Qúa trình hình thành và phát triển của Công ty

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Nhựa Thăng Long (Trang 44)

3. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu của đề tài

2.1.1.1. Qúa trình hình thành và phát triển của Công ty

- Tên Công ty: Công ty cổ phần Nhựa Thăng Long - Tên giao dịch quốc tế: Thaloplast Joint Stock Company - Địa chỉ: 360 Đường Giải Phóng- Quận Thanh Xuân- Hà Nội - Điện thoại: 04. 8641404

- Fax: 04. 8643457

Trực thuộc Tổng Công ty Nhựa Việt Nam.

Vào đầu những năm 90, mặt hàng Nhựa trên thị trường ngày càng được chú trọng và nhu cầu tiêu dùng sử dụng mặt hàng này ngày càng cao. Nhưng tại thời điểm đó, hầu hết các mặt hàng về Nhựa đều được sản xuất tại khu vực phía nam.Tại Hà Nội, chưa có một nhà máy Nhựa nào ra đời để đáp ứng những nhu cầu của người tiêu dùng. Việc vận chuyển những sản phẩm Nhựa từ Nam ra Bắc vất vả xa xôi, chi phí vận chuyển nhiều dẫn đến giá thành sản phẩm cao và không kịp thời tới tay người tiêu dùng. Đó là lý do để Bộ Công Nghiệp đã quyết định đề xuất thành lập một nhà máy Nhựa tại Hà Nội để phục vụ, đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của xã hội và nhà máy Nhựa Thăng Long đã ra đời.

Nhà máy Nhựa Thăng Long được thành lập vào ngày 15/07/1994 theo quyết định 752/QĐ - TCNĐ. Tổng diện tích mà nhà máy sử dụng là 4000 m2

đất được chia thành 2 khu vực: nhà xưởng và văn phòng.

Ban đầu cơ sở vật chất còn nghèo nàn, hạn chế, chỉ có một máy phun nhựa, sản phẩm còn ít. Tổng số cán bộ công nhân chỉ vẻn vẹn 10 người. Mọi nguồn vốn phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh đều phải vay vốn của Ngân hàng nên gặp rất nhiều khó khăn.

Trong 6 năm hoạt động từ năm 1994 đến năm 2000, tốc độ tăng trưởng bằng không, doanh thu hàng năm chỉ đạt từ 5 đến 7 tỷ đồng, không có lợi nhuận. Trước tình hình đó để duy trì hoạt động thì năm 2001 nhà máy đã phải tiến hành tổ chức lại quá trình sản xuất kinh doanh, nâng cao chất lượng sản phẩm, mở

rộng thị trường, khai thác hết công suất thiết bị hiện có, động viên cán bộ công nhân phấn đấu sản xuất, khắc phục mọi khó khăn.

Từ năm 2001 đến năm 2003, tốc độ năm sau đã cao hơn năm trước. Đời sống của cán bộ công nhân viên đã được cái thiện. Bên cạnh đó trong 3 năm 2001, 2002, 2003 nhà máy đã nhận bằng khen của Bộ Công Nghiệp. Thu nhập bình quân hàng tháng của cán bộ công nhân viên đã tăng, giải quyết được toàn bộ những khó khăn về tài chính của những năm trước, như số lỗ 1,5 tỷ đồng, khuôn mẫu, vật tư, sản phẩm tồn kho ứđọng, giải quyết được một số khoản nợ khó đòi, trả hết nợ vay ngân hàng và nợ vay ngân sách, tạo cơ sở vật chất để thúc đẩy quá trình sản xuất kinh doanh cho những năm tiếp theo.

Năm 2004, nền kinh tế thị trường ngày càng có nhiều biến động, đặc biệt đối với ngành Nhựa Việt Nam. Do giá nhựa nguyên liệu chính đầu vào liên tục tăng cao và khan hiếm đã gây ra rất nhiều khó khăn cho quá trình sản xuất kinh doanh của nhà máy. Tuy nhiên nhà máy vẫn duy trì được sản xuất, đã hoàn thành vượt mức kế hoạch đặt ra.

Với yêu cầu ngày càng cao của nền kinh tế thị trường hiện nay, để tồn tại và phát triển nhà máy đã quyết định tiến hành cổ phần hoá doanh nghiệp. Và đến tháng 1/2005 nhà máy Nhựa Thăng Long đã quyết định chính thức đi vào cổ phần hoá doanh nghiệp và đổi tên thành " Công ty cổ phần Nhựa Thăng Long". Bằng sự năng động, tích cực và không ngừng đổi mới theo xu hướng phát triển chung, Công ty đã và đang từng bước phát triển khẳng định mình trên thị trường. Với xu hướng mở rộng cả về quy mô sản xuất và thị trường kinh doanh, Công ty đang dần nâng cao uy tín đối với khách hàng, làm cơ sở tạo chỗ vững chắc trong nền kinh tế.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Nhựa Thăng Long (Trang 44)