Tóm tắt dự báo nhu cầu nhà ở trên địa bàn tỉnh Kiên Giang đến năm 2020

Một phần của tài liệu chiến lược phát triển nhà ở trên địa bàn tỉnh kiên giang đến năm 2020 (Trang 63)

Nhu cầu nhà ở khu vực đô thị, nông thôn phát sinh từ việc gia tăng dân số tự nhiên và cơ học, tỉ lệ và tốc độ đô thị hóa, sự thay đổi cơ cấu hộ gia đình; do nhu cầu nâng cao chất lượng, tăng diện tích sử dụng hoặc cải tạo lại nhà ở đã hư hỏng, xuống cấp của các hộ gia đình.

- Nhà ở đô thị:

Dự báo số người ở khu vực đô thị trên địa bàn tỉnh năm 2020 là khoảng 889.200 người tương đương 367.187 hộ, diện tích sàn nhà ở đô thị cần có 25.780.000 m2; diện tích bình quân 29m2/người.

- Nhà ở công nhân tại các KCN:

Dự báo đến năm 2020 có khoảng 408.060 công nhân; 80% công nhân đang làm việc khoảng 326.448 công nhân, dự kiến giải quyết cho khoảng 80% số công nhân đang làm việc (261.158 công nhân) có nhu cầu được thuê nhà để ở, diện tích sàn tối thiểu đạt 8m2/người, nhu cầu cần xây dựng 2.089.267m2 sàn.

- Nhà ở học sinh, sinh viên:

Dự báo đến năm 2020 giải quyết cho khoảng 88.938 sinh viên có nhu cầu được thuê nhà để ở, diện tích sàn tối thiểu đạt 7m2/sinh viên, nhu cầu cần xây dựng 498.052m2 sàn (tương đương 12.451 căn).

- Nhà ở thu nhập thấp tại đô thị:

Dự báo số người thu nhập thấp ở đô thị trên địa bàn tỉnh năm 2020 là khoảng 133.380 người tương đương 41.681 hộ, diện tích sàn nhà ở cho người thu nhập thấp tại các đô thị cần có 2.400.840 m2; diện tích bình quân 18m2/người.

- Nhà ở nông thôn:

Dự báo số người ở khu vực nông thôn trên địa bàn tỉnh năm 2020 là khoảng 1.087.200 người tương đương 280.000 hộ, diện tích sàn nhà ở nông thôn cần có 23.347.000 m2; diện tích bình quân 21m2/người.

(Nguồn: tác giả)

Biểu đồ 2.12: Tổng nhu cầu DT nhà ở trên địa bàn tỉnh Kiên Giang 2.4. Phân tích cơ sở xây dựng chiến lược phát triển nhà ở trên địa bàn tỉnh Kiên Giang đến năm 2020:

2.4.1. Những vấn đề chung về chiến lược phát triển nhà ở trên địa bàn tỉnh Kiên Giang đến năm 2020 Giang đến năm 2020

2.4.1.1. Các khái niệm:

Phát triển nhà ở tỉnh Kiên Giang là một quá trình có sự tham gia của mọi thành

viên, trên mọi lĩnh vực hoạt động, nhằm tạo ra sự phát triển một cách có hiệu quả trên mọi lĩnh vực đời sống KTXH của tỉnh Kiên Giang. Quá trình phát triển nhà ở tỉnh kiên giang hướng tới các mục tiêu sau đây:

Thứ nhất, phát triển nhà ở tỉnh kiên giang phải nhằm cải thiện số lượng, chất lượng nhà ở cho tất cả mọi người, trong đó đặc biệt quan tâm đến đối tượng chính sách, đối tượng thu nhập thấp ở đô thị và đối tượng nghèo trên địa bàn tỉnh Kiên giang.

Thứ hai, phát triển nhà ở tỉnh kiên giang nhằm xã hội hóa việc phát triển nhà ở, khuyến khích các khu vực Nhà nước, Tư nhân và Xã hội cùng tham gia, thiết lập mối quan hệ hợp tác và cùng phối hợp giữa các thành phần này để tìm ra giải pháp phát triển nhà ở tỉnh Kiên Giang có hiệu quả nhất.

Thứ ba, quá trình phát triển nhà ở tỉnh kiên giang phải tìm kiếm cách thức trao quyền cho các đối tượng tham gia, sử dụng hiệu quả nguồn lực để đạt tới các mục tiêu ưu tiên.

Quá trình phát triển nhà ở tỉnh Kiên Giang là một quá trình mang tính định hướng lâu dài nhằm xác định các giá trị đích thực mà tỉnh Kiên Giang muốn đạt tới, sử dụng các động lực phát triển nhà ở một cách có hiệu quả.

