Xây dựng chiến lược qua phân tích ma trận SWOT và đề xuất các phương án

Một phần của tài liệu chiến lược phát triển nhà ở trên địa bàn tỉnh kiên giang đến năm 2020 (Trang 98)

án chiến lược

Sau khi xây dựng các ma trận ta rút ra được tỉnh Kiên Giang có những cơ hội, nguy cơ, điểm mạnh và điểm yếu chính sau:

*Cơ hội:

1.Kinh tế, chính trị Việt Nam hội nhập và phát triển ổn định.

2.Kiên Giang thuộc vùng kinh tế trọng điểm, kinh tế xã hội của tỉnh ổn định và tăng trưởng.

3.Nhà nước luôn quan tâm đến nhà ở của người dân qua nhiều chính sách ưu tiên cho đầu tư phát triển nhà ở.

4.Chính phủ đã có chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. Đặc biệt quan tâm đến đối tượng chính sách xã hội và thu nhập thấp.

5.Khoa học công nghệ và vật liệu mới trong lĩnh vực xây dựng nhà ở phát triển mạnh mẽ.

6.Trình độ dân trí và mức sống của người dân ngày càng cao.

7.Ngành xây dựng và sản xuất vật liệu xây dựng Kiên Giang phát triển ổn định.

*Nguy cơ:

1.Khủng hoảng kinh tế thế giới có tác động không tốt đến thu hút nguồn lực.

2.Hệ thống chính sách pháp luật chưa hoàn thiện và còn thiếu đồng bộ, chưa khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia phát triển nhà ở.

3.Sự gia tăng mạnh tốc độ đô thị hoá và tỷ lệ tăng dân số cao tạo ra nhu cầu nhà ở rất lớn tại Kiên Giang.

4.Giá nhà ở còn ở mức cao, vượt khả năng tài chính một bộ phận lớn dân cư. 5.Tỷ lệ hộ gia đình thuộc diện chính sách xã hội và có thu nhập thấp khá lớn. 6.Nhận thức và hiểu biết pháp luật của người dân về phát triển nhà ở chưa cao. 7.Biến đổi khí hậu, nước biển dâng, nền đất yếu, thường xuyên lũ lụt, sạt lở; địa hình bị chia cắt nhiều sông rạch, ô nhiễm môi trường.

*Điểm mạnh:

1.Tỷ lệ hộ dân có nhà ở riêng lẻ khá cao (95,85%). 2.Nguồn diện tích đất ở nhiều.

3.Công tác quy hoạch xây dựng, quy hoạch nông thôn mới đáp ứng yêu cầu. 4.Chính sách hỗ trợ nhà ở cho hộ chính sách được triển khai có hiệu quả.

5.Thị trường bất động sản nhiều tiềm năng.

*Điểm yếu:

1.Chất lượng, điều kiện nhà ở của các hộ thuộc diện chính sách xã hội rất thấp. 2.Công tác lập và quản lý quy hoạch, cấp giấy chứng nhận sử dụng đất còn chậm, thu hồi đất khó khăn.

3.Nguồn vốn chủ yếu do ngân sách cấp. Việc huy động vốn từ các thành phần kinh tế ngoài nhà nước còn yếu.

4.Dự án nhà ở xã hội còn quá ít so với nhu cầu thực tế.

5.Công tác quản lý, tổ chức, vận hành phát triển nhà ở chưa đáp ứng yêu cầu. 6.Giao dịch bất động sản ít, quy mô nhỏ.

7.Hệ thống hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật còn thiếu và chưa đồng bộ.

Từ các thông tin đã phân tích ở trên cùng các thông tin từ ma trận IFE, EFE, ta xây dựng ma trận SWOT và kết hợp các chiến lược có thể lựa chọn như sau:

Bảng 2.21. Ma trận SWOT của Tỉnh Kiên Giang

Ma trận SWOT

Cơ hội-Opportunities

O1: Kinh tế, chính trị Việt Nam hội nhập và phát triển ổn định.

O2: Kiên Giang thuộc vùng kinh tế trọng điểm, kinh tế xã hội của tỉnh ổn định và tăng trưởng.

O3: Nhà nước luôn quan tâm đến nhà ở của người dân qua nhiều chính sách ưu tiên cho đầu tư phát triển nhà ở.

