5. Kết cấu đề tài
1.2. Mối quan hệ giữa du lịch sinh thái biển và phát triển bền vững
Du lịch sinh thái biển có bản chất và mục tiêu đảm bảo cho cả việc bảo tồn
và mang lại lợi ích kinh tế thông qua việc giúp đỡ cộng đồng địa phương quản lý
tài nguyên của họ. Do đó, du lịch sinh thái biển được coi như một hoạt động bảo
tồn giúp cho quá trình phát triển bền vững về tài nguyên và môi trường biển.
Tuy nhiên, tính bền vững của tài nguyên sẽ tồn tại và phát triển khi mức độ sử
dụng một tài nguyên không vượt quá mức độ bổ sung của tài nguyên đó. Thực
tế, sự tồn tại và phát triển du lịch sinh thái biển luôn gắn với môi trường biển và trong nhiều trường hợp hoạt động du lịch đã làm mất đi tính hấp dẫn cùng với sự
xuống cấp của tài nguyên và môi trường biển nên cần phải nghiên cứu để phát
triển du lịch bền vững nhằm mang lại lợi ích về kinh tế cho cả ngành du lịch và cộng đồng địa phương.
Bên cạnh đó, phát triển bền vững và bảo vệ môi trường chịu sức ép lớn từ
những quan điểm chính trị. "Phi chính trị hoá môi trường" là một quan điểm
nhằm làm cho các vấn đề môi trường trở nên ít được quan tâm. Trong khi đó thì
quan điểm "Xanh hoá chính trị" lại đặt các chính sách, chiến lược đều phải được
nhất dẫn tới phát triển bền vững, nhưng hình như khả năng "Xanh hoá chính trị"
sẽ khó được thực hiện vì chính các nhà lập kế hoạch là những người đầu tiên cảm thấy bị mất quyền lực. Phát triển cực đoan và môi trường cực đoan là hai
quan điểm đối lập cả hai đều nhằm làm tan rã tính hệ thống của môi trường. Tệ
nạn tham nhũng, lối sống tiêu thụ, bùng nổ dân số là những sức ép dễ thấy, tuy nhiên thay đổi được hiện trạng này lại là vấn đề cực kỳ khó khăn. Cuối cùng, mặt trái của khoa học và công nghệ là thách thức khó quản trị nhất. Vì chúng chỉ được nhận thấy sau một thời gian khá dài kể từ khi các tiến bộ khoa học và công nghệ được ứng dụng vào thực tiễn. Tính bền vững của tài nguyên sẽ tồn tại và phát triển khi mức độ sử dụng một tài nguyên không vượt quá mức độ bổ sung
của tài nguyên đó.
Du lịch sinh thái có bản chất và mục tiêu là đảm bảo cho cả việc bảo tồn và mang lại lợi ích kinh tế, thông qua việc giúp đỡ cộng đồng địa phương quản lý
các tài nguyên của họ. Do đó, du lịch sinh thái được coi như một hoạt động bảo
tồn giúp cho quá trình phát triển bền vững về tài nguyên và môi trường.