Nhóm giải pháp về nhà ở cho các đối tượng xã hội

Một phần của tài liệu chiến lược phát triển nhà ở trên địa bàn tỉnh kiên giang đến năm 2020 (Trang 109)

- Khuyến khích và tạo điều kiện cho các nhà đầu tư, đầu tư xây dựng nhà ở có lồng ghép nhà ở cho đối tượng xã hội, đối tượng thu nhập thấp, nhà cán bộ công chức, viên chức, lực lượng vũ trang…

- Từng địa phương cần rà soát quỹ đất công chưa sử dụng trên địa bàn, tiến hành lập quy hoạch và dự án đầu tư nhà ở cho cho đối tượng xã hội để giảm bớt giá thành nhà ở. Tổ chức bán đấu giá các vị trí sinh lợi để bù đắp các khoản chi phí như miễn giảm tiền đất với người có công với cách mạng hoặc nhà cho người nghèo..

- Các tổ chức tín dụng tham gia mạnh mẽ cho các dự án với lãi suất ưu đãi.

- Vấn đề cơ bản nhất về nhà ở cho các đối tượng xã hội là ổn định thu nhập, đảm bảo đủ tích lũy để trả nợ vay mua nhà trả chậm.

3.2.8.1. Nhà ở cho công nhân tại các khu công nghiệp, khu kinh tế

Nhà ở cho công nhân lao động tại các KCN phát triển theo phương thức chủ yếu là do các doanh nghiệp tự xây dựng để cho công nhân thuê. Nhà nước có các chính sách về

đất, tài chính và các điều kiện ưu đãi để khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng cũng như nhà ở cho công nhân lao động thuê tại các KCN thuê theo phương thức xã hội hóa (kể cả các nhà đầu tư có dự án sản xuất, kinh doanh trong các khu công nghiệp).

Kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư xây dựng nhà ở cho công nhân tại các Khu công nghiệp theo quy hoạch đả được phê duyệt. Trước mắt tập trung kêu gọi đầu tư xây dựng nhà ở cho công nhân tại các khu công nghiệp được thành lập và hoạt động. Đối với các KCN chưa thành lập khi có quy hoạch định hướng phát triển, quy hoạch xây dựng và đi vào hoạt động sẽ được bổ sung vào kế hoạch phát triển nhà ở hằng năm của tỉnh.

3.2.8.2. Nhà ở cho học sinh, sinh viên các cơ sở đào tạo nghề

Nhà ở cho học sinh, sinh viên các cơ sở đào tạo nghề phát triển theo hướng nhà nước đầu tư tạo quỹ nhà ở cho sinh viên thuê kết hợp với sự đầu tư của các tổ chức kinh tế khác, trong đó Nhà nước thực hiện theo các cơ chế ưu đãi, khuyến khích các trường đại học cao đẳng (ngoài công lập) tham gia xây dựng và phát triển thành các cụm ký túc xá tập trung (mỗi cụm dùng cho học sinh, sinh viên nhiều trường thuê).

3.2.8.3. Nhà ở công vụ

Nhà nước đầu tư từ ngân sách xây dựng quỹ nhà ở công vụ. Căn cứ trên nhu cầu thực tế để lần lượt đầu tư xây dựng tại mỗi thị trấn, huyện lỵ, thành thị và các khu nhà ở công vụ với quy mô phù hợp phục vụ cho các cán bộ luân chuyển, điều động thuê. Người thuê nhà chỉ trả tiền thuê theo mức giá do Nhà nước quy định; đối với các trường hợp được điều động đến công tác tại vùng sâu, vùng xa, địa bàn khó khăn thì được miễn giảm tiền thuê nhà. Riêng đối với nhà ở công vụ giáo viên, tiếp tục thực hiện theo đề án kiên cố hóa trường học và nhà ở công vụ giai đoạn 2 để phấn đấu cơ bản giải quyết nhu cầu nhà công vụ cho giáo viên.

3.2.8.4. Nhà ở cho các hộ gia đình có công với cách mạng

Tuỳ theo điều kiện phát triển KT-XH hằng năm để thực hiện hỗ trợ về nhà ở đối với các hộ gia đình chính sách, hộ người có công với cách mạng có khó khăn về nhà ở bằng các hình thức như: Miễn, giảm tiền nhà, tiền sử dụng đất khi mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước hoặc khi được nhà nước giao đất; Tặng nhà tình nghĩa, nhà đại đoàn kết, hỗ trợ kinh phí để cải tạo hoặc sữa chữa nhà ở thông qua các chính sách, chương trình do Nhà nước quy định; Ưu tiên mua nhà ở xã hội.