Xây dựng chiến lược phát triển nhà ở tỉnh Kiên Giang là việc xác định các mục

tiêu cơ bản dài hạn mà tỉnh Kiên Giang muốn đạt tới trong tương lai, chọn lựa tiến trình hành động và đưa ra những cách thức phân bổ nguồn lực, tận dụng cơ hội của tỉnh Kiên Giang một cách có hiệu quả để thực hiện mục tiêu đặt ra.

2.4.1.2. Mục tiêu của chiến lược phát triển nhà ở:

a- Mục tiêu tổng quát

Đáp ứng đủ nhu cầu nhà ở của nhân dân, giảm dần tiến tới xóa bỏ hộ không có nhà ở, hộ có khó khăn về nhà ở; giảm dần nhà tạm, thiếu kiên cố; nâng cao dần chất lượng cuộc sống, chất lượng và mức độ tiện nghi của nhà ở; góp phần giữ gìn và phát huy bản sắc kiến trúc dân tộc, hiện đại, cải thiện bộ mặt kiến trúc đô thị; bước đầu hình thành quỹ nhà ở, hình thành và phát triển thị trường bất động sản trên địa bàn; tạo động lực phát triển đô thị và nông thôn bền vững theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, góp phần thúc đẩy phát triển KTXH nhằm thực hiện có kết quả các mục tiêu của Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ IX và Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Kiên Giang đến 2020.[11,13]

b- Mục tiêu cụ thể

Phấn đấu đến năm 2020 diện tích nhà ở bình quân đầu người đạt 25m2, trong đó đô thị đạt 29m2, nông thôn đạt 21m2.

Đến năm 2020, giải quyết tối thiểu 80% số học sinh, sinh viên các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề (sau đây gọi tắt là học sinh, sinh viên) trên địa bàn thành phố có nhu cầu được thuê nhà để ở, diện tích ở tối thiểu đạt 7m2/sinh viên, 60% số công nhân có nhu cầu được thuê nhà để ở, diện tích sàn tối thiểu đạt 8m2/người; giải quyết cơ bản nhà ở cho các hộ thu nhập thấp ở đô thị.

Nâng cao tỉ lệ nhà kiên cố cả ở khu vực đô thị và nông thôn đạt tỉ lệ 70%-80%, giảm tỷ lệ nhà thiếu kiên cố xuống dưới 20%; cơ bản không còn nhà tạm, đơn sơ từ 2020 trở đi.

Tỷ lệ hộ gia đình có công trình phụ hợp vệ sinh đạt 90%, trong đó đô thị đạt xấp xỉ 100%, nông thôn đạt trên 80%. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.4.1.3. Giới thiệu cơ sở để xây dựng chiến lược phát triển nhà ở

Ma trận SWOT sẽ được sử dụng để đề xuất các phương án chiến lược có thể cho Tỉnh. Tác giả và các lãnh đạo Sở Xây dựng tỉnh Kiên Giang cũng sẽ cùng nhau xem xét cẩn thận các phương án chiến lược đề xuất để xác định các chiến lược tốt nhất để đạt được mục tiêu phát triển nhà ở của Tỉnh.

2.4.1.4. Giới thiệu phương pháp xây dựng chiến lược phát triển nhà ở

Một quy trình hoạch định Chiến lược phát triển nhà ở tỉnh kiên giang phải được xây dựng trên cơ sở Chiến lược nhà ở Quốc gia, tiến hành rà soát, so sánh một số chỉ tiêu cơ bản với các chỉ tiêu cả nước như sau: Thực trạng phát triển nhà ở tỉnh Kiên Giang như thế nào? Nhà ở tỉnh Kiên Giang sẽ phát triển như thế nào trong tương lai? Làm thế nào để có thể đạt được mục đích đó? Quy trình hoạch định Chiến lược phát triển nhà ở tỉnh kiên giang gồm có các bước cơ bản sau đây:

Bước 1: Phân tích tiềm năng và thực trạng phát triển nhà ở tỉnh Kiên Giang

Mục tiêu chính của bước này là thu thập số liệu các vấn đề liên quan đến nhà ở, phân tích, đánh giá được được tình hình thực tế của nhà ở tỉnh Kiên Giang đạt được kết quả ở mức nào so với phát triển nhà cả nước. Trên cơ sở đó tìm thấy những mặt mạnh, yếu của phát triển nhà ở.

Việc phân tích, đánh giá toàn diện các yếu tố tiềm năng và thực trạng phát triển nhà ở tỉnh kiên giang cần làm rõ được các vấn đề liên quan nhà ở. Các nội dung cụ thể bao gồm: Quy mô và chất lượng nhà ở. Về nguồn lực đất cho phát triển nhà ở. Về nguồn vốn để phát triển nhà ở. Về công tác quy hoạch nhà ở. Về công tác quản lý nhà ở. Về thị trường bất động sản nhà ở. Về hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển nhà ở.

