Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Bảo tồn và phát huy các di tích lịch sử - văn hóa - danh thắng tỉnh Khánh Hòa trong hoạt động du lịch (Trang 34)

7. Bố cục luận văn

1.4.2.Điều kiện tự nhiên

Là một tỉnh duyên hải Nam Trung bộ Việt Nam, Khánh Hòa có diện tích 5.217,7km2 với bờ biển kéo dài 385km.[16, tr.13] Những dãy núi cao nhấp nhô chạy dài ra biển Đông tạo thành nhiều kỳ quan thiên nhiên và các đầm, vịnh kín gió, bờ biển bị đứt gãy tạo ra vùng lý tƣởng nổi tiếng cho du lịch vì nhiều bãi tắm đẹp, cát trắng, nƣớc biển trong xanh, không có các loài cá dữ và dòng nƣớc xoáy ngầm.

Khánh Hòa có khí hậu nhiệt đới, gió mùa chia thành hai mùa mƣa - nắng rõ rệt, lợi thế vƣợt trội về khí hậu với nắng ấm gần nhƣ quanh năm và ít phải chịu ảnh hƣởng nặng nề của mƣa bão.

Khánh Hòa nằm ở đoạn cuối của gờ núi nam Trƣờng Sơn nên cấu trúc địa hình chủ yếu là dạng địa hình miền núi, bán sơn địa. Núi chiếm 70% diện tích bao bọc 3 phía bắc, tây, nam; hƣớng núi chính tây nam – đông bắc và tây bắc – đông nam. Toàn tỉnh có 25 đỉnh núi cao từ 1.000m đến 2.000m, trong đó “đỉnh núi cao nhất tỉnh là Hòn Giao (cao 2.062m, huyện Khánh Vĩnh)” [16, tr.45], núi có khí hậu mát mẻ phù hợp cho hoạt động du lịch là Hòn Bà (“còn gọi là Bích Sơn, cao 1.285m” [16, tr.45] , giữa huyện Diên Khánh và huyện Khánh Sơn).

Toàn tỉnh có hàng chục con sông với chiều dài trên 10km, đi dọc bờ biển trung bình từ 5km đến 7km có một cửa sông, suối đổ ra biển. Hầu hết các lƣu vực sông đều nằm trong địa bàn tỉnh, trừ sông Tô Hạp có phần thƣợng lƣu dài 23km chảy trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa còn phần hạ lƣu lại thuộc tỉnh Ninh Thuận, sông Chò một phần thƣợng nguồn thuộc tỉnh Đắk Lắk. Tỉnh có hai hệ thống sông lớn là:

35

Sông Cái Nha Trang (còn có các tên gọi khác: sông Thác Ngựa, sông Cù, sông Phú Lộc): có tổng chiều dài 79km, bắt nguồn từ hòn Gia Lê cao 1.812m chảy qua huyện Khánh Vĩnh, huyện Diên Khánh, thành phố Nha Trang với 5 phụ lƣu. [16, tr.29] Sông chảy đến thôn Xuân Lạc (xã Vĩnh Ngọc, thành phố Nha Trang) chia thành hai chi lƣu. Một chi chảy men theo núi Đồng Bò đổ ra biển bởi Cửa Bé Vĩnh Trƣờng (Tiểu Cù Huân). Chi thứ hai chảy đến Ngọc Hồi tiếp tục chia thành hai nhánh, một nhánh chảy qua cầu Xóm Bóng và ra biển bởi cửa Lớn (Đại Cù Huân), nhánh thứ hai chảy qua cầu Hà Ra, qua Xóm Cồn rồi hội nƣớc vào dòng chính và cũng ra biển bởi cửa Lớn (Đại Cù Huân). Giữa hai nhánh sông này nổi lên các cồn, bãi nhƣ: Cồn Dê, Hải Đảo, Xóm Cồn và đƣợc quy hoạch khu dân cƣ khang trang, hiện nay là điểm dân cƣ và điểm kinh doanh dịch vụ du lịch khá hấp dẫn.