3.2.8.5. Nhà ở cho các hộ gia đình nghèo đô thị và nông thôn

Đối với đối tượng là người nghèo khu vực nông thôn (kể cả đồng bào nghèo dân tộc thiểu số, hộ nghèo vùng thiên tai, lũ lụt...), việc hỗ trợ nhà ở áp dụng theo các

chính sách đã ban hành trên nguyên tắc Nhà nước hỗ trợ, cộng đồng giúp đỡ, người dân tự làm (Nhà nước hỗ trợ một phần bằng tiền; cơ quan ngân hàng cho vay ưu đãi một phần; phần còn lại được huy động từ cộng đồng, dòng họ và của chính các hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu cải thiện nhà ở);

Đối với các hộ nghèo đô thị gặp khó khăn về nhà ở thì việc hỗ trợ nhà ở giải quyết theo hướng: đối với các trường hợp đã có nhà ở, nhưng là nhà tạm, hư hỏng, dột nát thì Nhà nước, các tổ chức kinh tế – xã hội, cộng đồng hỗ trợ một phần kinh phí, kết hợp cho vay ưu đãi để các hộ tự cải tạo, sửa chữa nhà ở; đối với các hộ nghèo đặc biệt khó khăn thì thực hiện theo nguyên tắc Nhà nước, cộng đồng, các tổ chức kinh tế – xã hội xây dựng nhà tình nghĩa, tình thương để giúp họ có chỗ ở phù hợp;

Tóm tắt chương 3

Nội dung chính của chương này bao gồm: (i) Căn cứ đề xuất giải pháp.

(ii) Các giải pháp thực hiện chiến lược

- Nhóm giải pháp hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách

- Nhóm giải pháp về đất ở

- Nhóm giải pháp về quy hoạch-kiến trúc - Nhóm giải pháp về kiến trúc

- Nhóm giải pháp về hạ tầng kỹ thuật

- Nhóm giải pháp về tài chính, thu hút đầu tư

- Nhóm giải pháp về phát triển lành mạnh thị trường bất động sản nhà ở. - Nhóm giải pháp về nhà ở cho các đối tượng xã hội

KẾT LUẬN

Nhà ở là nhu cầu không thể thiếu của mỗi con người, cùng với sự gia tăng dân số do tốc độ đô thị hóa, nhu cầu nhà ở ngày một tăng nhanh, bên cạnh đó kéo theo nhiều yếu tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế xã hội làm đau đầu các nhà lãnh đạo địa phương trên cả nước nói chung, tỉnh Kiên Giang nói riêng. Việc chăm lo nhà ở cho nhân dân trước hết thuộc trách nhiệm của chính quyền các cấp, các cơ quan quản lý có liên quan và chính sách tạo điều kiện của Nhà nước. Giải quyết vấn đề nhà ở, một bài toán khó, không chỉ đơn thuần nhu cầu có chổ ở, mà điều kiện ở phải đảm bảo diện tích và các điều kiện sinh hoạt khác, như hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật, chất lượng, mỹ quan .v.v..

Trong nhiều năm qua, đi cùng với việc phát triển nhà ở, Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách, nguồn vốn ưu tiên cho phát triển nhà ở nhưng chỉ đáp ứng một phần về nhu cầu nhà ở. Để cho nhà ở phát triển bền vững hơn, Chính phủ đả xây dựng Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia giai đoạn đến năm 2020 và tầm nhìn 2030.

Để triển khai thực hiện tốt chiến lược của Chính phủ, Chính quyền và nhân dân tỉnh Kiên Giang phải làm gì để phát huy hết ngoại lực củng như nội lực cho chiến lược phát triển nhà ở của Tỉnh.

Nghiên cứu này là công trình đầu tiên nghiên cứu một cách bài bản về chiến lược phát triển nhà ở cấp Tỉnh. Đề tài đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận, phân tích, xây dựng chiến lược phát nhà ở trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. Đề tài nghiên cứu giúp cho tác giả cũng như lãnh đạo tỉnh Kiên Giang nhận ra các vấn đề quan trọng cốt lõi đối với sự phát triển nhà ở của địa phương. Trên cơ sở các cơ hội, đe dọa và điểm mạnh, điểm yếu quan trọng đã giúp Tỉnh rà soát lại Kế hoạch phát triển nhà ở của Tỉnh đến 2015 nhằm tập trung các nguồn lực có thể huy động vào các điểm nhấn cốt lõi, giúp Tỉnh đạt được các mục tiêu đề ra

Tuy nhiên, do giới hạn về thời gian, phạm vi nghiên cứu và kiến thức cũng như mối quan hệ của tác giả nên luận văn còn tồn tại một số hạn chế.

KIẾN NGHỊ

Đối với Chính phủ, Bộ xây dựng và các Bộ, Ban ngành có liên quan sớm điều chỉnh, sửa đổi bổ sung, hoàn thiện đồng bộ các Luật, văn bản có liên quan đến phát triển nhà ở.

