Phân tích môi trường kinh doanh của Công ty Du lịch Trường Sơn Nghệ An

Một phần của tài liệu xây dựng chiến lược kinh doanh cho công ty du lịch trường sơn giai đoạn 2013 – 2020 (Trang 51)

Nghệ An.

2.2.1. Môi trường vĩ mô 2.2.1.1. Môi trường kinh tế 2.2.1.1. Môi trường kinh tế

Trong những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam đã có sự thay đổi và đạt được nhiều thành tựu hết sức quan trọng, đặc biệt là với bối cảnh kinh tế thế giới đang ở giai đoạn suy thoái. Nền kinh tế nước ta vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng khá, tiềm lực và quy mô nền kinh tế tăng lên, nước ta đã ra khỏi tình trạng kém phát triển trở thành nước có mức thu nhập trung bình. Tuy vậy, nền kinh tế vẫn còn nhiều hạn chế và đang đứng trước những thách thức to lớn như chất lượng tăng trưởng và sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp, kinh tế phát triển chưa bền vững vẫn ở dưới mức tiềm năng, tỷ lệ lạm phạt và nợ xấu vẫn ở mức cao...

Năm 2012, nền kinh tế nước ta đã có sự phục hồi tốc độ tăng trưởng, dù rất chậm. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tăng trưởng GDP năm 2012 ước tính tăng 5,03% so với năm 2011, đây là mức thấp hơn dự kiến (5,2%). Các chuyên gia nhận định rằng: Mức tăng trưởng năm 2012 tuy thấp hơn mức tăng 5,8% của năm 2011 nhưng trong bối cảnh kinh tế thế giới gặp khó khăn, cả nước tập trung thực hiện mục tiêu ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô thì

mức tăng như vậy là hợp lý và thể hiện xu hướng cải thiện qua từng quý, khẳng định tính kịp thời, đúng đắn, và hiệu quả của các biện pháp và giải pháp thực hiện của Chính phủ. Đây có thể được xem là một tín hiệu tích cực đối với các doanh nghiệp trên cả nước, trong đó có Công ty Du lịch Trường Sơn – Nghệ An. Lạm phát năm 2012 được kiềm chế ở mức 6,81%, thấp nhất từ năm 2007 tới nay. Tuy nhiên, nguy cơ tái lạm phát còn cao do nhiều vấn đề vẫn chưa được giải quyết. Bên cạnh đó, lãi suất cho vay cũng đã giảm xuống mức 12 – 13%/năm nhưng vẫn còn khá cao. Theo dự báo trong năm tới, khả năng kéo lãi suất cho vay giảm xuống là không nhiều, vẫn chưa đáp ứng được mức kỳ vọng của cộng đồng doanh nghiệp. Hơn nữa, tình hình nợ xấu chưa được cải thiện nên dòng tín dụng vẫn bị tắc nghẽn; tình trạng thừa tiền thiếu vốn còn kéo dài; khả năng tiếp cận vốn của doanh nghiệp vẫn còn khó khăn. Đây sẽ là những thách thức lớn mà khách sạn phải đối mặt.

Theo công bố của Tổng cục Thống kê, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tháng 6 và 6 tháng đầu năm 2013 như sau.

TỐC ĐỘ TĂNG/GIẢM THÁNG 6 VÀ 6 THÁNG SO VỚI CÙNG KỲ NĂM TRƯỚC (%)

(Nguồn: Tổng Cục Thống kê 2013)

Hình 2.6. Lượng khách quốc tế đến Việt Nam 6 tháng đầu năm 2013 Theo đó, do tháng 6 tăng khá cao so với cùng kỳ năm trước, nên tính chung 6 tháng đầu năm 2013, lượng khách quốc tế đến Việt Nam đạt trên 3,54 triệu lượt người, tăng trở lại so với cùng kỳ năm trước.

