng nhƣ nhu cầu đi du lịch của ngƣời dân trong nƣớc cũng không ngừng tăng lên…, hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật, đặc biệt là hệ thống khách sạn dần trở nên quá tải và phát triển không theo kịp nhu cầu trong giai đoạn đầu phát triển. Trƣớc thực trạng nhƣ vậy, Đảng và Nhà nƣớc đã chỉ đạo và đã có những chủ trƣơng, chính sách, những chỉ thị hƣớng dẫn hệ thống các nhà khách, nhà nghỉ của các Bộ, Ban, Ngành chuyển sang kinh doanh du lịch.

Bắt đầu là Quyết định số 317-TTg ngày 29/6/1993 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc chuyển nhà khách, nhà nghỉ của các Bộ, Ban, Ngành, Đoàn thể sang kinh doanh du lịch.

Với việc thực hiện Quyết định số 317-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ thì hầu hết các Bộ, Ban, Ngành, địa phƣơng và đoàn thể đã có nhiều cố gắng để chuyển nhà khách, nhà nghỉ của mình sang kinh doanh du lịch. Nhiều nhà khách, nhà nghỉ sau khi chuyển sang kinh doanh đã phát huy đƣợc tác dụng, góp phần đáng kể vào việc khắc phục tình trạng thiếu buồng, giƣờng cho khách trong nƣớc và ngoài nƣớc ở những nơi tập trung nhƣ Hà Nội, Hải Phòng, thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu mà lâu nay vẫn chƣa giải quyết đƣợc.

Tuy nhiên vẫn còn Bộ, Ban, Ngành, đơn vị, đoàn thể chƣa thực sự tích cực tạo điều kiện để các cơ sở nhà khách, nhà nghỉ chuyển sang kinh doanh du lịch, hoặc sau khi chuyển các cơ sở này sang kinh doanh lại quy định để lại buồng, giƣờng phục vụ nội bộ với tỷ lệ lớn; thậm chí có đơn vị lại chuyển sang hình thức nhà điều dƣỡng, làm nhƣ vậy vừa không đúng với tinh thần Quyết định số 317- TTg, vừa tạo ra những phức tạp, rắc rối trong hạch toán và quản lý của bản thân các đơn vị này.

Với thực tế đó thì sau hơn một năm thực hiện quyết định này thì ngày 12/12/1994 Thủ tƣớng Chính phủ tiếp tục có Chỉ thị số 753-TTg hƣớng dẫn việc tiếp tục chuyển nhà khách, nhà nghỉ của các Bộ, Ban, Ngành, Đoàn thể sang kinh doanh du lịch.

- Các Bộ trƣởng, Thủ trƣởng các cơ quan ngang Bộ, Thủ trƣởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng phải trực tiếp chỉ đạo việc kiểm điểm kết quả chuyển nhà khách, nhà nghỉ sang kinh doanh du lịch, đề ra biện pháp cụ thể để khẩn trƣơng chuyển các nhà khách, nhà nghỉ thuộc Bộ, ngành, địa phƣơng mình đang quản lý sang kinh doanh du lịch theo đúng tinh thần Quyết định số 317-TTg ngày 29/6/1993 của Thủ tƣớng Chính phủ.

- Đối với những nhà khách, nhà nghỉ đã chuyển sang kinh doanh du lịch phải làm đầy đủ các thủ tục để thành lập doanh nghiệp theo các quy định hiện hành, có kế hoạch tự cải tạo, nâng cấp, mở rộng cơ sở hiện có, đầu tƣ chiều sâu, bồi dƣỡng nghiệp vụ chuyên môn và ngoại ngữ cho cán bộ, nhân viên để đáp ứng yêu cầu và đòi hỏi ngày càng cao của kinh doanh du lịch và dịch vụ.

