KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT CHUNG

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Nhựa Thăng Long (Trang 29)

3. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu của đề tài

1.5. KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT CHUNG

1.5.1. Nội dung và nguyên tắc hạch toán.

Chi phí sản xuất chung (CPSXC) là những chi phí có liên quan đến việc tổ chức, quản lý và phục vụ sản xuất ở các phân xưởng, bộ phấn sản xuất ngoài CPNVLTT, CPNCTT như: tiền lương, các khoản trích theo lương của nhân viên phân xưởng, chi phí vật liệu, công cụ xuất dùng cho phân xưởng, khấu hao tài sản cốđịnh (KHTSCĐ) đang dùng tại phân xưởng, chi phí dịch vụ mua ngoài và các chi phí bằng tiền khác ngoài những chi phí kể trên.

CPSXC được mở chi tiết theo từng phân xưởng, bộ phận sản xuất và CPSXC phát sinh trong kỳ ở phân xưởng, bộ phận sản xuất nào sẽđược phân bổ hết cho đối tượng tập hợp chi phí mà phân xưởng và bộ phận sản xuất đó tham gia sản xuất không phân biệt đã hoàn thành hay chưa. Tiêu thức phân bổ CPSXC thường là giờ công sản xuất, tiền lương chính của CNSX.

334 622 154(631) 335 3382,3383,3384 Tính tiền lương phải trả Kết chuyển CPNCTT Trích trước TL nghỉ phép CNSX Trích BHXH,BHYT,KPCĐ CPSXC phân bổ cho sản phẩm A (theo tiền lương chính của công nhân sản xuất) = Tổng CPSXC cần phân bổ Tiền lương chính của các sản phẩm x Tichính cền lươủng a sản phẩm A

1.5.2. Tài khoản sử dụng.

Tài khoản 627 - Chi phí sản xuất chung.

Ø Bên Nợ: Tập hợp CPSXC phát sinh trong kỳ theo khoản mục quy định. - Chi phí nhân viên phân xưởng.

- Chi phí vật liệu ở phân xưởng. - Chi phí dụng cụở phân xưởng. - KHTSCĐ ở phân xưởng sản xuất. - Chi phí dịch vụ mua ngoài.

- Chi phí khác bằng tiền ở phân xưởng.

Ø Bên Có: - Các khoản giảm chi phí sản xuất chung (nếu có)

- Kết chuyển hoặc phân bổ CPSXC cho các đối tượng có liên quan để tính giá thành sản phẩm.

1.5.3. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

- Khi tính tiền lương phải trả cho nhân viên quản lý và công nhân phục vụ ở phân xưởng sản xuất.

Nợ TK 627(1) Có TK 334

- Khi trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo tỷ lệ tiền lương của nhân viên phân xưởng được tính vào chi phí.

Nợ TK 627(1)

Có TK 338 (3382,3383,3384)

- Giá trị vật liệu xuất kho để dùng chung cho phân xưởng sản xuất như sửa chữa bảo dưỡng TSCĐ hay quản lý điều hành hoạt động của phân xưởng .

Nợ 627(2)

Có TK 152 (phương pháp KKTX) hoặc Có TK 611 (phương pháp KKĐK)

- Giá trị Công cụ xuất dùng cho hoạt động của phân xưởng. Nợ TK 627(3)

Có TK 153 (KKTX) hoặc Có TK 611 (KKĐK)

- Phân bổ Công cụ dụng cụ xuất dùng cho phân xưởng theo phương pháp phân bổ dần. Nợ TK 627(3) Có TK 142(1) - KHTSCĐ dùng ở phân xưởng. Nợ TK 627(7) Có TK 214 - Hao mòn TSCĐ Đồng thời ghi Nợ 009

- Chi phí điện, nước, điện thoại, thuê nhà xưởng, nhà kho, chi phí sửa chữa TSCĐ thuê ngoài... thuộc phân xưởng sản xuất.

Nợ TK 627(7) Nợ TK 133

Có TK 111,112,331

- Nếu phát sinh các khoản làm giảm chi phí. Nợ TK 335

Có TK 627

- Cuối kỳ phân bổ và kết chuyển CPSXC cốđịnh vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm theo mức công suất bình thương, ghi:

Nợ TK 154 hoặc Nợ TK 631 Có TK 627

- Trường hợp mức sản xuất thực tế sản xuất ra thấp hơn mức công suất bình thường thì kế toán phải tính và xác định CPSXC cố định phân bổ vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm theo mức công suất bình thường. Khoản CPSXC cố định không phân bổ (không tính vào Z sản phẩm số chênh lệch giữa tổng chi phí cố định thực tế phát sinh lớn hơn CPSXC cốđịnh được tính vào Z sản phẩm) được ghi nhận vào giá vốn hàng bán trong kỳ khi đó ghi:

Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán trong kỳ (chi tiết CPSXC cố định không phân bổ)

Có TK 627

1.5.4. Sơ đồ kế toán tổng hợp.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Nhựa Thăng Long (Trang 29)