Những hạn chế trong Công tách ạch toán chi phí sản xuất và tính giá

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Nhựa Thăng Long (Trang 120)

3. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu của đề tài

2.2.10.2. Những hạn chế trong Công tách ạch toán chi phí sản xuất và tính giá

giá thành sn phm:

Những hạn chế mà Công ty còn gặp phải chủ yếu là do những nguyên nhân khách quan gây ra. Sau đây là những hạn chế mà trong quá trình thực tập em đã nhận thấy:

a. V h thng s sách:

Đặc điểm của Công ty là sản xuất các sản phẩm nhựa do đó các chi phí phát sinh là tương đối lớn và nhiều loại. Công ty đã sử dụng bảng kê chi tiết để theo dõi các khoản mục chi phí phát sinh mà không sử dụng hệ thống sổ chi tiết để theo dõi. Điều này chưa đáp ứng được yêu cầu của các cơ quan quản lý cấp trên và của công tác theo dõi các khoản chi phí phát sinh nhất là các chi phí phát sinh nhiều.

b. V quy trình hch toán chi phí và x lý s liu:

Ø Chương trình mà Công ty đang sử dụng hiện nay chỉ cho phép Công ty tính khấu hao theo tháng mà chưa tính được khấu hao theo ngày. Điều này chưa đúng với chuẩn mực mới của Bộ Tài Chính ban hành.

Ø Hệ thống tài khoản chưa được lập đầy đủ theo hướng dẫn của Bộ Tài Chính. Hiện nay Công ty còn hạch toán các khoản chi phí dịch vụ mua ngoài nhưđiện, nước, điện thoại ... vào chung TK 6278 mà không phải trên TK 6277; chi phí nguyên liệu và công cụ dùng ở phân xưởng lại hạch toán chung vào TK 6272 mà không tách ra TK 6273- Công cụ dùng ở phân xưởng; chi phí BHXH, BHYT Công ty lại hạch toán chung luôn vào TK 3383. Điều này chưa phản ánh đúng bản chất của chi phí.

Ø Tiền lương của nhân viên quản lý phân xưởng và quản lý doanh nghiệp ở Công ty hiện nay được hạch toán tất vào chi phí nhân công trực tiếp. TK 6272 được mở chỉ dùng để theo dõi các khoản phụ cấp cho nhân viên phân xưởng như phụ cấp độc hại.... Điều này chưa phản ánh đúng bản chất của chi phí nhân công trực tiếp và không đúng với quy định ban hành.

CHƯƠNG 3:

MT S BIN PHÁP NHM HOÀN THIN

CÔNG TÁC HCH TOÁN CHI PHÍ SN XUT

VÀ TÍNH GIÁ THÀNH TI CÔNG TY C

Những nhược điểm còn tồn tại trong công tác hạch toán chi phí và tính giá thành là không thể tránh khỏi trong bất kỳ một doanh nghiếp sản xuất nào và Công ty cổ phần Nhựa Thăng Long cũng không phải là trường hợp ngoại lệ. Trong thời gian qua Công ty đã không ngừng cải tiến, hoàn thiện và đã đạt được những thành tựu đáng kể. Công tác hạch toán nói chung và công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng tại Công ty nhìn chung khá tốt, đáp ứng được nhu cầu quản lý, sản xuất của Công ty. Qua quá trình thực tập tại Công ty với những khó khăn còn tồn tại em xin trình bày một số giải pháp nhằm hoàn thiện hơn công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại Công ty.

3.1. Hoàn thiện về hệ thống sổ sách sử dụng tại Công ty.

Do đặc điểm của Công ty là sản xuất các sản phẩm Nhựa nên các khoản chi phí phát sinh nhiều và đa dạng. Để thuận lợi cho công tác theo dõi và hạch toán các loại chi phí được chi tiết hơn, chính xác hơn và đáp ứng nhu cầu của các cơ quan chức năng thì Công ty nên lập thêm các sổ chi tiết để theo dõi nguyên vật liệu nhập-xuất-tồn. Hiện nay Công ty sử dụng các bảng kê chi tiết để theo dõi chi tiết là chưa đáp ứng nhu cầu một cách cao nhất.

Tên đơn vị Sổ chi tiết vật liệu (hàng hoá, sản phẩm) Tháng.... năm....

Tài khoản Kho

Tên quy cách vật liệu

Chứng từ Nhập Xuất Tồn Số kiệu Ngày tháng Diễn giải TK đối ứng Đơn

giá Lượng Tiền Lượng Tiền Lượng Tiền

Tổng

3.2. Hoàn thiện về chương trình phần mềm kế toán sử dụng tại Công ty và ứng dụng tin học trong công tác hạch toán.

Ø Thay đổi phương pháp tính khấu hao, chuyển sang phương pháp tính khấu hao theo ngày để có thể theo dõi tình hình hao mòn TSCĐ kịp thời hơn.

Ø Để hạch toán đầy đủ các nhân viên kế toán phải lạp các bảng biểu, báo cáo, sổ sách kế toán… phụ trợ cho trương trình kế toán máy mới có thể hoàn thành công tác kế toán. Các bảng biểu, báo cáo, sổ sách này chương trình kế toán máy không tự lập mà phải làm thủ công thông qua các phần mềm phụ trợ. Vì vậy Công ty cần khá nhiều nhân lực đểđảm nhiệm công tác kế toán. Làm chi phí nhân công gián tiếp ảnh hưởng đến giá thành đầu ra của sản phẩm.

Ø Việc ứng dụng tin học trong công tác kế toán giúp bộ phận kế toán có thể tập hợp, tổ chức, xử lý một khối lượng lớn thông tin với tốc độ nhanh, phục

vụ những thông tin cần thiết cho hoạt động kinh doanh đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Ø Việc ứng dụng tin học trong công tác kế toán còn có vai trò quan trọng đó là tiết kiệm được thời gian lưu chuyển chứng từ từ bộ phận kế toán này sang bộ phận kế toán khác, tránh được tình trạng thiếu sót hay mất chứng từ. Vì khi các chứng từ sổ sách ở các đơn vị khác chuyển về Công ty, phòng kế toán Công ty chỉ cần căn cứ vào đó để nhập số liệu vào máy mà không cần phải qua các giai đoạn thực hiện bằng thủ công.

Khi ứng dụng phần mềm kế toán máy, Công ty cần thiết lập một tổ chuyên viên kỹ thuật vi tính có khả năng xử lý sai lệch số về máy móc, nhằm thống nhất đồng bộ công việc giữa các phần hành kế toán, các phòng ban...

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Nhựa Thăng Long (Trang 120)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)