- Căn cứ điều kiện, đặc điểm của từng vùng, địa phƣơng và khu vực, Bộ Tài chính cùng Tổng cục Du lịch phối hợp với các ngành chức năng nghiên cứu trình Thủ tƣớng Chính phủ cơ chế chính sách thích hợp, nhằm thu hẹp, tiến tới xoá bỏ những chênh lệch bất hợp lý trong kinh doanh do điều kiện về vị trí, mặt bằng, khu vực tạo ra để khuyến khích các nhà khách, nhà nghỉ sau khi chuyển sang kinh doanh du lịch tự phát huy tiềm năng sẵn có hoặc liên doanh liên kết dƣới các hình thức, khai thác một cách có hiệu quả những cơ sở này.

- Giao Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội chủ trì cùng Bộ Y tế và Bộ Tài chính làm việc với các Bộ, ngành xác định rõ Bộ, ngành, đơn vị nào nhất thiết phải có nhà điều dƣỡng để cho những ngƣời làm công việc nặng nhọc, độc hại nghỉ ngơi điều dƣỡng sức khỏe; số lƣợng, quy mô của từng nhà điều dƣỡng, của từng Bộ, ngành cũng nhƣ trên từng địa bàn.

Trên cơ sở đó, các Bộ, ngành cần thống nhất với Bộ Xây dựng, Tổng cục Du lịch và các địa phƣơng nơi đặt nhà điều dƣỡng, về việc quy hoạch thành từng khu vực riêng tách hẳn với khu kinh doanh du lịch, về quy chế quản lý, vừa phục vụ tốt những ngƣời nghỉ dƣỡng, vừa không làm ảnh hƣởng đến hoạt động kinh

- Tổng cục Du lịch chịu trách nhiệm đôn đốc, hƣớng dẫn các ngành, đoàn thể và địa phƣơng khẩn trƣơng chuyển các cơ sở nhà khách, nhà nghỉ sang hoạt động kinh doanh du lịch theo hƣớng nơi nào có đủ điều kiện kinh doanh khách sạn thì làm thủ tục chuyển ngay, nơi có thể kinh doanh khách sạn nhƣng chƣa đủ điều kiện thì phải có kế hoạch cải tạo, nâng cấp đƣa vào kinh doanh, còn những nơi do điều kiện về vị trí, mặt bằng không phù hợp để kinh doanh khách sạn, thì phải tìm hình thức khai thác thích hợp để chuyển ngay sang kinh doanh, không đƣợc để kéo dài gây lãng phí, xuống cấp tài sản. Mặt khác, Tổng cục Du lịch phối hợp với các cơ quan để có kế hoạch giúp các cơ sở này đào tạo, bồi dƣỡng về nghiệp vụ khách sạn, du lịch cho cán bộ, công nhân viên đang và sẽ công tác tại nhà nghỉ, nhà khách đó tạo điều kiện cho họ nhanh chóng hòa nhập với hoạt động của các cơ sở kinh doanh du lịch.

- Giao Tổng cục trƣởng Tổng cục Du lịch theo dõi tổng hợp tình hình thực hiện Quyết định số 317-TTg, phối hợp với các ngành liên quan phát hiện và đề xuất với Thủ tƣớng Chính phủ biện pháp thích hợp để giúp các cơ sở nhà khách, nhà nghỉ chuyển sang kinh doanh nhanh chóng, thuận tiện. Tiếp theo đó, ngày 24/11/1997 Chính phủ tiếp tục có công văn sô 5967/KTTH chỉ đạo các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố, cơ quan Trung ƣơng của các đoàn thể… tiếp tục thực hiện về việc chuyển nhà khách, nhà nghỉ sang hoạt động kinh doanh du lịch theo Quyết định 317/TTg ngày 29/6/1993 và Chỉ thị 753/TTg ngày 12/12/1994. Theo đó, Thủ tƣớng Chính phủ chỉ đạo Thủ trƣởng các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng, Thủ trƣởng cơ quan Trung ƣơng của các đoàn thể, căn cứ điều kiện và tình hình cụ thể chỉ đạo các nhà khách, nhà nghỉ thuộc phạm vi mình quản lý chuyển sang hoạt động hạch toán kinh doanh theo nguyên tắc sau:

- Những nhà khách, nhà nghỉ có đủ điều kiện thành lập doanh nghiệp thì phải thành lập doanh nghiệp để hoạt động theo đúng quy định hiện hành.

