Tổng quan về tỉnh Kiên Giang:

Một phần của tài liệu chiến lược phát triển nhà ở trên địa bàn tỉnh kiên giang đến năm 2020 (Trang 37)

2.1.1. Vị trí địa lý :

(Nguồn: Quy hoạch vùng tỉnh Kiên Giang đến năm 2025)

Hình 2.1: Vị trí địa lý của tỉnh Kiên Giang

Kiên Giang nằm trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long, có đặc thù riêng biệt đồng bằng, có núi, có biển và có đảo, Tổng diện tích tự nhiên là 6.346 km2, bằng 1,90% diện tích cả nước và 15,78% diện tích vùng Đồng bằng Sông Cửu Long. Phía Đông Bắc giáp các tỉnh: An Giang, Cần Thơ và Hậu Giang. Phía Nam giáp tỉnh Cà Mau và tỉnh Bạc Liêu. Phía Tây Nam giáp vịnh Thái Lan, có hơn 200km bờ biển và các đảo. Phía Bắc giáp Campuchia với đường biên giới dài 56,8 km

Phần đất liền của Kiên Giang có chiều dài bờ biển hơn 200 km với hơn 100 cửa sông, kênh rạch thoát nước ra biển. Ranh giới biển của Kiên Giang giáp với các nước Campuchia, Thái lan và Malaixia. Kiên Giang có 14 đơn vị hành chính gồm: 1 thành phố Rạch Giá, 1 thị xã Hà Tiên và 12 huyện (huyện Kiên Lương, Hòn Đất, Tân Hiệp,

Châu Thành, Giồng Riềng, Gò Quao, An Biên, An Mịnh, Vĩnh Thuận, U Minh Thượng, Phú Quốc, Kiên Hải), trong đó có 2 huyện đảo: Phú Quốc và Kiên Hải với 140 hòn đảo lớn nhỏ nằm xa đất liền.

2.1.2. Địa hình

Kiên Giang là một tỉnh đặc thù của vùng đồng bằng sông Cửu Long có cả đồng bằng, rùng núi, bờ biển và hải đảo, địa hình tương đối bằng phẳng, cao độ thay đổi từ 0,1 - 1,2 m. Xét trên lãnh thổ toàn tỉnh có thể chia làm 4 vùng.

-Vùng Tứ giác Long Xuyên: DT khoảng 2.365,8 km2 chiếm 37,3% . -Vùng Tây sông Hậu: DT khoảng 1.334,3 km2 chiếm 21,0% .

-Vùng bán đảo Cà Mau: DT khoảng 1.879,4 km2 chiếm 29,60% .

-Vùng Hải đảo: Gồm 2 huyện Kiên Hải và Phú Quốc, DT khoảng 776,5 km2 chiếm 12,08% diện tích toàn tỉnh.

2.1.3. Khí hậu:

Kiên Giang nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa có nền nhiệt cao và ổn định, một năm được chia ra làm 2 mùa rõ rệt:

- Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11

- Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau

2.1.3.1. Nhiệt độ: Kiên Giang có nền nhiệt độ vào loại cao nhất ở nước ta, trên đất liền và cả ngoài hải đảo, nhiệt độ trung bình năm vào khoảng 27,5 - 27,7oC.

2.1.3.2. Nắng: Kiên Giang tổng số giờ nắng trong năm bình quân từ 2.500 - 2.720 giờ cả trên đất liền cũng như ngoài Hải đảo. Vào mùa mưa, trung bình có 6,4 giờ nắng/ngày. Vào mùa khô có 7 giờ nắng/ngày ở trên đất liền và 8 giờ nắng/ngày trên đảo Phú Quốc.

2.1.3.3. Mưa: Lượng mưa phân bố không đều theo thời gian và không gian. Ở Rạch Giá lượng mưa bình quân năm là 2.241 mm; ở Tỉnh Kiên Giang là 1.983 mm; ở vùng Hải đảo có lượng mưa lớn hơn; ở Phú Quốc là 2.873 mm. Lượng mưa lớn và phân bố theo mùa.

-Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11: Lượng mưa chiếm tới 90% tổng lượng mưa trong năm.Trong mùa mưa tuy có lượng mưa lớn nhưng cũng có thời kỳ mưa ít hoặc không mưa kéo dài từ 7-15 ngày gây hạn cho cây trồng trong tháng 6 hoặc tháng 7, mặt khác có năm, mùa mưa đến sớm, nhưng cũng có những năm mùa mưa đến muộn vào cuối tháng 5.

- Mùa khô: Từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, chỉ chiếm khoảng 10% tổng lượng mưa năm; các tháng 1, 2, 3 lượng mưa rất ít trung bình từ: 11 - 50 mm.

2.1.3.4. Lượng bốc hơi - độ ẩm không khí

Lượng bốc hơi trung bình năm ở các khu vực khoảng 1.000-1.500 mm. Độ ẩm tương đối trung bình năm là 81-82 %. Độ ẩm tương đối trung bình trong các tháng mùa khô chỉ đạt mức 76-80 %; nhưng trong các tháng mùa mưa có thể lên tới 83-88%.

2.1.3.5. Các yếu tố khí hậu khác

- Dông: ở Kiên Giang dông thường nhiều hơn ở các tỉnh khác ở miền Tây Nam bộ, trung bình thì hàng năm có tới 25 - 30 ngày dông, mùa dông cũng như mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 4 và kết thúc vào tháng 11, tháng nhiều dông nhất là tháng 5.

Tóm lại, Kiên Giang thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, mưa nhiều; có nền nhiệt cao, không phân hoá theo mùa, khí hậu ở Kiên Giang không có rét, không có bão đổ bộ trực tiếp, ánh sáng và nhiệt lượng dồi dào nên rất thuận lợi cho nhiều loại cây trồng và gia súc sinh trưởng, phát triển quanh năm. Điều khó khăn chủ yếu là sự biến động thất thường trong chế độ mưa thường gây trở ngại lớn cho sản xuất và đời sống. Vì vậy công tác thủy lợi của tỉnh phải được coi là một nhiệm vụ trọng tâm, có ý nghĩa quan trọng trong việc chủ động tưới tiêu đảm bảo tốt nguồn nước cho sản xuất nông nghiệp phát triển.

2.1.4. Thuỷ văn

2.1.4.1. Mạng lưới thủy văn

Kiên Giang có một mạng lưới thủy văn đa dạng, bao gồm biển Tây và một mạng lưới sông ngòi kênh rạch phong phú.

Hệ thống sông ngòi của Kiên Giang với tổng chiều dài sông, kênh, rạch chiếm trên 2.054,93 km, phân bố hầu khắp trên toàn lãnh thổ. Hệ thống này có ảnh hưởng lớn đến việc điều tiết nước, tính chất đất và chế độ canh tác trong toàn Tỉnh.

2.1.4.2. Chế độ thủy văn

Chế độ thuỷ văn của tỉnh Kiên Giang bị chi phối bởi 3 yếu tố: Chế độ thủy triều ở vịnh Thái Lan, chế độ thủy văn ở sông Hậu, chế độ mưa nội đồng. Ba yếu tố này kết hợp tác động làm cho chế độ thủy văn của tỉnh Kiên Giang có 2 mùa rõ rệt là mùa lũ và mùa kiệt cạn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.1.5. Lũ, úng, ngập:

Trong mùa mưa, hầu như năm nào cũng xảy ra tình trạng hạn trên một khu vực rộng lớn, nguyên nhân chính là mưa phân bố thất thường. Mưa chỉ tập trung vào 1 số

ngày, với lượng mưa khá lớn, dẫn tới tình trạng ngập úng. Đất đai ở tỉnh Kiên Giang thường bị ngập lũ vào 1 số tháng nhất định trong năm. Còn lại 1 thời gian dài nắng, nóng, độ ẩm giảm, lượng bốc hơi lớn.

Bên cạnh đó, nước lũ từ Campuchia tràn qua Bảy cầu vào vùng Tứ giác Long Xuyên, theo các kênh trục vào vùng tây sông Hậu; gây ngập sâu cho vùng Tứ giác Long Xuyên và ngập nông cho vùng Tây sông Hậu.

