Mỗi doanh nghiệp khi tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh trên thị trường đều có những điểm mạnh và điểm yếu nhất định. Việc đánh giá môi trường nội bộ doanh nghiệp nhằm giúp nhà quản trị phát hiện ra những điểm mạnh và điểm yếu thực sự quan trọng bên trong doanh nghiệp mình, từ đó tìm cách khai thác tối đa các điểm mạnh cũng như khắc phục những điểm yếu để có xây dựng và lựa chọn một chiến lược kinh doanh cho phù hợp. Sau đây là những nhân tố môi trường nội bộ ảnh hưởng rất lớn đến chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.
- Hoạt động sản xuất
Sản xuất là hoạt động của doanh nghiệp gắn liền với việc tạo ra sản phẩm. Đây là hoạt động chính yếu của doanh nghiệp vì vậy việc phân tích hoạt động sản xuất có ý nghĩa vô cùng quan trọng.
Những vấn đề cơ bản của sản xuất:
Các hoạt động đầu vào: các hoạt động này thường gắn liền với hoạt động
mua sắm, nhập kho, tồn trữ và quản lý các yếu tố đầu vào. Những hoàn thiện trong bất cứ hoạt động nào đều dẫn tới giảm chi phí và tăng năng suất.
Sản xuất: sản xuất bao gồm các hoạt động như vận hành máy móc thiết bị, lắp
ráp, bao bì đóng gói, bảo dưỡng máy móc thiết bị và kiểm tra. Việc hoàn thiện những hoạt động này có ý nghĩa trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm, hiệu quả sản xuất được nâng cao.
Các hoạt động đầu ra: thành phần tạo ra được bảo quản, vận chuyển, lưu
kho và thực hiện công tác phân phối đưa sản phẩm tới khách hàng. Nâng cao hiệu quả của các hoạt động đầu ra sẽ thúc đẩy các hoạt động đầu vào và sản xuất phát triển.
- Hoạt động Marketing
Marketing được hiểu là các hoạt động liên quan đến nghiên cứu, dự báo, xác định các nhu cầu và mong muốn của khách hàng mục tiêu và đáp ứng tốt nhất các nhu cầu đó bằng cách kết hợp các chiến lược sản phẩm, chiến lược giá, chiến lược phân phối và chiến lược chiêu thị/ xúc tiến hơn hẳn các đối thủ cạnh tranh ở những thị trường trong những giai đoạn khác nhau.
Các hoạt động marketing cơ bản trong doanh nghiệp bao gồm: hoạt động nghiên cứu thị trường để giúp doanh nghiệp chủ động nhận diện các cơ hội từ thị trường, phân khúc thị trường, lựa chọn thị trường mục tiêu và phân tích khách hàng; tiếp đến doanh nghiệp thực hiện việc hoạch định các chiến lược marketing (chiến lược sản phẩm, chiến lược giá, chiến lược phân phối và chiến lược xúc tiến).
Như vậy, hoạt động marketing giúp cho doanh nghiệp đưa sản phẩm và dịch vụ của mình đến gần hơn với khách hàng, tác động đến quyết định lựa chọn và sử dụng của họ, có thể trở thành khách hàng trung thành của doanh nghiệp.
Trong thời kỳ hội nhập kinh tế như hiện nay thì khách hàng không khó để tìm kiếm các sản phẩm cần thiết cho mình, có thể nói là hàng hóa vô cùng phong phú và đa dạng. Chính vì thế mà các doanh nghiệp muốn nâng cao năng lực cạnh tranh của mình nhằm tiêu thụ được các sản phẩm, dịch vụ cần phải có một chính sách marketing mang tính khác biệt và tạo ấn tượng trong tiềm thức tiêu dùng của khách hàng. Một khi hoạt động marketing của doanh nghiệp đạt hiệu quả thì cũng làm tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp đó trên thị trường.
- Nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực có thể nói là nhân tố quan trọng nhất trong môi trường nội bộ của doanh nghiệp. Nguồn nhân lực là tất cả các thành viên đang tham gia hoạt động cho tổ chức, không phân biệt vị trí công việc, mức độ phức tạp hay mức độ quan trọng của công việc.
Một doanh nghiệp không thể tạo năng lực cạnh tranh cho mình mà không có một nguồn nhân lực dồi dào đáp ứng về cả chất và lượng, nhân sự có vai trò hết sức quan trọng và nó quyết định đến sự thành bại của doanh nghiệp, vì vậy doanh nghiệp nào có nguồn nhân lực càng mạnh thì khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường càng lớn.
