Tập trung xây dựng và triển khai chương trình hành động phát triển du lịch, góp
phần tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tổng cục Du lịch phối
hợp với các Bộ, Ngành trung ương, tăng cường làm việc với cấp uỷ và chính quyền địa phương các cấp để quán triệt và thực hiện nhiệm vụ phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn. Vì vậy tỉnh uỷ, thành uỷ ở nhiều địa phương đã có Nghị quyết hoặc
Chỉ thị về phát triển du lịch, quan tâm xây dựng và triển khai chương trình phát triển
du lịch trên địa bàn.
Để đón đầu về lợi thế và xu hướng đòi hỏi công tác làm qui hoạch và dự báo
phải được quan tâm. Theo dự báo của Tổng cục Du lịch Việt Nam cho từng giai đoạn
phát của triển ngành và mức độ hoàn thành nhiệm vụ của ngành đòi hỏi phải có tính
toán, dự báo trước nhằm mục đích tận dụng tối đa những thuận lợi đồng thời hạn chế
tối đa mức rủi ro có thể có. Các chỉ tiêu phát triển du lịch của Việt Nam đến năm 2020:
* Mục tiêu kinh tế
- Về khách du lịch:
+ Năm 2015 thu hút 7 – 7,5 triệu lượt khách du lịch quốc tế, phục vụ 35 – 37 triệu lượt khách nội địa; Đạt mức tăng trưởng khách du lịch quốc tế 7,6%/năm và khách nội địa 5,7%/năm.
+ Năm 2020 thu hút 10 – 10,5 triệu lượt khách du lịch quốc tế, phục vụ 47 – 48 triệu lượt khách nội địa; Tăng trưởng khách du lịch quốc tế 7,2%/năm và khách nội địa 5,3%/năm.
- Về tổng thu từ khách du lịch: Mục tiêu tăng trưởng chính trong giai đoạn 2011
– 2020 của Du lịch Việt Nam.
+ Năm 2020 đạt 18 – 19 tỷ USD, giai đoạn này tăng trung bình 12%/năm.
- Tỷ trọng GDP:
+ Năm 2015, du lịch đóng góp 5,5 – 6% tổng GDP cả nước, tăng trưởng trung
bình giai đoạn này đạt 13%/năm.
+ Năm 2020, du lịch đóng góp 6,5 – 7% tổng GDP cả nước, tăng trưởng trung
bình giai đoạn này đạt 11 – 11,5%/năm.
- Tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật ngành du lịch để đáp ứng nhu cầu phát
triển. Số lượng cơ sở lưu trú cần có:
+ Năm 2015, số lượng cơ sở lưu trú cần có 390.000 buồng ngủ. + Năm 2020, số lượng cơ sở lưu trú cần có 580.000 buồng ngủ.
Nhu cầu vốn đầu tư cho giai đoạn năm 2015 là 18,5 tỷ USD, năm 2020 là 24 tỷ USD.
Tính cả giai đoạn đến năm 2020, tổng vốn đầu tư phát triển du lịch cần 42,5 tỷ USD.
Bên cạnh các mục tiêu về kinh tế, phát triển du lịch cũng hướng tới các mục tiêu văn hóa và môi trường.
*. Mục tiêu xã hội
Phát triển du lịch nhằm tạo thêm nhiều việc làm cho xã hội, góp phần giảm nghèo. Năm 2015 cần có tổng số 2,2 triệu lao động trong lĩnh vực du lịch (trong đó có
720 nghìn lao động trực tiếp), năm 2020 là trên 3 triệu lao động (trong đó có 870 nghìn
lao động trực tiếp).
Phát triển du lịch nhằm góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa Việt
Nam, nhằm góp phần phát triển thể chất, nâng cao dân trí và đời sống văn hóa tinh
thần cho nhân dân, tăng cường đoàn kết, hữu nghị, tinh thần tự tôn dân tộc.
* Mục tiêu môi trường
Phát triển du lịch “xanh”, gắn hoạt động du lịch với gìn giữ và phát huy các giá trị tài nguyên và bảo vệ môi trường. Khẳng định môi trường du lịch là yếu tố hấp dẫn
du lịch, đảm bảo chất lượng và giá trị thụ hưởng du lịch, thương hiệu du lịch. Các dự
án phát triển du lịch phải tuân thủ theo quy định của pháp luật về môi trường [18].
Dự báo là một yếu tố rất quan trọng trong công tác hoạch định chiến lược, để đón đầu được các lợi thế mang lại cũng như có giải pháp để hạn chế tối đa nhất các bất
lợi cho phát triển du lịch, các nhà hoạch định du lịch phải luôn dự báo trước những
ra phương án tối ưu nhất. Công tác dự báo cơ sở lưu trú cho từng giai đoạn nhằm để
chuẩn bị, quy hoạch cho các dự án đầu tư xây dựng đảm bảo cho sự phát triển bền
vững và đáp ứng nhu cầu về du lịch cho từng giai đoạn.
Bảng 3.1. Dự báo sự phát triển của cơ sở lưu trú du lịch đến năm 2015
TT Hạng Số lượng Số buồng 1 6 sao 1++ 125++ 2 5 sao 70 22.000 3 4 sao 180 30.000 4 3 sao 500 40.000 Số khách sạn xếp hạng 1-2 sao và chưa xếp hạng 13.500 292.000 Tổng cộng 14.250 384.000
Nguồn: Tổng Cục Du lịch Việt Nam [16].
Bảng 3.2. Dự báo các phương án phát triển du lịch đến năm 2020
Đơn vị tính: Nghìn lượt khách
2015 2020
Chỉ tiêu
Khách quốc tế Khách nội địa Khách quốc tế Khách nội địa
Phương án lựa chọn 7.300 36.000 10.300 47.500
Phương án cao 8.000 38.000 12.000 50.000
Phương án thấp 6.800 35.000 10.000 45.000
Nguồn: Tổng cục Du lịch [16].
Phương án cao được tính toán dựa trên triển vọng và điều kiện phát triển du lịch
có nhiều thuận lợi, phát huy được đà phát triển mạnh mẽ hiện tại của du lịch Việt Nam
và cuối thời kỳ hậu khủng hoảng tài chính khu vực, thị trường đã biết đến điểm du lịch
Việt Nam đang nổi lên mạnh mẽ, với sự hợp lực trong nước để đảm bảo khả năng đón
tiếp, phục vụ khách và liên tục phát triển sản phẩm. Phương án thấp đặt ra trong một
số trường hợp như các biến động toàn cầu, khu vực có ảnh hưởng liên tiếp tới ngành du lịch hoặc một vài điều chỉnh về chính sách biên giới cửa khẩu hoặc khả năng hoàn thiện đồng bộ về kết cấu hạ tầng không theo kịp định hướng đề ra [16].