O4: Chính phủ đã có chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. Đặc biệt quan tâm đến đối tượng chính sách xã hội và thu nhập thấp.

O5: Khoa học công nghệ và vật liệu mới trong lĩnh vực xây dựng nhà ở phát triển mạnh mẽ.

O6: Trình độ dân trí và mức sống của người dân ngày càng cao.

Nguy cơ-Threats

T1: Khủng hoảng kinh tế thế giới có tác động không tốt đến thu hút nguồn lực.

T2: Hệ thống chính sách pháp luật chưa hoàn thiện và còn thiếu đồng bộ, chưa khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia phát triển nhà ở.

T3: Sự gia tăng mạnh tốc độ đô thị hoá và tỷ lệ tăng dân số cao tạo ra nhu cầu nhà ở rất lớn tại Kiên Giang.

T4: Giá nhà ở còn ở mức cao, vượt khả năng tài chính một bộ phận lớn dân cư.

T5: Tỷ lệ hộ gia đình thuộc diện chính sách xã hội và có thu nhập thấp khá lớn.

O7: Ngành xây dựng và sản xuất vật liệu xây dựng Kiên Giang phát triển ổn định.

của người dân về phát triển nhà ở chưa cao.

T7:Biến đổi khí hậu, nước biển dâng, nền đất yếu, thường xuyên lũ lụt, sạt lở ; địa hình bị chia cắt nhiều sông rạch, ô nhiễm môi trường.

Điểm mạnh- Strenghts S1: Tỷ lệ hộ dân có nhà ở riêng lẻ khá cao (95,85%). S2: Nguồn diện tích đất ở nhiều. S3: Công tác quy hoạch xây dựng, quy hoạch nông thôn mới đáp ứng yêu cầu.

S4: Chính sách hỗ trợ nhà ở cho hộ chính sách được triển khai có hiệu quả.

S5: Thị trường bất động sản nhiều tiềm năng.

Các chiến lược S/O

*S1,S2,S3,S4,O1,O2,O3,O4,O5,O6,O7:

Chiến lược đẩy nhanh tốc độ xây dựng nông thôn mới

*S2,S3,S5,O3:Chiến lược phát triển lành mạnh thị trường bất động sản

*S4,S5,O5,O6,O7:Chiến lược công nghệ, vật liệu xây dựng mới

Các chiến lược S/T

*S2,S3,S4,S5,T1,T3,T4,T5,T7:

Chiến lược giảm chi phí xây dựng nhà ở

*S1,S3,S4,S5,T1,T2,T3,T5,T6,T7:

Chiến lược quy hoạch đô thị, quy hoạch chỉnh trang khu dân cư

*S1,S3,S5,T1,T2,T3,T4,T6,T7:

Chiến lược cải cách thủ tục hành chính, tăng cường kiểm soát xây dựng Điểm yếu- Weaknesses W1: Chất lượng, điều kiện nhà ở của các hộ thuộc diện chính sách xã hội rất thấp.

Các chiến lược W/O

*W1,W2,O5,O6,O7: Chiến lược nâng cao chất lượng nhà ở

*W3,W4,W6,O1,O2,O3,O4: Chiến lược kêu gọi đầu tư

Các chiến lược W/T

*W1,W2,W4,T3,T4,T5: Chiến lược về cơ cấu các loại nhà ở

*W2,W3,W4,T1,T2,T7: Chiến lược về cơ chế chính sách

W2: Công tác lập và quản lý quy hoạch, cấp giấy chứng nhận sử dụng đất còn chậm, thu hồi đất khó khăn. W3: Nguồn vốn chủ yếu do ngân sách cấp. Việc huy động vốn từ các thành phần kinh tế ngoài nhà nước còn yếu. W4: Dự án nhà ở xã hội còn quá ít so với nhu cầu thực tế. W5: Công tác quản lý, tổ chức, vận hành phát triển nhà ở chưa đáp ứng yêu cầu. W6: Giao dịch bất động sản ít, quy mô nhỏ. W7: Hệ thống hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật còn thiếu và chưa đồng bộ.

*W7,O2,O3,O4,O7: Chiến lược phát triển hạ tầng

*W2,W3,W4,T1,T2,T3,T4,T5,T6,T7:

Chiến lược về thông tin truyền thông

Một phần của tài liệu chiến lược phát triển nhà ở trên địa bàn tỉnh kiên giang đến năm 2020 (Trang 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)