Các nhân tố bên ngoài

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Nhựa Thăng Long (Trang 51)

3. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu của đề tài

2.1.3.2. Các nhân tố bên ngoài

v Vị trí địa lý.

Công ty Nhựa Thăng Long có vị trí ở trung tâm văn hoá, kinh tế, chính trị Hà Nội. Bởi vậy việc tiếp nhận những thông tin kinh tế, giao lưu buôn bán diễn ra nhanh chóng, linh hoạt, thuận tiện cho việc thông thương liên lạc và thuận lợi cho việc sản xuất kinh doanh. Nhưng vì có vị trí ở trung tâm thành phố như vậy nên việc mở rộng quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty còn gặp khó khăn.

v Đối thủ cạnh tranh.

Trên thị trường có nhiều đối thủ cạnh tranh có tiềm lực và kinh nghiệm lâu đời, với công nghệ hiện đại, chất lượng cao và có khả năng lớn mạnh như Công ty Nhựa Song Long, Công ty Nhựa Hưng Yên... Chính vì thế mà Công ty đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm thu hút khách hàng như giảm giá so với đối thủ cạnh tranh, hình thức phục vụ với phương thức " khách hàng là thượng đế", tạo sựđộc đáo riêng biệt trong sản phẩm...

v Môi trường kinh tế.

Nền kinh tế Việt Nam với mức tăng trưởng cao và ổn định trong những năm qua điều này tạo ra những thuận lợi cho các doanh nghiệp.

2.1.4. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong những năm qua.

Trong thời gian qua, với sự cố gắng của toàn thể các cán bộ nhân viên, Công ty Nhựa Thăng Long đã từng bước đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm, kích thích hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện tiền đề cho Công ty bước vào giai đoạn mới. Thị phần của Công ty vẫn giữ được sự ổn định bằng việc đảm bảo đúng chất lượng theo yêu cầu, quan hệ tốt với khách hàng và luôn giữ vững uy tín.

Dưới đây là kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh đã đạt được của Công ty trong thời gian qua, được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 1:Bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Cty trong thời gian qua Chênh lệch 2005/2004 Chỉ tiêu ĐVT Năm 2004 Năm 2005 +(-) % 1. Doanh thu Ngđ 33.528.412 40.397.403 +6.868.991 +20,48 2. LNTT Ngđ 198.514 535.282 +336.768 +169,64 3. LNST Ngđ 198.514 535.282 +336.768 +169,64 4. Tổng VKD Ngđ 19.820.433 19.552.688 -267.745 -1,35 5.VCSH Ngđ 3.766.372 4.037.814 +271.442 +7,2 6.Tổng số lao động Người 79 91 +12 +15,19 7.Thu nhập bình

quân/người/tháng Ngđ 1.700 1.800 +100 +5,88 8. Nộp ngân sách NN Ngđ 657.412 792.269 +134.857 +20,51 9. Các sản phẩm - Két nhựa Cái 480.000 600.000 +120.000 +25 - Thùng sơn Cái 450.000 500.000 +50.000 +11,11 - Chi tiết quạt điện Cái 36.000 100.000 +64.000 +177,77 10. K/n thanh toán -Khả năng TT nhanh lần 0,065 0,039 (0,036) (40,53) -K/n TT tổng quát lần 1,23 1,26 0,03 2,08 -Khả năng TT lãi vay lần 1,25 1,54 0,29 23,09 11. Chỉ tiêu hiệu quả -Tỷ suất LNTT/DT&TN % 0,59 1,32 0,73 122,74 -Tỷ suất LNTT/ Tổng TS bq % 1,23 2,72 1,48 120,25 -Tỷ suất LNTT/

Nhận xét:

Qua bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong thời gian qua cho thấy:

Ø Doanh thu:

Năm 2005 tăng so với năm 2004 là 6.868.991 ngđ, tương ứng tăng 20,48%, điều này có được là do Công ty đầu tư thêm dây chuyền sản xuất mới, Công ty đã không ngừng tăng số lượng sản phẩm sản xuất, mở rộng thị trường, đa dạng hoá các loại sản phẩm, có thêm nhiều khách hàng mới do đó sản lượng tiêu thụ tăng. Điều này là tốt.