Khi nghiên cứu về nguồn nhân lực của doanh nghiệp ta sẽ nghiên cứu các vấn đề sau:
Nghiên cứu về tuổi tác, giới tính, trình độ, cấp bậc trong doanh nghiệp. Việc quản lý tiền lương, phúc lợi, tuyển dụng, đào tạo và tái đào tạo, bố trí, sa thải nhân viên, khuyến khích phát triển làm việc, chính sách quy chế về kỷ luật lao động.
Nghiên cứu các mối quan hệ trong doanh nghiệp (mối quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới, mối quan hệ giữa các đồng nghiệp cùng cấp).
- Nguồn lực tài chính
Khả năng tài chính của doanh nghiệp quyết định đến việc thực hiện hay không thực hiện bất cứ một hoạt động đầu tư, mua sắm hay phân phối của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có tiềm lực về tài chính sẽ có nhiều điều kiện thuận lợi trong việc đổi mới công nghệ, đầu tư trang thiết bị, đảm bảo nâng cao chất lượng, hạ giá thành nhằm duy trì và nâng cao năng lực cạnh tranh, củng cố vị trí của mình trên thị trường.
Khi nghiên cứu nguồn lực tài chính của doanh nghiệp ta sẽ tập trung nghiên cứu các vấn đề sau:
Tất cả tài sản của doanh nghiệp bao gồm tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn. Tài sản này hình thành từ nguồn nào, từ vốn chủ sở hữu hay vốn vay. Phân tích các chỉ số tài chính để đánh giá điểm mạnh, điểm yếu trong tài chính của doanh nghiệp.
Một số nhóm chỉ tiêu cơ bản được sử dụng để đánh giá năng lực tài chính của doanh nghiệp.
Tỷ số đòn bẩy tài chính Tỷ số nợ
Tổng nợ
Tỷ số nợ =
Tổng tài sản
Tỷ số này đánh giá mức độ sử dụng nợ để tài trợ cho toàn bộ tài sản của doanh nghiệp. Tỷ số tài trợ Vốn chủ sở hữu Tỷ số tài trợ = Tổng nguồn vốn Hay Tỷ số tài trợ = 1 – Tỷ số nợ
Tỷ số này phản ánh khả năng tự chủ về mặt tài chính, từ đó thấy được khả năng chủ động của doanh nghiệp hay mức độ độc lập của doanh nghiệp đối với
các chủ nợ. Nếu tỷ số này càng lớn thì uy tín của doanh nghiệp càng cao và là cơ sở cho các chủ nợ tin tưởng vào khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Ngược lại doanh nghiệp có lợi nhưng mức độ rủi ro cao.
Các chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán Hệ số thanh toán hiện hành
Tổng tài sản Hệ số thanh
toán hiện hành = Nợ phải trả
Chỉ tiêu này đánh giá thực trạng tổng quát tình hình tài chính của doanh nghiệp. Doanh nghiệp hoạt động kinh doanh bình thường thì hệ số này luôn luôn lớn hơn 1. Nếu hệ số này bằng hoặc nhỏ hơn 1 nghĩa là doanh nghiệp đã mất hết vốn chủ sở hữu và doanh nghiệp bị giải thể hoặc phá sản.
Hệ số thanh toán ngắn hạn
Tài sản ngắn hạn Hệ số thanh
toán ngắn hạn = Nợ ngắn hạn
Hệ số này cho thấy khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn của doanh nghiệp là cao hay thấp. Hệ số này càng cao thì khả năng thanh toán nợ ngắn hạn càng tốt. Tuy nhiên, nếu cao quá sẽ không tốt vì nó phản ánh doanh nghiệp đầu tư quá mức vào tài sản ngắn hạn so với nhu cầu vốn của doanh nghiệp.
Thông thường, hệ số này phụ thuộc vào đặc điểm ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh. Nếu nó lơn hơn 1 thì doanh nghiệp đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn và tình hình tài chính bình thường hoặc khả quan. Ngược lại, doanh nghiệp đang lâm vào tình trạng khó khăn trong thanh toán.