2.1.6. Các nguồn tài nguyên 2.1.6.1. Tài nguyên đất 2.1.6.1. Tài nguyên đất

Đất Kiên Giang được phân chia thành 45 loại đất, thuộc 5 nhóm đất với quy mô như sau (chỉ tính phần diện tích ở đất liền).

a. Nhóm đất phù sa không phèn: Diện tích chiếm khoảng 35,49% tổng diện tích tự nhiên. Tập trung chủ yếu ở các huyện Châu Thành, Tân Hiệp, Giồng Riềng, Gò Quao. Đây là vùng đất phù sa tiếp nối của dải đất phù sa phía tây sông Hậu.

b. Nhóm đất phèn: Diện tích khoảng 50,36% tổng diện tích tự nhiên. Tập trung chủ yếu ở các huyện Tỉnh Kiên Giangvà Hòn Đất, ngoài ra còn phân bố ở khu vực bán đảo Cà Mau. Đây là nhóm đất có diện tích lớn nhưng có nhiều hạn chế đối với sản xuất nông nghiệp.

c. Nhóm đất phù sa cổ: Diện tích chiếm khoảng 9,48% tổng diện tích tự nhiên, phân bố tập trung dọc sông Giang Thành; ven biên giới Campuchia. Hầu hết là các dạng gò nổi cao trong vùng đất phèn của đồng bằng Hà Tiên; đây là phần rìa của thềm phù sa cổ; chạy dài từ Campuchia sang và chìm dần xuống lớp phù sa mới hiện nay. Trong nhóm đất này còn có loại đất núi, tầng mặt nghèo hữu cơ, đây là dạng đất đã bị xói mòn mãnh liệt, do lớp phủ thực vật đã bị triệt phá hầu hết chỉ còn lớp đất mịn mỏng, khó có thể canh tác được. Tập trung chủ yếu ở các núi đá ven biển Tỉnh Kiên Giang- Hòn Đất.

d. Nhóm đất than bùn - phèn: Diện tích chiếm khoảng 0,36% tổng diện tích tự nhiên phân bố chủ yếu trong vùng rừng Tràm - U Minh thượng. Đặc điểm của đất than bùn ở đây là sự xuất hiện của vật liệu sinh phèn dưới lớp than bùn, do vậy tình trạng hoá chua toàn bộ đất đai có thể xảy ra nếu lớp than bùn trên mặt không còn nữa.

e. Nhóm đất cát: Diện tích chiếm khoảng 1,36% tổng diện tích tự nhiên, tập trung ở Phú Quốc.

2.1.6.2. Tài nguyên nước

a. Nguồn nước mặt: Kiên Giang là một tỉnh ở cuối nguồn nước ngọt của nhánh sông Hậu, nhưng lại là tỉnh ở đầu nguồn nước mặn của vịnh Rạch Giá, do vậy so với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, Kiên Giang là một trong các tỉnh có khó khăn về nước mặt. Có thể phân thành 3 vùng : Vùng thuận lợi nước mặt, vùng thiếu nước ngọt và vùng không có nguồn nước mặt bổ sung. Theo tổng kết của địa phương cứ 3 - 4 năm có 1 năm hạn thiếu nước.

b. Nguồn nước ngầm: Có thể phân chia vùng nước ngầm như sau:

- Vùng nước ngầm có chất lượng và trữ lượng tốt, hàm lượng Clo 400 mg/l độ sâu khai thác 80 - 430 m gồm các huyện An Biên, Vĩnh Thuận, Gò Quao; một phần của huyện Giồng Riềng giáp với Châu Thành và một phần nhỏ huyện Tân Hiệp.

- Vùng nước ngầm có chất lượng không tốt: Hàm lượng Clo từ 400 - 1.000 mg/l nhưng tạm sử dụng được.