-Quy mô và chất lượng nhà ở: Phân tích, đánh giá số lượng và chất lượng nhà ở

trên địa bàn tỉnh Kiên Giang, trong đó chú ý đến nhà ở các đối tượng ở khu vực đô thị, nông thôn, các đối tượng chính sách, đối tượng là công nhân, học sinh sinh viên, đối tượng thu nhập thấp và người nghèo.

-Về nguồn lực đất cho phát triển nhà ở : Phân tích, đánh giá về hiện trạng đất ở so

với tốc độ tăng trưởng nhà ở, bên cạnh đó xác định và so sánh các chỉ tiêu về đất ở bình quân đầu người với cả nước. Phân tích, đánh giá về tiềm năng đất đai phục vụ cho phát triển nhà ở.

-Về nguồn vốn để phát triển nhà ở : Phân tích, đánh giá những thuận lợi và khó

địa phương, nguồn vốn kêu gọi đầu tư và vốn khác như thế nào? Địa phương đã tận dụng các nguồn vốn ra sao?

-Về công tác quy hoạch-kiến trúc nhà ở : Phân tích, đánh giá những kết quả đạt

được trong khâu quy hoạch nhà ở. Tiến độ thực hiện như thế nào? các vấn đề về nhà ở được quan tâm ra sao trong các đồ án quy hoạch-kiến trúc? Có thực hiện nghiêm về tỉ lệ dành cho đất phát triển nhà ở hay không? Các quy chế quản lý đô thị, quản lý trật tự xây dựng và tình hình xây dựng nhà ở như thế nào?

-Về công tác quản lý nhà ở : Phân tích, đánh giá công tác quản lý nhà ở, các bộ

máy cơ quan nào quản lý trực tiếp từ Tỉnh đến Huyện? Các kết quả đạt được và hạn chế yếu kém ra sao? Năng lực trình độ của cán bộ làm công tác này như thế nào? cơ chế chính sách có phù hợp hay không?

-Về thị trường bất động sản nhà ở : Phân tích, đánh giá về số lượng, quy mô các

tổ chức tham gia thị trường bất động sản trên địa bàn tỉnh, bên cạnh đó củng phân tích thêm về tiềm năng này, mức độ ảnh hưởng, tác động về phát triển nhà ở.

-Về hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển nhà ở: Muốn phát triển nhà ở trước

hết phải đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật, chất lượng các yếu tố hạ tầng kỹ thuật đóng vai trò hết sức quan trọng trong môi trường đầu tư, đây củng là yếu tố quan trọng giúp phát triển nhà ở nhanh và là yếu tố làm giảm chi phí xây dựng nhà ở. Đây củng là sự thể hiện sự quan tâm của chính quyền địa phương đối với sự phát triển kinh tế xã hội chung của địa phương nói chung, phát triển nhà ở nói riêng. Các nội dung đánh giá bao gồm: hiện trạng hệ thống giao thông; hiện trạng hệ thống cấp nước, thoát nước; hiện trạng hệ thống cấp điện; hiện trạng phát triển đô thị; trình độ khoa học công nghệ.

Bước 2: Phân tích, dự báo tác động của các yếu tố bên ngoài đến sự phát triển nhà ở tỉnh Kiên Giang.

Việc nghiên cứu phân tích đánh giá các yếu tố bên ngoài có vai trò quan trọng trong quá trình xây dựng chiến lược vì nó ảnh hưởng đến toàn bộ các bước tiếp theo của quá trình quản trị chiến lược, đến các chiến lược được xây dựng và lựa chọn.

Triển vọng phát triển nhà ở tỉnh Kiên Giang có thể được nhìn nhận từ phía các yếu tố tác động từ bên ngoài. Nhận biết môi trường kinh tế chính trị xã hội trong nước và quốc tế sẽ cho phép làm rõ những cơ hội tương lai cũng như những thách thức đối với sự phát triển.

