PHƯƠNG PHÁP TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Nhựa Thăng Long (Trang 40)

3. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu của đề tài

1.8. PHƯƠNG PHÁP TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM

1.8.1. Kỳ tính giá thành sản phẩm.

Kỳ tính giá thành sản phẩm là thời kỳ mà bộ phận kế toán cần phải tiến hành công việc tính giá thành cho các đối tượng cần tính giá. Xác định kỳ tính giá thành thích hợp sẽ giúp cho công tác tính giá thành sản phẩm được hợp lý đảm bảo cung cấp kịp thời các số lượng, tài liệu cần thiết cho việc phân tích đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch giá thành.

Chi phí nhóm 1 trong DDCK =

Chi phí nhóm

1 DDĐK + Chi phí nhóm 1 phát sinh trong kỳ Số lượng sản phẩm hoàn thành + Số lượng sản phẩm DDCK x Sphốẩ lm DDCK ượng sản Chi phí chế biến trong DDCK = Chi phí chế biến trong giá thành kế hoạch đơn vị x Số lượng sản phẩm DDCK x 50% Số lượng SPDDCK å CPSXDDCK = x Mhoàn thành x ức độ Chi phí mức của 1 định đvsp

Doanh nghiệp phải căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất và chu kỳ sản xuất sản phẩm để xác định kỳ tính giá thành thích hợp cho mỗi đối tượng tính giá thành. Trường hợp sản xuất nhiều mặt hàng, kế hoạch sản xuất ổn định, chu kỳ sản xuất ngắn, liên tục có sản phẩm hoàn thành nhập kho thì kỳ tính giá thành là hàng tháng vào thời điểm cuối tháng. Kỳ tính giá thành hàng tháng phù hợp với kỳ báo cáo nhưng không phù hợp với chu kỳ sản xuất sản phẩm.

Trong trường hợp sản xuất đơn chiếc hoặc hàng loạt theo đơn đặt hàng, chu kỳ sản xuất dài, sản phẩm chỉ hoàn thành khi kết thúc chu kỳ sản xuất sản phẩm thì kỳ tính giá thành thích hợp là thời điểm mà sản phẩm hay đơn đặt hàng hoàn thành toàn bộ. trong trường hợp này, các đối tượng có liên quan không tính giá thành, chỉ khi nào nhận được báo cáo của bộ phận sản xuất về việc sản phẩm hay đơn đặt hàng đã hoàn thành thì kế toán mới sử dụng số liệu chi phí sản xuất đã tập hợp được của đối tượng để tính giá thành sản phẩm hay đơn đặt hàng, tức là phù hợp với chu kỳ sản xuất sản phẩm.

1.8.2. Phương pháp tính giá thành sản phẩm.

Phương pháp tính giá thành sản phẩm là một phương pháp hoặc hệ thống các phương pháp được dùng để tính giá thành đơn vị từng loại sản phẩm,công việc hay lao vụ hoàn thành theo các khoản mục chi phí đã quy định. Việc tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp phải phù hợp với đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm đã xác định. Tuỳ theo điều kiện cụ thể doanh nghiệp có thể áp dụng một hoặc kết hợp một số phương pháp sau đây. v Phương pháp trực tiếp. v Phương pháp tổng cộng chi phí. v Phương pháp hệ số. v Phương pháp tỷ lệ. v Phương pháp loại trừ sản phẩm phụ. v Phương pháp liên hợp.

Ngoài ra tuỳ theo loại hình của từng doanh nghiệp mà có những phương pháp tính giá thành khác nhau, sau đây là một số phương pháp trong một số loại hình doanh nghiệp chủ yếu.

v Doanh nghiệp sản xuất giản đơn.

v Doanh nghiệp sản xuất theo đơn đặt hàng

v Doanh nghiệp sản xuất phức tạp kiểu chế biến liên tục.

Hiện nay ở Công ty cổ phần Nhựa Thăng Long đang áp dụng phương pháp tính giá thành theo phương pháp trực tiếp. Phương pháp này thường được áp dụng trong các doanh nghiệp có quy trình công nghệ giản đơn, số lượng mặt hàng ít, sản xuất với khối lượng lớn, tập hợp chi phí sản xuất theo từng sản phẩm. Giá thành đơn vị từng loại sản phẩm được tính theo công thức sau:

Giá thành đơn vị sản phẩm = Giá trị sản phẩm DDĐK + Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ - Giá trị sản phẩm DDCK Số lượng sản phẩm hoàn thành trong kỳ

CHƯƠNG 2:

THC TRNG V CÔNG TÁC K TOÁN CHI

PHÍ SN XUT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SN

PHM TI CÔNG TY C PHN NHA

2.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY.