Ø Lợi nhuận sau thuế:

Năm 2005 tăng so với năm 2004 là 336.768 ngđ, tương ứng tăng 169,64%, điều này chứng tỏ Công ty là ăn có lãi, góp phần cải thiện đời sống của người lao động.

Ø Về mặt vốn:

Vốn kinh doanh năm 2005 giảm so với năm 2004 là 267.745 ngđ, tương ứng giảm 1,35%. Như vậy nguồn vốn kinh doanh của Công ty có giảm là do lượng tiền mặt giảm nhưng không đáng kể. Vốn chủ sở hữu năm 2005 tăng so với năm 2004 là 271.442 ngđ, tương ứng tăng 7,2%, chứng tỏ doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, nâng cao nguồn vốn thuộc chủ sở hữu của doanh nghiệp, tạo thuận lợi và chủđộng hơn trong sản xuất kinh doanh.

Ø Về lao động:

Số lao động năm 2005 tăng 12 người so với năm 2004 là do Công ty tuyển thêm những lao động có trình độ tay nghề cao. Thu nhập bình quân một người/tháng năm 2004 là 1.700 ngđ, sang năm 2005 tăng lên là 1.800 ngđ, điều đó cho thấy Công ty là ăn ngày càng hiệu quả, đời sống cán bộ nhân viên ngày càng được cải thiện.

Bên cạnh việc cải thiện đời sống cho người lao động Công ty còn đóng góp ngày càng nhiều vào ngân sách Nhà nước. Cụ thể nộp ngân sách Nhà nước năm 2005 tăng so với năm 2004 là 134.857 ngđ, tương ứng tăng 20,51%.

Ø Sản phẩm:

Sản phẩm tiêu thụ của Công ty năm 2005 đều tăng lên so với năm 2004, góp phần làm cho doanh thu của Công ty tăng lên. Cụ thểđối với sản phẩm két nhựa năm 2005 tăng lên so với năm 2004 là 120.000 cái, tương ứng tăng 25%. Đối với sản phẩm thùng sơn tăng 50.000 cái, tương ứng tăng 11,11%. Đối với sản phẩm chi tiết quạt điện tăng 64.000 cái, tương ứng tăng 174,77%. Nguyên nhân các sản phẩm tiêu thụ đều tăng là do Công ty đầu tư trang thiết bị mới, nâng cao năng suất lao động, cải tiến mẫu mã, đa dạng về chủng loại.

Ø Khả năng thanh toán nhanh:

Năm 2004 cứ 1đ nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng 0,065đ tiền + tương đương tiền. Đến năm 2005 cứ 1đ nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng 0,039đ tiền và tương đương tiền. Như vậy so với năm 2004, khả năng thanh toán nhanh của Công ty năm 2005 giảm 0,036 lần tương ứng giảm 40,53%.

Nhìn chung khả năng thanh toán của Công ty là quá yếu, không đảm bảo được khả năng thanh toán .Qua tỷ số này cho thấy tình hình tài chính của Công ty không được tốt vì tỷ số này quá thấp chứng tỏ Công ty đi chiếm dụng vốn của người khác, Công ty nên có chiến lược cụ thể để giảm bớt các khoản phải thu, giảm bớt khoản khách hàng chiếm dụng vốn của Công ty để tăng khoản tiền mặt và tiền gửi ngân hàng.

Ø Khả năng thanh toán hiện hành:

Năm 2004 cứ 1đ nợ phải trả được đảm bảo bằng 1,23đ tài sản. Đến năm 2005 cứ 1đ nợ phải trả được đảm bảo bằng 1,26đ tài sản. Như vậy khả năng thanh toán hiện hành của Công ty năm 2005 tăng 0,33 lần tương ứng tăng 2,08% so với năm 2004.