Cơ hội là những yếu tố chính bên ngoài tỉnh Kiên Giang hiện nay và tương lai, có ảnh hưởng tích cực đến các hoạt động trong tỉnh Kiên Giang. Thách thức là các yếu tố

ngoài tỉnh Kiên Giang đe doạ các nguồn lực, các cơ hội hoặc các giá trị của tỉnh Kiên Giang. Việc xác định cơ hội và thách thức nhằm xác định bản chất của sự thay đổi, để tỉnh Kiên Giang có thể tranh thủ lợi ích từ sự thay đổi trong khi có thể giảm thiểu các tác động xấu có khả năng xảy ra. Các cơ hội và thách thức xuất phát từ các yếu tố xã hội, chính trị hoặc công nghệ và có thể bao gồm cả sự thay đổi nhận thức của người dân. Chúng có thể xuất phát từ những thay đổi trong các quy định, chính sách của chính quyền cấp trên của tỉnh Kiên Giang. Các cơ hội, thách thức và các vấn đề bên ngoài khác cần được xem xét đánh giá. Nội dung cụ thể bao gồm:

- Bối cảnh quốc tế và khu vực: Xu hướng đầu tư nước ngoài, chiến lược hỗ trợ

quốc gia của các nhà tài trợ hay sự biến động tình hình chính trị, an ninh thế giới có ảnh hưởng như thế nào đến dòng đầu tư, khả năng thu hút nguồn lực đến Việt Nam và Tỉnh Kiên Giang? Những cam kết quốc tế khi gia nhập WTO có thể đặt tỉnh Kiên Giang trước một môi trường khó khăn hơn như thế nào? Chúng buộc chính quyền tỉnh Kiên Giang phải dỡ bỏ các chính sách khắt khe ra sao v.v...

- Bối cảnh trong nước:

+Môi trường kinh tế: Đặc biệt quan trọng là phải xác định và hiểu được hiện trạng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

về trình độ phát triển kinh tế của tỉnh Kiên Giang, các sự kiện kinh tế và các xu hướng phát triển kinh tế. Tăng trưởng về kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, hiệu quả của việc sử dụng các nguồn lực, khả năng cạnh tranh, các nguồn vốn đầu tư xã hội, sự phát triển của thị trường, kết quả sản xuất kinh doanh, các mối liên kết kinh tế, thu nhập, bảo đảm nhu cầu cơ bản cho con người.

+Môi trường chính trị, pháp luật: Những thay đổi có thể diễn ra trong hệ thống

luật pháp, chính sách của các bộ ngành trung ương, các địa phương khác trong vùng có thể ảnh hưởng như thế nào đến môi trường phát triển nhà ở của Tỉnh Kiên Giang? Các điều kiện chính sách, tài chính, đất đai, quy hoạch, đầu tư xây dựng... trong tương lai có thể ảnh hưởng tốt hay xấu và như thế nào đến phát triển nhà ở?

+Môi trường kỹ thuật công nghệ : Phân tích, đánh giá trình độ phát triển của khoa

học công nghệ trong lĩnh vực xây dựng nhà ở, khả năng ứng dụng công nghệ tiên tiến, vật liệu mới, thân thiện môi trường, tiết kiệm năng lượng v.v...

+ Môi trường văn hóa - xã hội:Các chỉ tiêu văn hóa - xã hội là bộ phận quan trọng

nhất phản ánh chất lượng đời sống dân cư. Khi nền kinh tế càng phát triển thì các vấn đề văn hóa - xã hội càng được coi trọng. Nội dung phân tích, đánh giá bao gồm: Sự gia

tăng tốc độ đô thị hoá và tỷ lệ tăng dân số tạo ra nhu cầu nhà ở, Trình độ dân trí và mức sống của người dân. Giá nhà ở so với khả năng tài chính dân cư. Tỷ lệ hộ gia đình thuộc diện chính sách xã hội và có thu nhập thấp tại Kiên Giang. Nhận thức và hiểu biết pháp luật của người dân về phát triển nhà ở … Do vậy việc đánh giá các vấn đề xã hội trên địa bàn cần lấy tiêu chí chuẩn quốc gia làm căn cứ để so sánh. Tuy nhiên các đánh giá cũng cần tính đến các yếu tố biến động tự nhiên về qui mô và cơ cấu dân số, học sinh….

+ Môi trường tự nhiên: Phân tích môi trường tự nhiên để thấy rõ các tiềm năng

của tỉnh Kiên Giang cho phát triển nhà ở, trong đó cần phân tích rõ về vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên, khoáng sản, đất đai. Các lợi thế về môi trường tự nhiên tác động đến phát triển nhà ở củng như các bất lơi của nó.

+ Môi trường ngành : Thông qua báo cáo kết quả công tác hàng năm của ngành

xây dựng tỉnh Kiên Giang, cho thấy được ngành xây dựng của tỉnh phát triển đạt được các thành tựu như thế nào? lưu ý các lĩnh vực liên quan tới nhà ở như: công tác phát triển nhà ở, công tác sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng, các doanh nghiệp tham gia tư vấn, đầu tư xây dựng, kinh doanh trong lĩnh vực nhà ở. Lực lượng lao động trong

Một phần của tài liệu chiến lược phát triển nhà ở trên địa bàn tỉnh kiên giang đến năm 2020 (Trang 63)