2.1.1. Đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty.

2.1.1.1. Qúa trình hình thành và phát trin ca Công ty.

- Tên Công ty: Công ty cổ phần Nhựa Thăng Long - Tên giao dịch quốc tế: Thaloplast Joint Stock Company - Địa chỉ: 360 Đường Giải Phóng- Quận Thanh Xuân- Hà Nội - Điện thoại: 04. 8641404

- Fax: 04. 8643457

Trực thuộc Tổng Công ty Nhựa Việt Nam.

Vào đầu những năm 90, mặt hàng Nhựa trên thị trường ngày càng được chú trọng và nhu cầu tiêu dùng sử dụng mặt hàng này ngày càng cao. Nhưng tại thời điểm đó, hầu hết các mặt hàng về Nhựa đều được sản xuất tại khu vực phía nam.Tại Hà Nội, chưa có một nhà máy Nhựa nào ra đời để đáp ứng những nhu cầu của người tiêu dùng. Việc vận chuyển những sản phẩm Nhựa từ Nam ra Bắc vất vả xa xôi, chi phí vận chuyển nhiều dẫn đến giá thành sản phẩm cao và không kịp thời tới tay người tiêu dùng. Đó là lý do để Bộ Công Nghiệp đã quyết định đề xuất thành lập một nhà máy Nhựa tại Hà Nội để phục vụ, đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của xã hội và nhà máy Nhựa Thăng Long đã ra đời.

Nhà máy Nhựa Thăng Long được thành lập vào ngày 15/07/1994 theo quyết định 752/QĐ - TCNĐ. Tổng diện tích mà nhà máy sử dụng là 4000 m2

đất được chia thành 2 khu vực: nhà xưởng và văn phòng.

Ban đầu cơ sở vật chất còn nghèo nàn, hạn chế, chỉ có một máy phun nhựa, sản phẩm còn ít. Tổng số cán bộ công nhân chỉ vẻn vẹn 10 người. Mọi nguồn vốn phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh đều phải vay vốn của Ngân hàng nên gặp rất nhiều khó khăn.

Trong 6 năm hoạt động từ năm 1994 đến năm 2000, tốc độ tăng trưởng bằng không, doanh thu hàng năm chỉ đạt từ 5 đến 7 tỷ đồng, không có lợi nhuận. Trước tình hình đó để duy trì hoạt động thì năm 2001 nhà máy đã phải tiến hành tổ chức lại quá trình sản xuất kinh doanh, nâng cao chất lượng sản phẩm, mở

rộng thị trường, khai thác hết công suất thiết bị hiện có, động viên cán bộ công nhân phấn đấu sản xuất, khắc phục mọi khó khăn.

Từ năm 2001 đến năm 2003, tốc độ năm sau đã cao hơn năm trước. Đời sống của cán bộ công nhân viên đã được cái thiện. Bên cạnh đó trong 3 năm 2001, 2002, 2003 nhà máy đã nhận bằng khen của Bộ Công Nghiệp. Thu nhập bình quân hàng tháng của cán bộ công nhân viên đã tăng, giải quyết được toàn bộ những khó khăn về tài chính của những năm trước, như số lỗ 1,5 tỷ đồng, khuôn mẫu, vật tư, sản phẩm tồn kho ứđọng, giải quyết được một số khoản nợ khó đòi, trả hết nợ vay ngân hàng và nợ vay ngân sách, tạo cơ sở vật chất để thúc đẩy quá trình sản xuất kinh doanh cho những năm tiếp theo.

Năm 2004, nền kinh tế thị trường ngày càng có nhiều biến động, đặc biệt đối với ngành Nhựa Việt Nam. Do giá nhựa nguyên liệu chính đầu vào liên tục tăng cao và khan hiếm đã gây ra rất nhiều khó khăn cho quá trình sản xuất kinh doanh của nhà máy. Tuy nhiên nhà máy vẫn duy trì được sản xuất, đã hoàn thành vượt mức kế hoạch đặt ra.

Với yêu cầu ngày càng cao của nền kinh tế thị trường hiện nay, để tồn tại và phát triển nhà máy đã quyết định tiến hành cổ phần hoá doanh nghiệp. Và đến tháng 1/2005 nhà máy Nhựa Thăng Long đã quyết định chính thức đi vào cổ phần hoá doanh nghiệp và đổi tên thành " Công ty cổ phần Nhựa Thăng Long". Bằng sự năng động, tích cực và không ngừng đổi mới theo xu hướng phát triển chung, Công ty đã và đang từng bước phát triển khẳng định mình trên thị trường. Với xu hướng mở rộng cả về quy mô sản xuất và thị trường kinh doanh, Công ty đang dần nâng cao uy tín đối với khách hàng, làm cơ sở tạo chỗ vững chắc trong nền kinh tế.