Mặc dù lượng khách quốc tế đến Việt nam 5 tháng đầu năm giảm so với cùng kỳ năm trước song lượng khách nội địa lại tăng trên 10%. Mùa hè 2013, du

lịch Việt Nam không lo “ế” khách bởi đây là giai đoạn cao điểm phục vụ khách nội địa. Dù kinh tế còn khó khăn, song nhu cầu đi du lịch của người dân vẫn rất cao.

Lượng khách đăng ký tour hè ở các hãng lữ hành vẫn tăng khoảng 20 – 25% so với năm 2012 với mức giá “mềm” hơn nhưng chất lượng phục vụ được duy trì hoặc cao hơn.

Trong 3 tháng đầu năm 2013, lượng khách du lịch đến Nghệ An tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2012 do trong tháng diễn ra nhiều lễ hội lớn thu hút đông đảo khách thập phương về dự. Lượng khách do các doanh nghiệp lữ hành khai thác và phục vụ vẫn đạt mức khá.

Dự tính tháng 3 năm 2013, các cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn Nghệ An đón và phục vụ 150.000 lượt khách, trong đó khách quốc tế ước 4.000 lượt. Doanh thu du lịch ước đạt 91.400 triệu đồng.

Tổng 3 tháng năm 2013, khách lưu trú tại Nghệ An ước đạt 419.800 lượt, bằng 118% so với cùng kỳ năm 2012, trong đó khách quốc tế ước đạt 10.400 lượt, bằng 96% so với cùng kỳ năm 2012. Doanh thu du lịch ước đạt 235.234 triệu đồng, bằng 111% so với cùng kỳ năm 2012, trong đó doanh thu quốc tế ước đạt 1.760 ngàn USD, bằng 96% so với năm 2012.

Với tốc độ tăng GDP bình quân đầu người tính bằng USD theo tỷ giá hối đoái bình quân đạt 14%/năm, quy mô GDP bình quân đầu người của Việt Nam từ năm 2008 đã vượt qua mốc 1.000 USD. Nếu tính thêm yếu tố giảm giá của đồng USD, thì từ năm 2010 Việt Nam đã chuyển vị thế từ nhóm nước có thu nhập thấp sang nhóm nước có thu nhập trung bình (thấp).

Bước chuyển vị thế này là rất quan trọng, khi vào năm 1988, tức là cách đây 1/4 thế kỷ, Việt Nam mới đạt 86 USD, là một trong những nước có thu nhập bình quân đầu người thấp nhất thế giới.

GDP bình quân đầu người tăng lên, nên tổng quy mô GDP của cả nước tính bằng USD theo tỷ giá hối đoái bình quân cũng đã đạt quy mô khá và tăng liên tục qua các năm (năm 2005 đạt 54,7 tỷ USD, năm 2006 đạt 66,3 tỷ USD, năm 2007 đạt 77,4 tỷ USD, năm 2008 đạt 97,5 tỷ USD, năm 2009 đạt 99,8 tỷ

USD, năm 2010 đạt 110,7 tỷ USD, năm 2011 đạt 133,1 tỷ USD, năm 2012 ước đạt 155,3 tỷ USD).

Hình 2.7. GDP bình quân đầu người qua các năm

(Nguồn: Tổng cục Thống kê 2012)

Năm 2013, GDP tính theo giá so sánh ước tăng 5,4%, với chỉ số giảm phát GDP ước khoảng trên 7%, tính ra GDP tính theo giá thực tế tăng khoảng 12,8 tương đương khoảng 3.661 nghìn tỷ đồng. Dân số trung bình năm 2012 đạt 88,773 triệu người; dự đoán tốc độ tăng dân số khoảng 1,05%, thì dân số năm 2013 đạt khoảng 89,705 triệu người. Như vậy, GDP giá thực tế bình quân đầu người năm 2013 đạt khoảng 40,8 triệu đồng (năm 2012 đạt 36,6 triệu đồng).

