5. Kết cấu đề tài
1.5.1. Mô hình nghiên cứu lý thuyết
Năm 1993 Allen đưa ra một định nghĩa đề cập sâu sát đến lĩnh vực họat động trách nhiệm của du khách, đó là: “DLST được phân biệt với các loại hình du lịch thiên nhiên khác về mức độ giáo dục cao đối với môi trường và sinh thái, thông qua những hướng dẫn viên có nghiệp vụ lành nghề. DLST tạo ra mối quan
hệ giữa con người với thiên nhiên hoang dã đã cùng với ý thức giáo dục để biến
bản thân khách du lịch thành những người đi đầu trong công tác bảo vệ môi trường. Phát triển DLST sẽ làm giảm thiểu tác động của khách du lịch đến văn
hóa và môi trường đảm bảo cho địa phương được hưởng nguồn lợi tài chính do du lịch mang lại và chú trọng đến những đóng góp tài chính cho việc bảo tồn
Đối với các tổ chức quốc tế, định nghĩa về DLST do Hiệp hội du lịch sinh
thái quốc tế (TIES) đưa ra hiện được sử dụng khá phổ biến như sau: “Du lịch
sinh thái là việc đi lại của có trách nhiệm tới các khu vực thiên nhiên mà bảo tồn được môi trường và cải thiện được phúc lợi cho người dân địa phương”.
Sơ đồ 1.1: Sự tiếp cận của phát triển bền vững là nền tảng của DLST
(UNWTO, 2009)
Xuất phát từ nguyên tắc và mục tiêu của DLST, có thể tổng quát hóa các điều kiện để phát triển DLST theo năm nội dung cơ bản sau đây:
- Điều kiện thứ nhất: để tổ chức tốt loại hình DLST tại một điểm đến điều
kiện trước tiên là ở đó phải tồn tại của các hệ sinh thái tự nhiên điển hình với tính đa dạng sinh học cao, có sức hấp dẫn du khách. Sinh thái tự nhiên được hiểu
là sự cộng sinh của các điều kiện địa lý, khí hậu khu vực và các động thực vật.
- Điều kiện thứ hai: nói lên tính chất quản lý tổ chức của con người nghĩa là:
Đòi hỏi tính chuyên nghiệp của nhân viên tác nghiệp trong hoạt động
DLST. Vì để đảm bảo tính giáo dục, nâng cao sự hiểu biết cho khách du lịch sinh thái, người hướng dẫn viên du lịch ngoài khả năng về ngôn ngữ truyền đạt,
còn là người có am hiểu các đặc điểm sinh thái tự nhiên và văn hóa cộng đồng
sở tại. Yếu tố này rất quan trọng và có ảnh hưởng rất lớn đến đến hiệu quả của
hoạt động DLST. Trong nhiều trường hợp, cần thiết phải có sự cộng tác của người địa phương để có những hiểu biết tốt nhất truyền đạt đến cho du khách.
Đòi hỏi người quản lý điều hành phải có nguyên tắc cụ thể. Trước đây các nhà điều hành du lịch truyền thống thường chỉ quan tâm đến lợi nhuận và không có bất kỳ cam kết nào cho việc bảo tồn hoặc quản lý các khu thiên nhiên, họ chỉ đơn giản là tạo cho du khách cơ hội để nhận biết những giá trị tự nhiên và văn hóa mặc cho sau này những giá trị này suy giảm hay vĩnh viễn
biến mất. Ngược lại các nhà điều hành và quản lý DLST luôn có sự cộng tác
chặt chẽ với các nhà quản lý của những khu bảo tồn thiên nhiên và cả cộng đồng địa phương để thiết lập những nguyên tác quản lý với mục đích đóng góp
vào việc bảo vệ một cách lâu dài các giá trị tự nhiên và văn hóa bản địa, cải
thiện cuộc sống và nâng cao sự hiểu biết chung giữa người dân địa phương và
khách du lịch.