Đối với tỉnh Kiên Giang: Sở xây dựng tham mưu cho UBND tỉnh sớm xây dựng chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở của tỉnh, cần xác định rõ và kiên trì thực hiện các mục tiêu và kế hoạch đã đề ra. Trong suốt quá trình thực hiện, UBND tỉnh cần chỉ đạo quyết liệt các Sở, Ban ngành, các Huyện, báo cáo quá trình thực hiện, kịp thời tháo gỡ khó khăn, điều chỉnh, sửa đổi khi có vấn đề trở ngại hoặc biến động đối với quá trình thực hiện kế hoạch và sự kết hợp giữa các Ban ngành.

Tổ chức các buổi hội thảo giao lưu với các nhà đầu tư, mở các lớp bồi dưỡng kiến thức có liên quan về phát triển nhà ở. Giới thiệu về kinh nghiệm phát triển nhà ở các nước trên thế giới.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt:

1. Nguyễn Thị Liên Diệp (2006), Chiến lược & Chính sách kinh doanh, NXB Lao Động – Xã Hội.

2. Nguyễn Hữu Lam - Đinh Thái Hoàng - Phạm Xuân Lan (1998), Quản trị chiến

lược phát triển vị thế cạnh tranh, Nhà xuất bản Giáo Dục.

3. Fred R. David (2003), Khái niệm về quản trị chiến lược. NXB Thống Kê.

4. Garry D. Smith, Danny R. Arnold, Boby R. Bizzell (2003), Chiến lược và chính

sách kinh doanh, Bùi Văn Đông (Dịch). NXB Thống Kê.

5. Michael E. Porter (1996) Chiến lược cạnh tranh, NXB Khoa Học và Kỹ Thuật. 6. Bộ kế hoạch và đầu tư (2011), Hệ thống chỉ tiêu thống kê cấp tỉnh, Thông tư số

02/2011/TT-BKHĐT, ngày 10/01/2011.

7. Bộ Xây dựng (2010), Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.

8. Cục thống kê tỉnh Kiên Giang(2009), Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009

9. Quốc Hội (2005), Luật nhà ở, Luật số 56/2005/QH12, ngày 29/11/2005. 10. Tổng cục thống kê (2009), Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009.

11. Tỉnh ủy Kiên Giang (2010),Văn kiện Đại hội Đảng Bộ tỉnh Kiên Giang lần thứ IX, Nhiệm kỳ 2011-2015.

12. UBND Tỉnh Kiên Giang (2011). Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội Tỉnh Kiên giang thời kỳ đến năm 2020.

13. UBND Tỉnh Kiên Giang (2009). Báo cáo Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội Tỉnh Kiên Giang đến 2020.

14. UBND các huyện trong tỉnh (2012), Tổng hợp báo cáo về nhà ở năm 2012.

15. Sở Xây dựng tỉnh Kiên Giang (2009-2012), Báo cáo tình hình nhà ở trên địa bàn tỉnh các năm 2009 đến năm 2012.

PHỤ LỤC

BẢNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN CHUYÊN GIA

Kính chào quý vị!

Tôi là Mai Xuân Hoà, học viên Khoá Cao học Quản trị kinh doanh Trường Đại Học Nha Trang; hiện đang thực hiện một nghiên cứu với đề tài “Chiến lược phát triển nhà ở trên địa bàn tỉnh Kiên Giang đến năm 2020”. Bảng câu hỏi sau đây là một phần trong nghiên cứu của tôi. Xin quý vị vui lòng bớt chút thời gian để điền vào bảng câu hỏi sau đây về những đánh giá của quý vị về tác động của các yếu tố bên ngoài và các yếu tố bên trong đối với phát triển nhà ở tại tỉnh Kiên Giang. Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của quý vị!

Câu 1. Quý vị hãy đánh giá tầm quan trọng của các yếu tố bên ngoài đối với phát triển nhà ở tại tỉnh Kiên Giang bằng cách khoanh tròn vào điểm số mà quý vị chọn. Tầm quan trọng của từng yếu tố tùy thuộc vào mức độ ảnh hưởng của yếu tố đó đến sự phát triển nhà ở của địa phương. Thang điểm được phân loại như sau:

Điểm 1: ảnh hưởng rất yếu Điểm 2: ảnh hưởng yếu Điểm 3: ảnh hưởng mạnh Điểm 4: ảnh hưởng rất mạnh

Điểm đánh giá về tầm quan trọng của các yếu tố

Các yếu tố bên ngoài

1 2 3 4

I. Môi trường kinh tế

1.Khủng hoảng kinh tế thế giới có tác động không tốt đến thu

hút nguồn lực 1 2 3 4

2.Kinh tế Việt Nam hội nhập và phát triển ổn định 1 2 3 4 3.Kiên Giang là tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm của vùng

