Loại hình và sản phẩm du lịch

Một phần của tài liệu Bảo tồn và phát huy các di tích lịch sử - văn hóa - danh thắng tỉnh Khánh Hòa trong hoạt động du lịch (Trang 64)

7. Bố cục luận văn

2.1.3.Loại hình và sản phẩm du lịch

Đƣợc biết đến là một thành phố du lịch trẻ năng động, hấp dẫn và đầy tiềm năng, Nha Trang – Khánh Hòa đã trở thành điểm đến đƣợc du khách trong và ngoài nƣớc ƣa chuộng. Qua nhiều năm kinh doanh du lịch đến nay, sản phẩm du lịch Khánh Hòa đƣợc khẳng định là:

- Du lịch biển, đảo: nghỉ dƣỡng, tham quan, vui chơi giải trí, thể thao mạo hiểm, khám phá đáy biển và các đảo ven bờ, du lịch tàu biển…;

- Du lịch sinh thái núi; - Du lịch văn hóa;

- Du lịch cộng đồng tại Rạn Trào – Vạn Hƣng; - Du lịch MICE;

- Du lịch đồng quê;

- Du lịch công vụ, thăm thân.

Các tuyến du lịch trong tỉnh hiện nay đang khai thác:

- City tour Nha Trang: Hòn Chồng –> tháp Bà Ponagar -> chùa Long Sơn -> nhà thờ Chánh tòa Nha Trang -> lầu Bảo Đại -> Viện Hải Dƣơng Học;

- Tuyến vịnh Nha Trang: Hòn Miễu -> hòn Tằm -> hòn Một -> hòn Mun -> hòn Tre (KDL Con Sẻ Tre, KDL Vinpearland);

- Tuyến thác Tà Gụ -> Hòn Bà -> thác Yang Bay; - Tuyến Nha Trang -> Ninh Hòa -> Vạn Ninh; - Tuyến Nha Trang -> Cam Ranh -> Khánh Sơn; - Tuyến Nha Trang -> Diên Khánh -> Khánh Vĩnh;

- Dịp 2/9/2013 Công ty TNHH Du lịch Nha Trang Trẻ là đơn vị đầu tiên tổ chức sản phẩm du lịch khám phá DTLSVH và DLTC Nha Trang với hành trình xe đạp tổng cộng 28km đến các điểm: tháp Bà Ponagar, chùa Long Sơn, làng gốm Lƣ Cấm, làng chiếu và hoạt động team tại KDL Làng Tre đã gây ấn tƣợng tốt cho du khách là những ngƣời con Khánh Hòa nhƣng lần đầu tiên tìm hiểu và tham gia hoạt động tại các làng nghề, họ cảm thấy rất tự hào về truyền thống của cha ông và có ƣớc mong chung tay vào việc phát triển nghề; đồng thời các nghệ nhân làng nghề

65

cũng đƣợc tiếp thêm niềm tin và hy vọng về hƣớng đi mới cho công việc tâm huyết bao đời nay của gia đình.

Tác giả đã tiến hành khảo sát ý kiến của khách du lịch nội địa và quốc tế nhằm tìm hiểu về cảm nhận của du khách sau khi tham quan các điểm du lịch phổ biến trong các chƣơng trình tour tại Khánh Hòa, kết quả đƣợc tổng hợp trong bảng 2.4 nhƣ sau:

Bảng 2.4. Đánh giá của khách du lịch về hình ảnh điểm đến sau khi tham quan điểm du lịch ở Khánh Hòa

Số lƣợng: 220 khách (khách du lịch nội địa: 160, khách du lịch quốc tế: 60)

Nội dung câu hỏi

Tỷ lệ % trả lời Rất không hài lòng Không hài lòng Bình thƣờng Hài lòng Rất hài lòng Tháp Bà Ponagar 0,5 11,4 50,0 30,5 7,7 Danh thắng Hòn Chồng – Hòn Đỏ 1,4 20,9 47,7 25,5 4,5

Chùa Long Sơn 1,4 18,6 28,6 43,2 8,2

Vịnh Nha Trang 1,8 7,7 45,0 32,3 13,2

Nhà thờ Chánh tòa Nha Trang 5,5 43,6 42,7 8,2

Viện Hải dƣơng học 0,5 5,5 53,6 30,9 9,5

Đầm Nha Phu (Đảo Khỉ, Hòn Thị, suối Hoa Lan)

0,5 14,1 31,4 41,4 12,7

(Nguồn: tác giả điều tra và tổng hợp)

Qua bảng 2.4 ta thấy, mức độ hài lòng của khách du lịch về hình ảnh điểm đến sau khi tham quan cho tỷ lệ từ 30% (Danh thắng Hòn Chồng – Hòn Đỏ), 38,2% (Tháp Bà Ponagar), 40,4% (Viện Hải dƣơng học), 45,5% (Vịnh Nha Trang), 50,9% (Nhà thờ Chánh tòa Nha Trang), 51,4% (Chùa Long Sơn), cao nhất là 52,1% (Đầm Nha Phu). Nhƣ vậy, 3 DT cấp quốc gia chỉ có tỷ lệ hài lòng dƣới 50%, hai điểm du lịch khách không hài lòng nhất đó là: Danh thắng Hòn Chồng – Hòn Đỏ với tỷ lệ 22,3% chƣa hài lòng, Chùa Long Sơn với tỷ lệ 20% chƣa hài lòng trong tổng số 220

66

khách trả lời. Từ số liệu thu thập đƣợc khẳng định, thực trạng sản phẩm du lịch Khánh Hòa hiện nay đã thu hút đƣợc sự lựa chọn của du khách, đồng thời để lại ấn tƣợng tốt sau khi khách tham quan. Bên cạnh đó, tỉnh vẫn phải nghiên cứu và khắc phục những hạn chế tại điểm du lịch làm cho hình ảnh điếm đến Nha Trang – Khánh Hòa ngày càng phổ biến và đặc biệt hơn trong lòng du khách.

Một phần của tài liệu Bảo tồn và phát huy các di tích lịch sử - văn hóa - danh thắng tỉnh Khánh Hòa trong hoạt động du lịch (Trang 64)