Hệ số thanh toán nhanh
Tiền và tương đương tiền Hệ số thanh
toán nhanh = Nợ ngắn hạn
Chỉ tiêu này chứng minh khả năng thanh toán tức thời đối với các khoản nợ đến hạn trả. Thông thường chỉ tiêu này dao động lớn hơn 0,5 là tốt. Nếu chỉ tiêu này lớn hơn hoặc bằng 1 khẳng định doanh nghiệp có khả năng chi trả công nợ nhưng doanh nghiệp đang giữ quá nhiều tiền gây ứ đọng vốn, hiệu quả sử
dụng vốn không cao. Nếu tỷ số này dưới 0,1 thì doanh nghiệp đang gặp khó khăn về tiền để phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh và thanh toán nợ đến hạn.
Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả: Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu
Lợi nhuận trước thuế (sau thuế) Tỷ suất lợi nhuận trên
doanh thu = Tổng doanh thu và thu nhập * 100%
Trong một kỳ kinh doanh, cứ trong 100 đồng doanh thu và thu nhập khác thu được từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, thì có bao nhiêu đồng là lợi nhuận trước hay sau thuế. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp càng tốt.
Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản
Lợi nhuận trước thuế (sau thuế) Tỷ suất lợi nhuận trên
tổng tài sản = Tổng tài sản bình quân * 100%
Trong kỳ kinh doanh, bình quân cứ 100 đồng vốn đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận trước hay sau thuế.
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu
Lợi nhuận sau thuế Tỷ suất lợi nhuận
trên vốn CSH = Vốn CSH bình quân * 100%
Trong kỳ kinh doanh, bình quân cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế.
- Công tác hoạch định chiến lược
Trong môi trường kinh doanh ngày càng biến động khó lường như ngày nay để tồn tại và phát triển đang là một thách thức cho bất cứ doanh nghiệp nào. Chính vì vậy việc hoạch định chiến lược đang ngày càng quan trọng và cần thiết. Hoạch định chiến lược trình bày những mục tiêu doanh nghiệp mong muốn đạt được, những cách thức và nguồn lực cần phải có để đạt được mục tiêu, nhân sự thực hiện và thời gian cần thiết để tiến hành.
Khi nghiên cứu công tác hoạch định chiến lược ta sẽ nghiên cứu các vấn đề sau:
Những mục tiêu doanh nghiệp đề ra như thế nào tức ai đề ra và có khả thi hay không.
Các cách thức và nguồn lực mà doanh nghiệp đưa ra đề đạt mục tiêu như thế nào. Có khả thi và thích ứng với môi trường hay không.
Thời gian thực hiện liệu có đủ dài để doanh nghiệp thực hiện thành công chiến lược của mình hay không.
Các yếu kém trong công tác hoạch định chiến lược.
- Văn hóa doanh nghiệp
Văn hóa doanh nghiệp là toàn bộ các giá trị văn hóa được gây dựng nên trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp, trở thành các giá trị, các quan niệm và tập quán, truyền thống ăn sâu vào hoạt động của doanh nghiệp ấy và chi phối tình cảm, nếp suy nghĩ và hành vi của mọi thành viên của doanh nghiệp trong việc theo đuổi và thực hiện các mục đích.
Văn hóa doanh nghiệp có vị trí và vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của mỗi doanh nghiệp, bởi bất kỳ một doanh nghiệp nào nếu thiếu đi yếu tố văn hóa, ngôn ngữ, tư liệu, thông tin nói chung được gọi là tri thức thì doanh nghiệp đó khó có thể đứng vững và tồn tại được. Do vậy, có thể khẳng định văn hóa doanh nghiệp là tài sản vô hình của mỗi doanh nghiệp và cũng là một trong những hình thức cạnh tranh bằng thương hiệu ngày nay. Nếu một doanh nghiệp xây dựng được một văn hóa tổ chức mà khách hàng tin tưởng thì điều này gián tiếp mang khách hàng đến với doanh nghiệp.
Tuy đã được nghiên cứu nhiều nhưng văn hóa doanh nghiệp vẫn rất khó nhận biết và lượng hóa vì vậy đòi hỏi doanh nghiệp phải đầu tư nhiều cho việc phát triển văn hóa và đầu tư trong một thời gian dài.
Văn hóa có thể biểu hiện ở trang phục của nhân viên, câu slogan hay cụ thể hơn là ở thái độ và phong cách phục vụ, có thể là cách bày trí hay lối kiến trúc đặc trưng mang tính khác biệt của tổ chức...