2.1.1.2. Chc năng và nhim v ca Công ty.

a. Chức năng:

Công ty Nhựa Thăng Long là một doanh nghiệp Nhà Nước thuộc Tổng Công ty Nhựa Việt Nam với chức năng chuyên sản xuất đồ nhựa với chất lượng cao. Các sản phẩm Nhựa của Công ty là:

- Két đựng bia chai, nước ngọt, nước khoáng các loại được sản xuất từ nguyên liệu Nhựa kỹ thuật chuyên dùng.

- Thùng đựng sơn nước các loại với chất lượng cao, nhiều quy cách kích thước, thể tích, mẫu mã khác nhau.

- Các mặt hàng Nhựa kỹ thuật, chi tiết phục vụ cho nhiều lĩnh vực sản xuất trong công nghiệp, nông nghiệp và dân dụng theo yêu cầu của khách hàng.

- Nhà máy còn sản xuất nhiều mặt hàng gia dụng với chất lượng cao, mẫu mã đẹp được khách hàng rất ưa thích.

b.Nhiệm vụ:

- Kinh doanh đúng ngành nghềđã đăng ký.

- Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty.

- Thực hiện phân phối theo lao động và công bằng xã hội, tổ chức đời sống vật chất, không ngừng nâng cao tay nghề của công nhân.

- Bảo vệ Công ty, bảo vệ môi trường, giữ vững an ninh chính trị và an toàn xã hội.

- Không ngừng nâng cao SXKD, mở rộng thị trường, nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội.

- Báo cáo trung thực đúng thời hạn quy định.

2.1.2. Tổ chức quản lý và sản xuất tại Công ty.

2.1.2.1. Cơ cu qun lý:

a. Sơđồ tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty:

Hiện nay Công ty cổ phần Nhựa Thăng Long là Công ty trực thuộc Tổng Công ty Nhựa Việt Nam. Bộ máy quản lý được tổ chức theo bộ máy quản lý một cấp, mỗi bộ phận chỉ chịu sự quản lý của một cấp duy nhất do đó dễ dàng phân định được trách nhiệm cũng như quyền hạn của từng bộ phận, từng cá nhân.

Sơ đồ 1: Sơ đồ tổ chức bộ máy của Công ty.

Quan hệ phụ thuộc Quan hệ chức năng

b. Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận như sau:

w Hội đồng quản trị: là người lãnh đạo cao nhất trong Công ty, trức tiếp lãnh đạo ban giám đốc của Công ty, đưa ra các quyết định, tổ chức các hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.

w Ban giám đốc: gồm một Giám đốc và một Phó giám đốc

Giám đốc: do hội đồng quản trị bổ nhiệm, là người chịu trách nhiệm về toàn bộ công tác quản lý, điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, thay mặt Công ty ký kết, giao dịch với các cơ quan nhà nước và các đơn vị kinh tế khác.

Phó giám đốc: là người trợ giúp đắc lực cho Giám đốc, có trách nhiệm Phòng tổ chức

hành chính

Hội Đồng Quản Trị

Ban Giám đốc

Phòng tài chính

kế toán Phòng kchất lượỹ thung ật Phòng kSX kinh doanh ế hoạch

Phân xưởng sản xuất

động, đào tạo nhân lực. Là người đại diện thay mặt Giám đốc điều hành Công ty khi Giám đốc đi vắng.

w Phòng kế hoạch sản xuất kinh doanh: có nhiệm vụ

Xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh, tiếp thị, tìm kiếm hợp đồng sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, cung cấp vật tư, nguyên liệu sản xuất.

Công tác pháp chế, thi đua khen thưởng, đào tạo, tuyển dụng lao động, nâng cao tay nghề và trình độ cho công nhân viên.

Xây dựng kế hoạch tiền lương, cấp bậc, quy chế trả lương, trả thưởng và các chếđộưu đãi đối với công nhân viên đặc biệt là phụ nữ.

w Phòng tài chính kế toán: Chức năng , nhiệm vụ chính là

Tổ chức thực hiện công tác hạch toán kế toán, lập báo cáo kế toán theo biểu mẫu, chếđô, thể lệ của Nhà Nước.

Cung cấp thông tin và số liệu cần thiết về hoạt động sản xuất kinh doanh cho Giám đốc và các bên có liên quan.