- Những nhà khách, nhà nghỉ chƣa đủ điều kiện thành lập doanh nghiệp thì phải tự bổ sung hoặc sát nhập với các cơ sở khác cho đủ điều kiện để thành lập doanh nghiệp.

- Những nhà khách, nhà nghỉ không thể bổ sung đủ điều kiện hoặc không thể sát nhập đƣợc với cơ sở khác để thành lập doanh nghiệp, muốn kinh doanh thì phải đánh giá lại giá trị tài sản, đăng ký ngành nghề kinh doanh với cơ quan quản lý chức năng để hoạt động kinh doanh theo đúng quy định. Những nhà khách, nhà nghỉ không thể hoạt động kinh doanh đƣợc, không thể chuyển sang loại hình kinh doanh phù hợp thì phải giải thể hoặc chuyển giao cho đơn vị khác có nhu cầu sử dụng.

Đồng thời Thủ tƣớng giao Bộ Tài chính nghiên cứu để ban hành các quy định và hƣớng dẫn về chế độ hạch toán thống kê, chế độ ghi chép và hạch toán kinh tế; giá thuế đất, thuế đất đối với các nhà khách, nhà nghỉ nói chung và các nhà khách, nhà nghỉ ở vùng biển, vùng núi cao nói riêng có thời gian thực sự hoạt động trong năm không nhiều (hoạt động kinh doanh theo mùa) nhƣng chuyển sang kinh doanh đƣợc.

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tƣớng Chính phủ tại Công văn số 5967/KTTH ngày 24/11/1997 về hoạt động của nhà khách, nhà nghỉ, ngày 31/12/1997 Bộ Tài chính có Công văn số 4757 TC/TCDN hƣớng dẫn chế độ kế toán thống kê, chế độ ghi chép và hạch toán kinh tế, giá thuê đất và thuế đất đối với nhà khách, nhà nghỉ chuyển sang kinh doanh du lịch theo Quyết định số 317/TTg ngày 29/06/1993 và Chỉ thị số 753/TTg ngày 12/12/1994 của Thủ tƣớng Chính phủ nhƣ sau:

- Thực hiện các quy định về chế độ hạch toán kế toán thống kê, chế độ ghi chép và hạch toán kinh tế đã đƣợc Nhà nƣớc thống nhất ban hành, áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp (không phân biệt các thành phần kinh tế) tại các văn bản: Pháp lệnh kế toán và thống kê đƣợc Hội đồng Nhà nƣớc công bố 20/05/1988; Điều lệ tổ chức Kế toán Nhà nƣớc ban hành theo Nghị định số 25-HĐBT ngày

nghiệp ban hành kèm theo Quyết định số 1141-TC/QĐ/CĐKT ngày 01/11/1995 của Bộ trƣởng Bộ Tài chính về việc ban hành Chế độ Kế toán doanh nghiệp; Thông tƣ số 10-TC/CĐKT ngày 20/03/1997 của Bộ Tài chính hƣớng dẫn sửa đổi, bổ sung chế độ kế toán doanh nghiệp.

- Thực hiện cơ chế quản lý tài chính và hạch toán kinh doanh đã đƣợc quy định tại Luật doanh nghiệp Nhà nƣớc; Nghị định số 59/CP ngày 3/10/1996 của Chính phủ và các Thông tƣ hƣớng dẫn thực hiện Nghị định trên.

- Đƣợc áp dụng các quy định về giá thuê đất và thuế đất tại các văn bản: Luật Đất đai ngày 14/7/1993; Nghị định 87/CP ngày 17/8/1994 của Chính phủ quy định khung giá các loại đất; Pháp lệnh về quyền và nghĩa vụ của các tổ chức trong nƣớc đƣợc Nhà nƣớc giao đất, cho thuê đất ngày 14/10/1994; Nghị định số 85/CP ngày 17/12/1996 của Chính phủ quy định việc thi hành Pháp lệnh về quyền và nghĩa vụ của các tổ chức trong nƣớc đƣợc Nhà nƣớc giao đất, cho thuê đất và Thông tƣ số 70-TC/QLCS ngày 7/10/1997 của Bộ Tài chính hƣớng dẫn thực hiện Nghị định trên.