- Vùng nước ngầm bị mặn: Có hàm lượng Clo lớn hơn 1.000 mg/l. - Vùng nước không được khoan sâu quá 60 m (bị nhiễm mặn)

2.1.6.3. Tài nguyên rừng

Kiên Giang là một trong 4 tỉnh của vùng đồng bằng sông Cửu Long có diện tích rừng lớn nhất song diện tích rừng gần đây đang bị giảm đi đáng kể. Tổng diện tích rừng hiện có là 106.085 ha, chiếm 16,72 % diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Bao gồm 3 loại rừng chính là rừng sản xuất 28.982 ha; rừng phòng hộ 37.513 ha; rừng đặc dụng 39.588 ha.

Rừng ở Kiên Giang có ý nghĩa quan trọng, giữ nguồn nước; các khu rừng nguyên sinh còn lại đặc trưng cho rừng cây họ dầu ẩm nhiệt đới có giá trị lớn về mặt nghiên cứu thảm thực vật, bảo vệ hệ sinh thái và có giá trị trong việc lập các khu bảo tồn và khu xây dựng.

2.1.6.4. Tài nguyên biển

Vùng biển Kiên Giang được xác định là ngư trường trọng điểm của cả nước. Kiên Giang có ngư trường đánh bắt rộng: 63.290 km2; trong đó ở độ sâu dưới 20 m diện tích ngư trường là 15.440 km2; ở độ sâu 20 - 50 m diện tích ngư trường đánh bắt là 33.960 km2; ở độ sâu trên 50 m diện tích ngư trường đánh bắt là 13.880 km2.

Nguồn thủy sản ở đây đa dạng và phong phú, với trữ lượng khoảng 464.600 tấn; chiếm tới 29% trữ lượng hải sản vùng Nam bộ, khả năng khai thác cho phép khoảng 44% trữ lượng bằng 208.400 tấn.

2.1.6.5. Tài nguyên khoáng sản

Kiên Giang không giàu khoáng sản, song những khoáng sản tỉnh Kiên Giang hiện nay rất có giá trị ở Kiên Giang nói riêng và của Đồng bằng sông Cửu Long nói chung.

- Đá xây dựng: Tổng trữ lượng khoảng 120 triệu tấn.

- Đá vôi: Có trữ lượng xấp xỉ 420 -500 triệu m3, hàm lượng vôi từ 51 - 56 %. - Đất sét: Tổng trữ lượng 42 triệu tấn. Hiện tại được sử dụng cho sản xuất xi măng. - Cát vàng ở Hà Tiên, Hòn Heo thành phần hạt chủ yếu là Thạch Anh vừa làm vật liệu xây dựng vừa làm gạch không nung.

- Than bùn: Tổng trữ lượng ước tính 150 triệu tấn. Chất lượng than bùn đảm bảo yêu cầu làm phân bón, điều chế a xít humíc v.v...

2.1.6.6. Tài nguyên xây dựng

Bờ biển vùng đất liền của Kiên Giang dài 200 km với trữ lượng hải sản phong phú. Kiên Giang có các đảo lớn như Kiên Hải, Phú Quốc và Thổ Chu, có nhiều bãi tắm đẹp, danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử cho phép phát triển một nền kinh tế tổng hợp, đặc biệt là khai thác hải sản và xây dựng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Theo quy hoạch tổng thể xây dựng Việt Nam, tỉnh Kiên Giang thuộc vùng xây dựng IV - vùng xây dựng đặc trưng là tham quan phong cảnh biển và sông nước, xây dựng sinh thái đồng bằng sông Cửu Long. So với các tỉnh trong vùng IV, đặc biệt so với các tỉnh Miền tây Nam bộ, Kiên Giang có nhiều tiềm năng và điều kiện để phát triển xây dựng.

2.1.6.7. Tài nguyên nhân văn

Kiên Giang có truyền thống đấu tranh, xây dựng và sáng tạo. Nhiều địa danh nổi tiếng đã đi vào lịch sử như: U Minh, Hòn Đất, Hà Tiên, Phú Quốc. Thiên nhiên ưu đãi với nhiều danh lam thắng cảnh, có sức hút mạnh mẽ đối với khách du lịch trong và ngoài nước đó là: Thạch Động, Mũi Nai, chùa Phù Dung, Chùa Hang, Hòn Chông, Hòn Trẹm, Hòn Phụ Tử. Đáng lưu ý là nền văn hoá Óc eo một thời đã là trung tâm giao lưu với bên ngoài.