Như vậy, mặc dù nền kinh tế đang trong giai đoạn khó khăn, nhưng GDP bình quân đầu người có xu hướng tăng cũng là một tín hiệu đáng mừng. Điều này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến nhu cầu đi nghỉ ngơi, du lịch của người dân.

Tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) 9 tháng/2013 theo giá so sánh 2010 ước đạt 39568,5 tỷ đồng, tăng 6,48% so với 9 tháng/2012, trong đó khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản ước đạt 10479 tỷ đồng, tăng 3,36%; khu vực công nghiệp – xây dựng 11476,6 tỷ đồng, tăng 3,53% và khu vực dịch vụ 14962,9 tỷ

đồng, tăng 8,56% và thuế sản phẩm 2650 tỷ đồng, tăng 22,97% (Thuế sản phẩm được tách riêng theo quy định của thông tư 08/2012/TT-BKHĐT bao gồm thuế VAT, thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu, thuế sản phẩm khác. Do vậy trước đây tính giá trị sản xuất theo giá sản xuất thì nay tính giá trị sản xuất theo giá cơ bản và khi đó trong giá trị sản xuất và giá trị tăng thêm từng ngành không có thuế và thuế sản phẩm được tính riêng và cộng vào tổng sản phẩm trong tỉnh). Tốc độ tăng trưởng kinh tế 9 tháng năm nay cao hơn tốc độ tăng 9 tháng của năm 2012 (6,13%). Trong 3 khu vực của nền kinh tế thì khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng cao hơn cùng kỳ năm ngoái, nhưng khu vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ lại có tốc độ tăng thấp hơn.

Trong 6,48% mức tăng trưởng chung, khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản đã đóng góp 0,92 điểm %; khu vực công nghiệp, xây dựng đóng góp 1,05 điểm %; khu vực dịch vụ đóng góp 3,18 điểm % và thuế sản phẩm đóng góp 1,33 điểm %.

Bảng 2.2: Tổng sản phẩm trong tỉnh Nghệ An 9 tháng đầu năm 2013 Chỉ tiếu 9 tháng đầu năm 2013 (Tỷ đồng) So sánh với cùng kỳ năm trước (%) Mức đóng góp vào tăng trưởng chung (%) Tổng số 39 568,5 106,48 6,48

- Nông, lâm nghiệp, thủy sản 10 479,0 103,36 0,92

- Công nghiệp, xây dựng 11 476,6 103,53 1,05

- Dịch vụ 14 962,9 108,56 3,18

- Thuế sản phẩm 2 650,0 122,97 1,33 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(Nguồn: Cục thống kê Tỉnh Nghệ An)

(GRDP) (Theo giá so sánh 2010)

Khu vực dịch vụ phát triển khá do tổng mức bán lẻ, doanh thu vận tải, chi thường xuyên, … tăng khá so với cùng kỳ năm trước nên mức tăng của khu vực này đạt 8,56%. Trong đó giá trị tăng thêm của ngành bán buôn, bán lẻ tăng

7,36%; vận tải kho bãi tăng 7,46%; thông tin, truyền thông tăng 19,18%; quản lý nhà nước tăng 12,04%; giáo dục tăng 11,88%...

Như vậy, mặc dù bị tác động bất lợi do suy thoái kinh tế nhưng tình hình kinh tế xã hội của tỉnh Nghệ An năm 2013 tiếp tục phát triển ổn định. Với những số liệu thống kê trên cho thấy rằng mặc dù nền kinh tế tăng trưởng thấp nhưng ngành “công nghiệp không khói” vẫn có tăng trưởng nhất định. Đây là tín hiệu đáng mừng cho ngành du lịch nói chung và kinh doanh khách sạn nói riêng.

2.2.1.2. Môi trường chính trị – pháp luật

Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia có nền chính trị ổn định nhất trong khu vực và trên thế giới. Hệ thống pháp luật ngày càng được hoàn thiện tạo hành lang pháp lý cho các hoạt động sản xuất kinh doanh pháp triển. Đây chính là điều kiện thuận lợi cho nhà sách tiến hành hoạt động kinh doanh một cách hiệu quả và ổn định.

