- Quản trị chuỗi cung ứng trong khách sạn nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm,
dịch vụ. Ngày nay, chất lượng đã và đang trở thành một trong những chiến lược quan
trọng nhất làm tăng năng lực cạnh tranh của khách sạn. Trong môi trường phát triển
kinh tế hội nhập ngày nay, cạnh tranh trở thành một yếu tố mang tính quốc tế đóng vai
trò quyết định đến sự tồn tại và phát triển của mỗi khách sạn. Theo M.E. Porre (Mỹ)
thì khả năng cạnh tranh của mỗi khách sạn được thể hiện thông qua hai chiến lược cơ
bản là phân biệt hóa sản phẩm, dịch vụ (chất lượng sản phẩm) và chi phí thấp.
- Quản trị chuỗi cung ứng trong khách sạn với mục đích mang lại sự hài lòng cho khách hàng về giá trị sử dụng. Chấp nhận kinh tế thị trường nghĩa là chấp nhận
cạnh tranh, chịu tác động của quy luật cạnh tranh. Sản phẩm, dịch vụ muốn có tính
cạnh tranh cao thì chúng phải đạt được những mục tiêu thỏa mãn nhu cầu của người
tiêu dùng, của xã hội về mọi mặt một cách kinh tế nhất (sản phẩm có chất lượng cao,
giá rẻ).
- Quản trị chuỗi cung ứng trong khách sạn nhằm đảm bảo kiểm soát chi phí
hiệu quả. Với chính sách mở cửa, tự do thương mại, các khách sạn muốn tồn tại và phát triển, ngoài việc sản phẩm, dịch vụ của họ phải có tính cạnh tranh cao, còn phải đảm bảo kiểm soát chi phí hợp lý nhằm tối đa hoá lợi nhuận. Quan tâm đến chất lượng
đồng nghĩa với việc quản lý tốt nguồn đầu vào và quá trình tổ chức sản xuất, phục vụ
phải đảm bảo theo đúng tiêu chuẩn đã đề ra.
- Quản trị chuỗi cung ứng trong khách sạn nhằm mục tiêu làm tăng sức cạnh
tranh của khách sạn trên thị trường với những lý do:
+ Tạo ra sức hấp dẫn thu hút khách hàng:
Mặc dù sản phẩm, dịch vụ trong khách sạn đa dạng nhưng lại dễ bắt chước
nhau. Một sản phẩm, dịch vụ trong khách sạn được coi là có tính khác biệt hoá so với đối thủ cạnh tranh khi nó luôn được thường xuyên quan tâm tạo ra sự mới mẻ, cho dù là rất ít. Ví dụ: không gian buffet luôn phải thay đổi, trang trí buồng ngủ,...Mặt khác,
sản phẩm của khách sạn luôn được cam kết bởi những chính sách về chất lượng, an
toàn và uy tín thì luôn được khách hàng đánh giá cao, tin dùng. Các thuộc tính này
được coi là một trong những yếu tố cơ bản tạo nên lợi thế cạnh tranh của mỗi khách
sạn. Khách hàng quyết định lựa chọn mua hàng vào những sản phẩm, dịch vụ có thuộc
tính phù hợp với sở thích, nhu cầu và khả năng, điều kiện sử dụng của mình. Họ so
sánh các sản phẩm cùng loại và lựa chọn loại hàng nào có những thuộc tính kinh tế -
văn hoá thỏa mãn những mong đợi của họ ở mức cao hơn. Bởi vậy sản phẩm có các
thuộc tính chất lượng cao là một trong những căn cứ quan trọng cho quyết định mua
hàng và nâng cao khả năng cạnh tranh của khách sạn.
+ Nâng cao vị thế, sự phát triển lâu dài cho khách sạn trện thị trường:
Thiết lập được hệ thống các đối tác bao gồm cả các nhà cung ứng đầu và và nhà phân phối hiệu quả, lâu dài. Khi sản phẩm chất lượng cao, ổn định đáp ứng được nhu
cầu của khách hàng sẽ tạo ra một biểu tượng tốt, tạo ra niềm tin cho khách hàng vào nhãn mác của sản phẩm. Nhờ đó uy tín và danh tiếng của khách sạn được nâng cao, có tác động to lớn đến quyết định lựa chọn mua hàng của khách hàng [2].
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Trong hai thập kỷ phát triển và trưởng thành, đến nay SCM bắt đầu đi vào độ
chín, việc ứng dụng SCM tại các doanh nghiệp trên thế giới đã trở nên phổ biến, đã và
đang mang lại những lợi ích vô cùng to lớn cho bản thân doanh nghiệp, người tiêu dùng nói riêng và cho cả nền kinh tế quốc gia nói chung. Hoạt động của chuỗi cung ứng mang tính hợp tác và liên kết cao, phù hợp với xu thế hợp tác và toàn cầu hóa hiện
nay, hiệu quả của SCM mang tính hệ thống và có những tính “trội” nổi bật, có khả năng giúp doanh nghiệp giảm chi phí, tăng khả năng linh hoạt và tăng hiệu quả hoạt động của tổ chức nói chung, đây chính là chìa khóa giúp doanh nghiệp tăng khả năng
CHƯƠNG 2
HIỆN TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG
TẠI KHÁCH SẠN THE LIGHT NHA TRANG
GIAI ĐOẠN 2010-2012