Sông Cái Ninh Hòa (còn gọi là sông Dinh, sông Vĩnh An, sông Vĩnh Phú): bắt nguồn từ núi Chƣ H’Mƣ cao 2.051m thuộc dãy Vọng Phu. Phần thƣợng lƣu sông có ba phụ lƣu lớn là: Đá Bàn, Tân Lan, Chủ Chay sau đó hội với dòng chính ở hạ lƣu tạo thành mạng lƣới sông Cái Ninh Hòa. Trên địa phận thị xã Ninh Hòa sông chia ra nhiều nhánh nhỏ nhƣ: lạch Nga Hầu, lạch Nga Dã, lạch Ngòi Sau, lạch Cồn Ngao rồi ra biển bằng cửa Hà Liên tại đầm Nha Phu. [16, tr.30]

Vị trí địa lý còn cho Khánh Hòa một yếu tố độc nhất là sở hữu điểm cực đông trên đất liền của Việt Nam tại Mũi Đồi (Mũi Đôi) trên bán đảo Hòn Gốm (huyện Vạn Ninh), điều này góp phần kích thích thêm sự tò mò của du khách.

Với điều kiện thiên nhiên ƣu đãi nhƣ vậy, Khánh Hòa có thể phát triển các loại hình du lịch đa dạng: du lịch nghỉ dƣỡng, du lịch săn bắn, du lịch bơi lặn, du lịch leo núi, du lịch tìm hiểu nghiên cứu, du lịch hội nghị, hội thảo, du lịch bơi - đua thuyền, nhất là du lịch biển đảo.

- Biển, Vịnh và Đầm

Biển Khánh Hòa có độ sâu bậc nhất biển Việt Nam và tiếp giáp rất gần với đại dƣơng cũng nhƣ các đƣờng hàng hải quốc tế. Đáy biển có độ dốc cao, gồ ghề gồm tầng tầng lớp lớp những rạn san hô. So với các vùng biển khác ở Việt Nam, ở

36

Đông Nam Á, đặc tính khí hậu và địa mạo của biển Khánh Hòa có các điều kiện tối ƣu hơn cả cho việc nghiên cứu hải dƣơng học.

Địa hình vùng thềm lục địa tỉnh phản ánh sự tiếp nối của cấu trúc địa hình trên đất liền, các dãy núi tiếp tục phát triển rất xa về phía biển mà ngày nay đã bị đại dƣơng phủ kín. Do vậy, phần thềm lục địa dƣới đáy biển cũng có những dãy núi ngầm mà các đỉnh nhô lên khỏi mặt nƣớc là các hòn đảo nhƣ hòn Tre (hòn Che), hòn Miếu, hòn Mun… Xen giữa các đảo nổi và đảo ngầm là những vùng trũng tƣơng đối bằng phẳng là các “đồng bằng” biển (đồng bằng mài mòn, đồng bằng bồi tụ...), dọc bờ biển có những vũng, vịnh, bãi triều, bãi cát mịn thuận tiện cho việc lập cảng biển, nuôi trồng thủy sản và phát triển du lịch nhƣ: Đại Lãnh,Vân Phong, Hòn Khói, Nha Phu, Cù Huân, Cam Ranh.

Từ Bắc vào Nam, Khánh Hòa có các vịnh Vân Phong, vịnh Nha Trang và vịnh Cam Ranh. Mỗi vịnh mang những đặc thù riêng, có thể tổ chức thành các tuyến, cụm và điểm tham quan du lịch, nghỉ dƣỡng, tắm biển đa dạng và hấp dẫn. Các địa điểm tiêu biểu nhƣ: Ðại lãnh, Ðầm Môn (Vạn Ninh); Dốc Lết, Ninh Phƣớc, Ðầm Nha Phu (thị xã Ninh Hoà); Vĩnh Lƣơng, Bãi Tiên, bãi biển Trần Phú, Bãi Trũ, Bãi Sạn (thành phố Nha Trang); bãi Thuỷ Triều, bãi Dài, bãi Sa Huỳnh, bãi Nồm, bãi Chƣớng, bãi Cây Me (thành phố Cam Ranh).

+ Vịnh Vân Phong là vịnh biển “có diện tích mặt nƣớc lớn nhất tỉnh Khánh Hòa với 1.500 km2, vịnh Vân Phong còn là nơi có mực nƣớc sâu nhất dọc bờ biển Việt Nam, thƣờng là 20 – 23m, nhiều chỗ sâu tới 27m, lại hoàn toàn kín gió, [33, tr.365]. Đây còn là một kỳ quan thiên nhiên tuyệt đẹp trong môi trƣờng lý tƣởng hiếm có với khí hậu ôn hòa, bãi biển đẹp, cát mịn, núi đồi hùng vĩ bao quanh cùng với những cánh rừng nhiệt đới hầu nhƣ còn nguyên vẹn, những rạn san hô đẹp sững sờ, có dấu tích sinh tồn của một khu rừng ngập mặn, hàng trăm sinh cảnh, muông thú đặc chủng và hàng chục ngàn loài thủy, hải sản quý. Đây là những ƣu điểm giúp Vân Phong có thế mạnh phát triển du lịch sinh thái rõ nét. Vịnh Vân Phong cũng đƣợc Hiệp hội Biển thế giới xếp vào danh sách 4 vị trí du lịch biển lý tƣởng nhất hiện nay.