Kiên Giang có truyền thống lịch sử bất khuất kiên cường chống Pháp, chống Mỹ, những dấu ấn về cách mạng còn ghi lại như: Căn cứ chống Pháp của Nguyễn Trung Trực, nhà lao Cây Dừa do Pháp xây dựng từ thời kỳ kháng chiến chống Pháp năm 1953 – 1954.

Kiên Giang là một trong những tỉnh ở đồng bằng sông Cửu Long có tỷ lệ cao về người Khơ Me (12,15%) và người Hoa là 2,94%. Trong đó người Khơ Me chủ yếu là làm ruộng; người Hoa chủ yếu là buôn bán và sản xuất phi nông nghiệp.

2.1.7. Thực trạng môi trường

Môi trường ở Kiên Giang ngày càng chịu nhiều sức ép từ phát triển kinh tế, gia tăng dân số, đô thị hoá, phát triển công nghiệp và nông nghiệp. Các chất ô nhiễm có nguồn gốc từ chất thải công nghiệp, sinh hoạt và đặc biệt là từ hoạt động sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản có chiều hướng gia tăng.

2.1.7.1. Thực trạng môi trường ở các đô thị và ven đô thị

Môi trường đô thị hiện nay đang có sự ô nhiễm đáng kể về nồng độ bụi, ô nhiễm không khí do quá trình đô thị hoá diễn ra nhanh, thể hiện ở việc xả rác thải sinh hoạt, các nhà máy chen lẫn trong khu dân cư.

Hiện nay môi trường sống ở các vùng dân cư vượt lũ đang có nhiều vấn đề cần được giải quyết, đó là việc đầu tư chưa đồng bộ về cơ sở hạ tầng, chưa có nước sạch, cầu vệ sinh tự hoại, và chưa có giải pháp thu gom, xử lý rác. Do vậy có thể thấy tình hình môi trường ở cụm, tuyến dân cư đang bức xúc cần được quan tâm giải quyết để thu hút dân vào ở đạt 100% kế hoạch.

2.1.7.2. Thực trạng môi trường nông thôn

Do điều kiện tự nhiên về địa hình, thuỷ văn đã tạo nên tập quán sống từ xưa của cư dân nông thôn trong tỉnh là: sống ven theo nguồn nước mặt, kinh rạch, xây dựng chuồng gia súc, cầu vệ sinh trên ao cá, trên sông hoặc thải trực tiếp ra sông rạch, đối với khu vực miền núi, đa số người dân tộc nuôi gia súc trong nhà. Các bãi rác, nghĩa trang riêng lẻ hầu như bị ngập hoàn toàn trong mùa lũ. Do đó, vấn đề thiếu nước sinh hoạt ở nông thôn là vấn đề nổi rõ nhất, tỷ lệ hộ sử dụng nước sạch còn thấp chiếm khoảng 65%, ô nhiễm môi trường đất sản xuất nông nghiệp có chiều hướng gia tăng do không kiểm soát việc sử dụng phân bón và thuốc hoá học phòng trừ sâu bệnh. Ngoài ra việc phát triển các làng nghề (gạch ngói, chế biến lương thực, khai thác đá

thủ công...) với công nghệ lạc hậu đang làm ô nhiễm môi trường, đe doạ cho sức khoẻ nhân dân trong các vùng có làng nghề.

Hiện nay ý thức về bảo vệ môi trường của nhân dân ngày càng nâng lên, điểm đáng lưu ý là qua các hoạt động tích cực của liên ngành, sự quan tâm của các cấp lãnh đạo phong trào trường xanh - sạch - đẹp thực sự đã đạt được kết quả khả quan.

2.1.8. Nhận xét chung về điều kiện tự nhiên, tài nguyên và cảnh quan môi trường2.1.8.1. Lợi thế 2.1.8.1. Lợi thế

- Kiên Giang có bờ biển dài và nhiều hải đảo lớn nằm trong vịnh Thái Lan, gần với

Một phần của tài liệu chiến lược phát triển nhà ở trên địa bàn tỉnh kiên giang đến năm 2020 (Trang 37)