- Điều kiện thứ ba: mục đích hạn chế đến mức tối đa các tác động có thể có
do hoạt động DLST gây ra cho tự nhiên và môi trường, do đó DLST phải tính đến điều kiện “sức chứa” hoặc “sức tải”. Khái niệm sức chứa được hiểu ở 4 khía
cạnh: vật lý, sinh học, tâm lý học và xã hội học. Sức chứa về khía cạnh vật lý được hiểu là lượng khách tối đa mà điểm đến DLST có thể tiếp nhận, điều này
liên quan đến những tiêu chuẩn tối thiểu về không gian đối với mỗi du khách
cũng như đối với nhu cầu sinh hoạt của họ. Công thức chung để xác định sức
chứa của một điểm du lịch như sau:
AR CPI =
a Trong đó:
- CPI: sức chứa thường xuyên (Instantaneous carrying capacity) - AR: Diện tích của khu vực du lịch (Size of Area )
- a: Tiêu chuẩn không gian tối thiểu cho một du khách.[30,24]
Hoặc công thức liên quan đến sức chứa hàng ngày: TR CPD = CPI x TR =
Trong đó:
- CPD: Sức chứa hằng ngày (Daily Capacity)
- TR: Công suất sử dụng mỗi ngày (Turnover rate of users per day) - Điều kiện thứ tư: thỏa mãn nhu cầu nâng cao hiểu biết của khách DLST.
Việc thỏa mãn những mong muốn của khách DLST với những kinh nghiệm,
hiểu biết mới về tự nhiên, văn hóa bản địa là một công việc rất phức tạp nhưng
nó lại là yêu cầu thực sự cần thiết đối với sự tồn tại lâu dài của DLST. Vì vậy
những dịch vụ để làm hài lòng du khách phải là ưu tiên hàng đầu chỉ đứng sau
công tác bảo tồn những giá trị sinh thái tự nhiên và giá trị xã hội.
- Điều kiện thứ năm: vì khách DLST luôn có nhu cầu và tư duy cao trong việc thưởng ngoạn, đã biến loại hình du lịch này thành loại du lịch trí thức, tư
duy tiên tiến. Do đó phải xây dựng mẫu khách du lịch sinh thái điển hình, họ là những du khách quan tâm thực sự đến giá trị tự nhiên và nhân văn ở khu vực
thiên nhiên hoang dã.
(Nguồn: Luận án tiến sĩ, Định hướng chiến lược và một số giải pháp phát triển
du lịch sinh thái vùng duyên hải cực Nam Trung Bộ đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, Đình Kiêm).
5.1.2. Mô hình nghiên cứu đề nghị
Căn cứ theo bản chất và các điều kiện được chỉ ra trong luận án tiến sĩ của
tác giả Đình Kiêm, tham khảo ý kiến chuyên gia, người nghiên cứu xây dựng
mô hình nghiên cứu các yếu tố tác động đến tính bền vững của du lịch sinh thái
Nội dung của tour du lịch sinh thái biển +
Hướng dẫn viên tham gia tour du lịch sinh thái biển +
Phương tiện phục vụ tour du lịch sinh thái biển +
Trách nhiệm của khách tham gia tour du lịch sinh thái biển +
Sự tin cậy của đơn vị tổ chức tour du lịch sinh thái biển +
Tính bền vững của du lịch sinh thái biển Nha Trang
Sơ đồ 1.2: Mô hình nghiên cứu đề nghị các yếu tố tác động đến tính bền
vững của du lịch sinh thái biển Nha Trang”
Biến độc lập Nội dung chương trình tour du lịch sinh thái biển được giải
thích bởi 6 biến quan sát sau:
1 Chương trình thiết kế hấp dẫn, thu hút du khách
2 Điểm tham quan có hệ sinh thái đa dạng, đẹp
3 Chương trình có nhiều hoạt động khám phá giá trị hệ sinh thái biển
4 Chương trình có nhiều hoạt động khám phá giá trị văn hóa địa phương
5 Chương trình giáo dục khách du lịch có trách nhiệm hơn với hệ sinh thái biển khi tham gia tour.
6 Chương trình đòi hỏi sự cam kết bảo vệ môi trường của khách.
Biến độc lập Hướng dẫn viên tham gia tour du lịch sinh thái biển được
giải thích bởi 7 biến quan sát sau:
1 HDV phục vụ tận tình, chu đáo
2 HDV thuyết minh rõ về hệ sinh thái thực vật biển cho khách
4 HDV thông báo rõ quy định trách nhiệm của khách khi tham gia
5 HDV giới thiệu rõ về văn hóa vùng biển cho khách du lịch
6 HDV thường nhắc nhỡ khéo những khách vi phạm cam kết
7 HDV nói rõ về ý nghĩa của loại hình du lịch sinh thái biển
Biến độc lập Phương tiện phục vụ tour du lịch sinh thái biển được giải
thích bởi 8 biến quan sát sau: 1 Xe đưa đón và trả khách hiện đại
2 Tàu thuyền có trang bị hệ thống vệ sinh khép kín
3 Tàu thuyền có trang bị dụng cụ để rác
4 Tàu thuyền hoạt động không gây ô nhiễm môi trường nước biển
5 Tàu thuyền có không gian ngồi thoáng mát
6 Cơ sở phục vụ ăn uống sạch sẽ, hợp vệ sinh
7 Dụng cụ hỗ trợ lặn biển được trang bị đầy đủ
8 Có nhiều điểm mua sắm giới thiệu sản phẩm đặc trưng của địa phương Biến độc lập Sự tin cậy của đơn vị tổ chức tour du lịch sinh thái biển
được giải thích bởi 7 biến quan sát sau:
1 Công ty là đơn vị có uy tín trong lĩnh vực tổ chức tour du lịch sinh thái biển tại Nha Trang
2 Công ty thực hiện đúng những cam kết với khách
3 Công ty đề cao ý thức bảo vệ môi trường sinh thái biển
4 Công ty được nhiều người đánh giá cao về chất lượng của chương trình 5 Công ty có nhiều hành động mang ý nghĩa bảo vệ môi trường biển
6 Công ty đưa ra mức giá tour du lịch sinh thái biển hợp lý
7 Công ty đảm bảo số lượng khách không quá đông khi tham gia tour
Biến độc lập Trách nhiệm của khách tham gia tour du lịch sinh thái biển
được giải thích bởi 5 biến quan sát sau:
1 Tôi hiểu rõ vai trò và trách nhiệm khi tham gia tour du lịch sinh thái biển
3 Tôi hiểu rõ hơn những giá trị về hệ sinh thái động thực vật biển
4 Tôi hiểu rõ hơn những giá trị văn hóa của địa phương
5 Tôi luôn có những hành động bảo vệ môi trường khi tham gia tour
Biến phụ thuộc Tính bền vững của tour du lịch sinh thái biển Nha Trang
được giải thích bởi 5 biến quan sát sau:
1 Tour du lịch khám phá biển Nha Trang thể hiện rõ bản chất của một chương trình du lịch sinh thái
2 Khách du lịch luôn có ý thức bảo vệ môi trường và hệ sinh thái biển Nha Trang khi tham gia tour
3 Đơn vị tổ chức thể hiện trách nhiệm bảo vệ hệ sinh thái biển Nha Trang phát triển bền vững
4 Người dân địa phương hưởng lợi từ tour du lịch sinh thái biển Nha Trang
5 Chính quyền địa phương có những chương trình hành động nhằm phát triển du lịch sinh thái biển Nha Trang bền vững
Mô hình là cơ sở để tác giả tiến hành thiết kế bảng câu hỏi và tiến hành phỏng vấn trực tiếp du khách sau khi tham gia các tour du lịch sinh thái biển
Nha Trang với các giả thiết nghiên cứu sau:
- H1.1: Nội dung chương trình tour du lịch sinh thái biển có tác động dương đối với việc phát triển du lịch sinh thái biển Nha Trang bền vững.
- H1.2: Hướng dẫn viên tham gia tour du lịch sinh thái biển có tác động dương đối với việc phát triển du lịch sinh thái biển Nha Trang bền vững.
- H1.3: Phương tiện phục vụ tour du lịch sinh thái biển có tác động dương đối
với việc phát triển du lịch sinh thái biển Nha Trang bền vững.
- H1.4: Sự tin cậy của đơn vị tổ chức tour du lịch sinh thái biển có tác động dương đối với việc phát triển du lịch sinh thái biển Nha Trang bền vững.
- H1.5: Trách nhiệm của khách tham gia tour du lịch sinh thái biển có tác động dương đối với việc phát triển du lịch sinh thái biển Nha Trang bền vững.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGÀNH DU LỊCH
KHÁNH HÒA TRONG THỜI GIAN QUA
2.1. Những tiềm năng và lợi thế phát triển du lịch Khánh Hòa 2.1.1. Tiềm năng về tài nguyên du lịch tự nhiên