Bên cạnh những điều kiện thuận lợi mà không phải nơi nào cũng có, những cơ
hội để nâng tầm ngành du lịch (DL), Khánh Hòa còn tồn tại không ít vấn đề cần khắc
phục. Đầu tiên đó là cơ chế chính sách đầu tư còn những bất cập; công tác quy hoạch, đầu tư cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ DL chưa theo kịp yêu cầu tăng trưởng kinh tế.
Các cơ sở kinh doanh DL ở một số khu, tuyến, điểm DL mới, khu vui chơi giải
trí, các trung tâm mua sắm quy mô lớn, hiện đại trên địa bàn tỉnh chưa được đầu tư đồng bộ đã hạn chế chi tiêu bình quân của du khách trong mua sắm sản phẩm hàng hóa, tiêu dùng dịch vụ, cũng như việc kéo dài ngày nghỉ của du khách tại địa phương.
Nhiều dự án lớn về du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí mang tầm
quốc gia, quốc tế được đầu tư xây dựng với quy mô lớn đã và đang đi vào hoạt động như: Khu du lịch Hòn Ngọc Việt 5 sao, Khách sạn Sunrise 5 sao; ngoài ra Khu nghỉ
mát cao cấp và sân golf Rusalka-Bãi Tiên, Khu du lịch Sông Lô, Khu du lịch sinh thái
Evaron Hideaway at Mandara … Đây vừa là cơ hội cho khách sạn The Light vừa là thách thức vì sự cạnh tranh ngày càng gay gắt.
Môi trường DL vẫn còn nhiều vấn đề cần tiếp tục giải quyết, nhất là về quản lý, giữ gìn, bảo vệ cảnh quan môi trường. Ý thức của người dân về nếp sống văn hóa, văn
minh, ứng xử, an ninh trật tự, an toàn giao thông còn hạn chế. Tình trạng bán hàng
rong, chèo kéo khách, ăn xin, cò mồi… tuy đã được xử lý tích cực nhưng chưa triệt để, đã ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường DL của tỉnh.
Các sự kiện lớn thường tập trung vào mùa cao điểm của du lịch, tạo sự tập trung quá đông du khách và không đủ đội ngũ nhân viên để phục vụ tạo chất lượng phục vụ không cao. Nhưng do tính chất mùa vụ của hoạt động du lịch nên vào những tháng cao điểm, khả năng quá tải du khách là một thực tế.
Các DN kinh doanh du lịch còn thiếu tinh thần hợp tác, không cung cấp thông
tin cho nhau và không hài lòng về nhau. Hoạt động xúc tiến, quảng bá DL chưa có tính
chuyên nghiệp cao, chưa chủ động xây dựng chiến lược quảng bá, xúc tiến, chưa có sự
phối hợp đồng bộ giữa các DN hoạt động DL.
Vấn đề ô nhiễm môi trường nước biển và bờ biển Nha Trang. Điều này sẽ để
lại ấn tượng xấu cho du khách, khiến du khách không muốn quay trở lại hoặc không
Nhiều cơ sở kinh doanh du lịch còn trông đợi vào khách nước ngoài, chưa quan tâm đến lực lượng trong nước khi hiện nay, rất nhiều công ty trong nước có nhu cầu tổ
chức du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo, khen thưởng, sự kiện (MICE) cho nhân viên của mình. Vẫn còn tâm lý “bắt chẹt”, tăng giá phòng, “cháy” phòng “ảo” vào các dịp
lễ, tết gây tâm lý thất vọng cho khách du lịch.
Theo kết quả thống kê của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Khánh hòa về một
số yếu tố tác động đến tăng trưởng và doanh thu của DN:
Bảng 3.3. Một số yếu tố tác động đến kinh doanh khách sạn
TT Nội dung Kết quả (ý kiến)
1 Sự thiếu đoàn kết và hợp tác giữa các DN kinh
doanh cùng ngành nghề 60%
2 Cạnh tranh không lành mạnh giữa các DN 58% 3 Các điểm tour du lịch không đủ hấp dẫn 51% 4 Văn hóa giao tiếp du lịch tại Nha Trang còn kém 49% 5 An ninh trật tự xã hội bên ngoài như móc túi,
không an toàn trên đường phố 46%
6 Môi trường thiên nhiên bị tàn phá hoặc ô nhiễm 41%
Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Khánh hòa năm 2011 [15].
Ngoài ra, một số lo ngại về tội phạm xảy ra trên đường phố đối với du khách nước ngoài, chủ yếu là về khuya tại khu vực bờ biển. Thậm chí, có DN cho biết Nha Trang đã có tiếng đồn không tốt về tệ nạn ăn cắp và việc này đã được cảnh báo với du
khách trên một số sách hướng dẫn du lịch nổi tiếng như “Lonely Planet”. Hậu quả là có một số du khách nước ngoài ngại đến Nha Trang hoặc không thấy thoải mái trong
kỳ nghỉ của mình.
Nguồn nhân lực của ngành dịch vụ du lịch còn rất thiếu và yếu. Hiện nay, các
khách sạn, nhà hàng, khu nghỉ mát cao cấp kinh doanh thành công, hầu như giám đốc điều hành và nhân viên quản lý đều phải thuê người nước ngoài với tiền lương và các
khoản chi phí rất cao. Các nhà quản lý và nhân viên trong nước chưa đủ trình độ để
quản lý và điều hành những khách sạn, nhà hàng, khu nghỉ mát cao cấp này, còn lực lượng lao động đã qua đào tạo chuyên môn về du lịch lại rất ít, ngoại ngữ và trình độ
phục vụ của nhân viên chưa mang tính chuyên nghiệp cao. Trình độ ngoại ngữ, đặc
biệt là tiếng Pháp, Nhật, Đức, Nga,… số hướng dẫn viên thông thạo những thứ tiếng
Để làm thỏa mãn nhu cầu cao và yêu cầu ngày càng khắt khe, đặc biệt là đối tượng khách MICE đòi hỏi phải đa dạng và nâng cao chất lượng phục vụ. Để làm tốt
công việc việc này đòi hỏi phải có một sự qui hoạch tổng thể, khoa học đi cùng với đó ban hành các qui định, chế tài xử phạt từ đó đẩy mạnh công tác kiểm tra tới các đơn vị, cơ sở kinh doanh du lịch. Tăng cường công tác quản lý, giám sát là một việc làm hết
sức quan trọng đối với sự phát triển du lịch. Du lịch là một ngành nhạy cảm và để thỏa
mãn nhu cầu bổ sung của con người nên các các cơ sở kinh doanh du lịch thường có
tâm lý chặt, chém, chèo kéo khách, móc nối với các đối tượng khác nhằm thu lợi bất
chính từ khách. Hậu quả là số lượng khách quốc tế quay trở lại rất ít. Điều này làm giảm uy tín, hình ảnh du lịch Khánh hòa, gây cản trở, khó khăn cho những cơ sở kinh
doanh du lịch luôn nổ lực vì lợi ích khách hàng và xã hội.