Hiện nay, ngành du lịch đang được nhà nước quan tâm. Qua các kỳ đại hội Đảng ta đã xác định du lịch là ngành kinh tế dịch vụ quan trọng cần thúc đẩy, phát triển trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.

Các đơn vị kinh doanh du lịch, lữ hành đều có các hoạt động giảm giá tour. Sở dĩ các công ty du lịch, hãng lữ hành có thể “mạnh tay” giảm giá tour, dành nhiều ưu đãi cho khách vào mùa Hè 2013 là do nhiều địa phương trọng điểm du lịch ở cả ba miền Bắc, Trung, Nam, các hãng hàng không, các hãng lữ hành bắt tay nhau cùng hưởng ứng chương trình kích cầu du lịch năm 2013 do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tổng cục Du lịch phát động.

Hiệp hội Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh cho biết Hãng hàng không quốc gia Việt Nam (VietNam Airlines) đã bắt tay với du lịch Thành phố Hồ Chí Minh giảm giá vé máy bay lên tới gần 60% cho các tuyến bay ra Hà Nội, Hải Phòng, Nha Trang, Phú Quốc… đến hết năm 2013.

Thời gian qua, Tổng cục Du lịch cũng đã tích cực tổ chức chương trình kích cầu du lịch 2013 trong cả nước, trong đó tập trung chủ yếu tại một số trọng điểm du lịch như Lào Cai, Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Phòng, Ninh Bình; Nghệ An, Quảng Bình, Thừa Thiên-Huế, Quảng Nam, Đà Nẵng; Lâm Đồng, Khánh

Hòa, Bình Thuận, thành phố Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Cần Thơ... Bên cạnh đó là một số điểm du lịch mới nổi như Hà Giang, Phú Yên, Đắc Lắk.

Các chương trình xúc tiến, quảng bá chương trình kích cầu du lịch tại một số thị trường trọng điểm ở nước ngoài cũng được Tổng cục Du lịch thực hiện. Các địa phương trọng điểm du lịch cũng chủ động có chương trình hưởng ứng kích cầu du lịch, giảm giá dịch vụ, giá vé tham quan.

Theo báo cáo tình hình kinh tế xã hội 9 tháng đầu năm 2013 của Sở kế hoạch đầu tư tỉnh Nghệ An:

- Nhiệm vụ quốc phòng, an ninh năm 2013 từ tỉnh đến cơ sở được tập trung chỉ đạo thường xuyên.

- Các vấn đề nổi lên liên quan đến an ninh nông thôn, an ninh vùng giáo, an ninh kinh tế, văn hoá, tư tưởng cơ bản đã giải quyết tốt. Bảo vệ tốt an ninh, trật tự Tết Quý Tỵ, các hoạt động chính trị, xã hội, các lễ hội lớn, các đoàn lãnh đạo Đảng, Nhà nước và khách quốc tế đến Nghệ An.

- Đã chủ động triển khai nhiều đợt tấn công, truy quét các loại tội phạm và tệ nạn xã hội và nhiều giải pháp đảm bảo trật tự an toàn giao thông. Kìm giữ được tốc độ tăng của các loại tội phạm, làm giảm được một số loại tội phạm về trật tự xã hội; công tác đấu tranh chống tội phạm ma tuý, kinh tế đạt hiệu quả cao hơn; không có các tổ chức tội phạm hoạt động theo kiểu “xã hội đen”. Tai nạn giao thông được kìm giữ và có xu hướng giảm.

Như vậy, có thể thấy tỉnh Nghệ An là một địa điểm an toàn cho du khách đến tham quan và nghỉ dưỡng.

2.2.1.3. Môi trường kỹ thuật – công nghệ

Thời đại ngày nay, khoa học công nghệ đang phát triển với tốc độ như vũ bão. Việc áp dụng khoa học công nghệ vào hoạt động của doanh nghiệp sẽ mang lại cho doanh nghiệp rất nhiều lợi thế trong cạnh tranh.

