- Là một ngành kinh tế dịch vụ mang tính tổng hợp rất cao: Nó trực tiếp liên đới
tới nhiều ngành, lĩnh vực khác nhau như: giao thông vận tải, thông tin liên lạc, hải
quan, xuất nhập cảnh, ổn định chính trị, tài chính ngân hàng, thủ công mỹ nghệ, quy
hoạch đầu tư,… tất cả phải có một cơ chế hoạt động đồng bộ. Tính chất đồng bộ và tổng hợp nhu cầu du lịch được thể hiện qua nhu cầu đi lại, ăn ở, nhu cầu giải trí và các nhu cầu bổ sung khác. Và các nhu cầu đó phát sinh cùng lúc, tại thời điểm khách đi du
lịch trong một khoảng thời gian ngắn.
- Mang đậm tính chất kinh tế văn hóa: Khai thác mọi giá trị văn hóa bản địa để
của du khách, vừa là nguyên liệu để tạo ra các tuyến điểm du lịch, đưa vào chương
trình của các doanh nghiệp lữ hành để bán cho khách du lịch trên thị trường
- Vận chuyển, dịch vụ ăn uống, thông tin liên lạc, cấp cứu y tế, thủ tục xuất
nhập cảnh, thủ tục hải quan chỉ là những phương tiện đưa du khách đến điểm du lịch.
Bản chất cuối cùng mà du khách muốn đạt tới là trực tiếp thưởng ngoạn những giá trị văn hóa du lịch của điểm du lịch. Một sản phẩm du lịch không phải là do một đơn vị
kinh doanh tạo ra, mà do tổng hợp các hoạt động kinh doanh đa dạng tạo ra.
- Do mối quan hệ, liên kết với các ngành khác, nhà cung cấp: Là một hiện tượng kinh tế - xã hội phức tạp. Do đó, ngành du lịch phải liên kết với các ngành khác một cách chặt chẽ như: tài chính – ngân hàng, bưu chính viễn thông, giao thông, văn
hóa, hải quan…
- Là hoạt động kinh tế mới mẻ, còn đang trong quá trình phát triển không chỉ ở
Việt Nam mà trên toàn thế giới được xem như ngành công nghiệp không khói, con gà
đẻ trứng vàng,...[16].