Nhìn chung doanh nghiệp có khả năng thanh toán các khoản nợ phải trả tuy nhiên con số này qua 2 năm tương đối thấp, Công ty nên chú ý cải thiện tình

Ø Khả năng thanh toán lãi vay:

Khả năng thanh toán lãi vay của Công ty trong năm 2004 là 1,25 lần; trong năm 2005 là 1,54 lần. Vậy so với năm 2004 thì khả năng thanh toán lãi vay của Công ty tăng 0,29 lần tương ứng tăng 23,09%. Như vậy Công ty đã đảm bảo được khả năng thanh toán lãi vay, tuy nhiên hệ số này còn thấp và tăng chậm. Công ty cần có biện pháp để tăng hệ số này lên.

Ø Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu:

Trong năm 2004, cứ bỏ ra 100đ Doanh thu và thu nhập thì tạo ra 0,59đ LNTT; trong năm 2005 cứ bỏ ra 100 đ DT&TN thì tạo ra 1,32đ LNTT. Như vậy so với năm 2004 cứ trong 100đ DT&TN thì LNTT tăng 0,73 đ hay tăng 122,84%. Như vậy tỷ suất LNTT/DT&TN năm 2005 tăng so với năm 2004 là do:

DT&TN tăng 7.069.326 ngđ tương ứng tăng 21,06% LNTT tăng 336.768 ngđ tương ứng tăng 169,64%

Như vậy hiệu quả trong 100 đ DT&TN trong năm 2005 so với năm 2004 đã tăng lên, điều này là tốt, chứng tỏ Công ty là ăn có lời, có hiệu quả hơn.

Ø Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản:

Trong năm 2004, cứ bỏ ra 100đ vốn thì tạo ra 1,23đ LNTT; trong năm 2005 cứ bỏ ra 100 đ vốn thì tạo ra 2,72 đ LNTT. Như vậy so với năm 2004 cứ trong 100đ vốn thì LNTT tăng 1,48 đ hay tăng 120,25%. Như vậy tỷ suất LNTT/vốn năm 2005 tăng so với năm 2004 là do:

Tổng tài sản bình quân tăng 3.606.251ngđ tương ứng tăng 22,43% LNTT tăng 336.768 ngđ tương ứng tăng 169,64%

Như vậy hiệu quả trong 100 đ vốn trong năm 2005 so với năm 2004 đã tăng lên, điều này là tốt, chứng tỏ Công ty là ăn có lời, có hiệu quả hơn.

Ø Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu:

Trong năm 2004, cứ bỏ ra 100đ VCSH thì tạo ra 6,58đ LNTT; trong năm 2005 cứ bỏ ra 100 đ VCSH thì tạo ra 13,72 đ LNTT. Như vậy so với năm 2004

cứ trong 100đ VCSH thì LNTT tăng 7,14 đ hay tăng 108,47%. Như vậy tỷ suất LNTT/VCSH năm 2005 tăng so với năm 2004 là do:

VCSH bình quân tăng 885.239ngđ tương ứng tăng 29,34% LNTT tăng 336.768 ngđ tương ứng tăng 169,64%

Như vậy hiệu quả trong 100 đ VCSH trong năm 2005 so với năm 2004 đã tăng lên, điều này là tốt, chứng tỏ Công ty là ăn có lời, có hiệu quả hơn.

Nhận xét chung:

Qua bảng phân tích trên cho thấy kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty có chiều hướng gia tăng, Công ty làm ăn ngày càng có hiệu quả qua đó cải thiện được đời sống của nhân viên, đóng góp cho ngân sách nhà nước ngày càng tăng, nâng cao uy tín của Công ty. Tuy nhiên Công ty cần có biện pháp để gia tăng nguồn vốn kinh doanh, góp phần tăng cao doanh thu và lợi nhuận cho Công ty.

Nhìn chung trong những năm gần đây việc kinh doanh của Công ty được đánh giá là rất tốt.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Nhựa Thăng Long (Trang 51)