Phục vụ yêu cầu phân tích kinh tế tài chính của Công ty, cân đối vốn và sử dụng hài hoà các loại vốn.

w Phòng kỹ thuật chất lượng: có nhiệm vụ về kỹ thuật sản xuất, kỹ thuật công nghệ, quản lý cơ điện, quản lý công tác sáng kiến, nghiên cứu tiến bộ kỹ thuật, kiểm tra chất lượng sản phẩm (KCS).

w Phòng tổ chức hành chính: phụ trách công việc văn thư, quản lý chếđộ chính sách,lưu trữ tài liệu công văn, bảo quản tốt con dấu.

w Phân xưởng sản xuất: có nhiệm vụ là

Nhận và lập kế hoạch sản xuất, triển khai thực hiện tốt kế hoạch sản xuất đúng tiến độ năng suất.

Quản lý điều hành sắp xếp lao động hợp lý, hiệu quả, bảo đảm an toàn về tài sản và tính mạng người lao động.

Quản lý bảo dưỡng, sử dụng có hiệu quả máy móc thiết bị, đồng thời lưu giữ an toàn tài liệu, hồ sơ vế các công nhân sản xuất.

2.1.2.2. Cơ cu sn xut ca Công ty.

Hiện nay ở bộ phận sản xuất, Công ty chỉ có một phân xưởng sản xuất chính. Trong phân xưởng bao gồm các tổ:

- Tổ chế biến nguyên vật liệu: có nhiệm vụ gia công, xử lý nguyên liệu cho đạt tiêu chuẩn cho phép về nguyên vật liệu và tạo điều kiện cho các giai đoạn sau.

- Tổ cơ điện: có nhiệm vụ theo dõi tình trạng kỹ thuật của máy móc và tình hình hệ thống điện trong phân xưởng sản xuất.

- Tổ máy công nghệ: có nhiệm vụ gia công nhựa trên máy ép phun ra sản phẩm đúng với kích thước và chất lượng yêu cầu của khách hàng.

- Tổ in: có nhiệm vụ in trang trí bề mặt sản phẩm theo mẫu mã đặt trước của khách hàng. Nguyên liệu Kiểm tra nhập nội bộ Tổ chế biến nguyên liệu Tổ máy công nghệ Bán thành phẩm Tổ in Thành phẩm Phế phẩm Phế phẩm

Quá trình sản xuất sản phẩm của Công ty được diễn ra theo một sơđồ chế biến liên tục. Nguyên vật liệu sau khi mua về sẽđược nhập nội bộ, khi có phiếu xuất vật tư theo yêu cầu sản xuất thì nguyên liệu sẽ được xuất kho chuyển xuống tổ chế biến nguyên liệu. Tại đây, nhựa được trộn và pha chế, sau khi được trộn và pha chế, nhựa được chuyển tới tổ máy công nghệ để sản xuất bán thành phẩm, ngoài ra còn thu được phế phẩm. Bán thành phẩm sẽ được chuyển xuống tổ in để sản xuất ra thành phẩm. Thành phẩm hoàn thành sẽ được kiểm nghiệm và giao kho. Phế phẩm thu được ở công đoạn in và công đoạn sản xuất ra bán thành phẩm được chuyển lại về tổ chế biến nguyên liệu để quay vòng sản xuất.

Với những sản phẩm trên, Công ty cổ phần Nhựa Thăng Long ngày càng tự khẳng định mình, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, đáp ứng yêu cầu của khách hàng.

2.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. ty.

2.1.3.1. Các nhân t bên trong.

v Vốn.

Nguồn vốn của Công ty vẫn còn hạn chế nhưng trong những thời điểm nhất định thì phần lớn các doanh nghiệp kể cả các doanh nghiệp làm ăn có lãi đều vay vốn tạm thời từ các cộng đồng tài chính. Vì thế Công ty cổ phần Nhựa Thăng Long cũng không nằm ngoài quy luật này. Nguồn vốn của Công ty chủ yếu là vốn vay, tuy nhiên tỷ lệ này giảm dần qua các năm

v Lao động.

Cán bộ công nhân viên trong Công ty đa phần là các lực lượng trẻ và có trình độ, làm việc nhiệt tình, hăng hái trong công việc. Lao động đòi hỏi có trình độ cao do đó đòi hỏi Công ty phải chú trọng trong khâu tuyển lao động và đầu tư để nâng cao trình độ của người lao động vì trình độ tay nghề của người lao động ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm.

v Công nghệ.

Máy móc công nghệ của Công ty tương đối hiện đại. Hơn 80% công việc do máy móc đảm nhận. Dây chuyền khép kín từ đầu vào đến khi cho ra sản

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Nhựa Thăng Long (Trang 40)