Đối với các nhà khách, nhà nghỉ ở vùng biển, vùng núi cao có thời gian thực sự hoạt động trong năm không nhiều (hoạt động kinh doanh theo mùa) nhƣng chuyển sang kinh doanh đƣợc, áp dụng hệ số điều chỉnh khung giá đất trong Nghị định số 87/CP ngày 17/08/1994 của Chính phủ. Vì giá thuê đất, thuế đất đối với các vùng biển, núi cao đã đƣợc nghiên cứu và kết cấu vào biểu khung giá các loại đất ban hành kèm theo Nghị dịnh này (giá đất làm cơ sở tính tiền thuê đất, thuế đất của miền núi thƣờng bằng 50% giá đất của đồng bằng cùng hạng đất).

1.2.2. Thực tiễn hoạt động kinh doanh của một số doanh nghiệp du lịch thuộc các Bộ, Ban, Ngành

1.2.2.1. Du lịch Bưu điện (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thực hiện Quyết định số 317-TTg ngày 29/6/1993, cũng nhƣ Chỉ thị số 753-TTg ngày 12/12/1994 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc chuyển nhà khách, nhà nghỉ của các Bộ, Ban, Ngành, Đoàn thể sang kinh doanh du lịch…, đồng thời

trong xu thế phát triển ngày càng lớn mạnh để trở thành một tập đoàn kinh tế đa dịch vụ, đa ngành nghề…, bên cạnh các đơn vị sản xuất kinh doanh và cung cấp dịch vụ truyền thống về Tin học, Bƣu chính - Viễn thông, ngay từ những năm cuối thập kỷ 90 của thế kỷ 20, Lãnh đạo Tập đoàn Bƣu chính Viễn thông Việt Nam đã sớm quan tâm đến việc tổ chức hình thành các đơn vị kinh doanh dịch vụ Tài chính, Bảo hiểm, Du lịch… theo hƣớng đón đầu sự hội tụ của Bƣu chính - Viễn thông - Tin học và đa dạng hóa các loại hình kinh doanh dịch vụ, đảm bảo sức cạnh tranh trong quá trình hội nhập quốc tế. Ngày 19/08/1998, Tổng cục Bƣu điện, Tập đoàn Bƣu chính Viễn thông Việt Nam, Thƣờng vụ Công đoàn Bƣu điện Việt Nam đã ban hành Nghị quyết liên tịch số 3773/NQ-LT trong đó thống nhất chủ trƣơng thành lập Công ty Cổ phần Du lịch Bưu điện để quản lý kinh doanh có hiệu quả hệ thống các khách sạn Bƣu điện đã và đang đƣợc đầu tƣ xây dựng trong cả nƣớc. Với 7 cổ đông sáng lập, vốn điều lệ đăng ký là 120 tỷ đồng Việt Nam, trong đó Tổng Công ty Bƣu chính Việt Nam là cổ đông lớn nhất với vốn góp 88.300 triệu đồng, bằng 73,58% tổng vốn điều lệ. Công ty đƣợc thành lập để khai thác, sử dụng vốn và tài sản hiện có là hệ thống các khách sạn, nhà nghỉ của Tập đoàn Bƣu chính Viễn thông Việt Nam, đồng thời huy động các nguồn vốn trong và ngoài ngành phát triển kinh doanh du lịch cũng nhƣ các dịch vụ khác, phấn đấu trở thành một trong những doanh nghiệp Du lịch hàng đầu Việt Nam, tạo công ăn việc làm ổn định cho ngƣời lao động, phát triển lợi tức

Một phần của tài liệu Định hướng và giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh du lịch tại Công ty Cổ phần Thương mại dịch vụ và Du lịch Cao su (Trang 31)