đồng bằng sông Cửu Long 1 2 3 4 4.Kinh tế xã hội của tỉnh Kiên Giang ổn định và tăng trưởng 1 2 3 4

II. Môi trường chính trị, pháp luật

5.Việt Nam là một quốc gia có nền chính trị ổn định 1 2 3 4 6.Nhà nước luôn quan tâm đến nhà ở của người dân qua nhiều

7.Chính phủ đã có chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến

2020 và tầm nhìn đến năm 2030 1 2 3 4 8.Chính phủ rất quan tâm đến nhu cầu nhà ở của đối tượng

chính sách xã hội và người có thu nhập thấp. 1 2 3 4 9.Hệ thống chính sách pháp luật liên quan đến phát triển nhà ở

chưa hoàn thiện và còn thiếu đồng bộ 1 2 3 4 10.Chưa có chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế

tham gia phát triển nhà ở 1 2 3 4

III. Môi trường kỹ thuật công nghệ

11.Khoa học công nghệ trong lĩnh vực xây dựng nhà ở phát

triển mạnh mẽ 1 2 3 4

12.Có nhiều kỹ thuật và vật liệu xây dựng mới trong xây dựng

nhà ở 1 2 3 4

IV. Môi trường văn hóa - xã hội

13.Sự gia tăng mạnh tốc độ đô thị hoá và tỷ lệ tăng dân số cao

tạo ra nhu cầu nhà ở rất lớn tại Kiên Giang 1 2 3 4 14.Trình độ dân trí và mức sống của người dân ngày càng cao. 1 2 3 4 15.Giá nhà ở còn ở mức cao, vượt khả năng tài chính một bộ

phận lớn dân cư 1 2 3 4 16.Tỷ lệ hộ gia đình thuộc diện chính sách xã hội và có thu

nhập thấp tại Kiên Giang khá lớn 1 2 3 4 17.Nhận thức và hiểu biết pháp luật của người dân về phát

triển nhà ở chưa cao 1 2 3 4

V. Môi trường tự nhiên

18.Vùng nguyên liệu khoáng sản cho phát triển ngành sản suất

vật liệu xây dựng tại Kiên Giang có trữ lượng lớn. 1 2 3 4 19.Biến đổi khí hậu, nước biển dâng, nền đất yếu, thường

xuyên lũ lụt, sạt lở ; địa hình bị chia cắt nhiều sông rạch. 1 2 3 4 20.Ô nhiễm môi trường tại Kiên Giang khá lớn 1 2 3 4

VI. Môi trường ngành

21.Ngành xây dựng Kiên Giang phát triển ổn định 1 2 3 4 22.Có nhiều nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng tại Kiên

Giang 1 2 3 4

23.Nhiều doanh nghiệp tham gia tư vấn, đầu tư xây dựng,

kinh doanh trong lĩnh vực nhà ở tại Kiên Giang 1 2 3 4 24.Lực lượng lao động trong lĩnh vực xây dựng có trình độ và

Câu 2. Quý vị hãy đánh giá mức độ phản ứng của tỉnh Kiên Giang đối với tác động của từng yếu tố bên ngoài bằng cách khoanh tròn vào điểm số mà quý vị chọn. Thang điểm được phân loại như sau:

Điểm 1 : phản ứng yếu (có nghĩa là địa phương hoàn toàn không tận dụng được cơ hội hoặc hoàn toàn không né tránh được thách thức )

Điểm 2: phản ứng trung bình Điểm 3: phản ứng khá

Điểm 4: Phản ứng tốt (có nghĩa là địa phương đã tận dụng được cơ hội hoặc vượt qua được thách thức)

Điểm đánh giá về mức độ phản ứng của tỉnh Kiên

Giang

Các yếu tố bên ngoài

1 2 3 4

I. Môi trường kinh tế

1.Khủng hoảng kinh tế thế giới có tác động không tốt đến thu

hút nguồn lực 1 2 3 4

2.Kinh tế Việt Nam hội nhập và phát triển ổn định 1 2 3 4 3.Kiên Giang là tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm của vùng

đồng bằng sông Cửu Long 1 2 3 4 4.Kinh tế xã hội của tỉnh Kiên Giang ổn định và tăng trưởng 1 2 3 4

II. Môi trường chính trị, pháp luật

5.Việt Nam là một quốc gia có nền chính trị ổn định 1 2 3 4 6.Nhà nước luôn quan tâm đến nhà ở của người dân qua nhiều

chính sách ưu tiên cho đầu tư phát triển nhà ở 1 2 3 4

Một phần của tài liệu chiến lược phát triển nhà ở trên địa bàn tỉnh kiên giang đến năm 2020 (Trang 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)