Xu hướng phát triển của nền kinh tế tri thức, khoa học công nghệ được ứng dụng ngày càng có hiệu quả và có sức lan tỏa vô cùng nhanh và rộng. Kinh nghiệm quản lý tiên tiến, công nghệ hiện đại, nguồn nhân lực chất lượng cao làm thay đổi căn bản phương thức quan hệ kinh tế, đặc biệt công nghệ thông tin

truyền thống được ứng dụng mạnh trong hoạt động du lịch. Việt Nam có cơ hội đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng khi bắt kịp xu hướng và nhanh chóng tiếp thu công nghệ mới ứng dụng trong phát triển du lịch.

Ngày nay, khi công nghệ ngày càng tiên tiến thì việc đặt phòng qua Internet càng phổ biến, nhất là đối với các nước phát triển. Theo khảo sát của công ty TNHH Grant Thornton, đặt phòng qua internet đang dần được khách du lịch đến Việt Nam ưa chuộng hơn so với hình thức đặt qua đại lý du lịch, các nhà điều hành tour hoặc đặt trực tiếp với khách sạn. Lý do xuất phát từ sự thuận tiện và cũng ít tốn chi phí hơn. Cụ thể, khách du lịch đặt khách sạn qua internet tăng 1,4% lên mức 16,1%, trong khi đặt phòng qua đại lý du lịch, các nhà điều hành tour hoặc đặt trực tiếp với khách sạn lần lượt giảm 0,3% và 0,9%.

(Nguồn: Grant Thornton Việt Nam)

Hình 2.8. Các kênh đặt phòng năm 2012

Bên cạnh đó, một ứng dụng rất lớn của sự phát triển của công nghệ là các khách sạn có điều kiện quảng bá hình ảnh của mình thông qua các website. Tuy vậy, trong tất cả các ngành, có lẽ ngành du lịch là ngành chưa phát huy hết tiềm năng của loại hình quảng cáo trên internet, trong khi đó loại hình quảng cáo này lan tỏa ngày càng mạnh và cho thấy đây là phương thức tiếp thị đem lại thành công lớn cho doanh nghiệp (tamnhin.net)

Hiện tại, các khách sạn trực thuộc Công ty Du lịch Trường Sơn đã được trang bị hệ thống camera trên tất cả các tầng giúp quan sát, theo dõi mọi hoạt động diễn ra trong khách sạn. Điều này giúp giảm thiểu tương đối tình trạng mất cắp và tạo sự an toàn cho khách hàng. Hơn nữa, việc này còn giúp các nhà quản lý có thể theo dõi, đánh giá được hiệu quả làm việc của các nhân viên trong giờ làm việc.

Các khách sạn cũng đã lắp đặt hệ thống máy tính nối mạng để khách hàng có thể đặt phòng trực tuyến. Hệ thống wifi được phủ sóng trong toàn khuôn viên khách sạn, tạo thuận lợi cho cả nhân viên lẫn du khách nghỉ tại khách sạn.

Bên cạnh việc quảng bá trên website du lịch của tỉnh Nghệ An, Công ty Du lịch Trường Sơn cũng đã có những hoạt động quảng cáo, liên kết với các trang web, các công ty lữ hành, du lịch để giới thiệu về các khách sạn. Ví dụ như dreamtravel hay vietsentravel… Điều này sẽ giúp khách hàng dễ dàng biết đến các khách sạn của Công ty, mặc dù có thể chưa từng đến Nghệ An, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng khi đặt phòng khách sạn.

2.2.1.4. Môi trường văn hóa – xã hội (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Việt Nam là một đất nước có nền văn hóa đặc sắc, lâu đời gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển của dân tộc trên nhiều phương diện như phong

Một phần của tài liệu xây dựng chiến lược kinh doanh cho công ty du lịch trường sơn giai đoạn 2013 – 2020 (Trang 51)