37

+ Vịnh Nha Trang là vịnh biển lớn thứ hai của tỉnh Khánh Hòa với diện tích khoảng 400km2 [16, tr.20]. Phía Ðông và phía Nam vịnh đƣợc giới hạn bằng một vòng cung các đảo. “Lớn nhất là đảo Hòn Tre (còn gọi là Hòn Lớn) có diện tích khoảng 30km2” [16, tr.20]. Trên đảo có những bãi tắm rất đẹp nhƣ: Bãi Trũ, Bãi Tre, Bích Đầm, khu du lịch Hòn Ngọc Việt (Vinpearl Land) là khu vui chơi giải trí và nghỉ mát sang trọng bậc nhất ở Việt Nam. Ðảo Hòn Miếu nổi bật bởi thủy cung Trí Nguyên, bãi Sỏi, bãi Tranh, bãi Mini. Ðảo Hòn Mun là nơi thiết lập khu bảo tồn biển đầu tiên ở Việt Nam có những rạn san hô với một quần thể sinh vật biển còn nguyên sơ, gần nhƣ độc nhất vô nhị không chỉ của Việt Nam mà còn của cả Ðông Nam Á. Các đảo Hòn Tằm, Hòn Chà Là, Hòn Hố, Hòn Ðụn, Hòn Xƣởng là những hòn đảo không chỉ có những cảnh đẹp trên bờ, dƣới nƣớc mà còn đem lại nguồn thu nhập lớn cho tỉnh, do có chim yến cƣ trú và làm tổ.

Về mặt sinh thái, vịnh Nha Trang là một trong những hình mẫu tự nhiên hiếm có của hệ thống vũng, vịnh trên thế giới bởi nó có hầu hết các hệ sinh thái điển hình, quý hiếm của vùng biển nhiệt đới. Đó là hệ sinh thái đất ngập nƣớc, rạn san hô, rừng ngập mặn, thảm cỏ biển, hệ sinh thái cửa sông, hệ sinh thái đảo biển, hệ sinh thái bãi cát ven bờ. Đặc biệt, khu vực Hòn Mun có đa dạng sinh học cao nhất với 350 loài rạn san hô chiếm 40% san hô trên thế giới.

Tại Đại hội lần thứ hai Câu lạc bộ các vịnh đẹp nhất thế giới tổ chức ở Tadoussac (Québec, Canada) tháng 5/2003, vịnh Nha Trang đã đƣợc công nhận là thành viên chính thức của Câu lạc bộ, mở ra một cơ hội lớn để quảng bá hình ảnh Nha Trang - Khánh Hoà.

+ Vịnh Cam Ranh “diện tích khoảng 200km2” [33, tr.382], độ sâu phổ biến từ 5m đến 10m, phía ngoài có độ sâu khoảng 20m. Vịnh Cam Ranh đƣợc xếp là một trong ba hải cảng có điều kiện tự nhiên tốt nhất thế giới, với diện tích vùng vịnh kín 60km2 và độ sâu trung bình 18m – 20m, xung quanh có núi bao bọc làm cho vùng biển luôn kín gió. Cam Ranh chỉ cách đƣờng hàng hải quốc tế 1 giờ tàu biển.

38

+ Đầm Nha Phu đƣợc bao bọc bởi bán đảo Hòn Hèo, đầm có diện tích khoảng 100km2. Giữa đầm có cụm đảo Hòn Thị, Hòn Lao, KDL suối Hoa Lan (Hòn Hèo) tạo thành quần thể du lịch đảo phía bắc thành phố Nha Trang.

+ Các đảo san hô của huyện đảo Trƣờng Sa: quần đảo Trƣờng Sa nằm ở phía nam biển Đông, cách thành phố Cam Ranh 250 hải lý (khoảng 450km). Trên quần đảo có khoảng 100 đảo, bãi cạn, bãi ngầm nằm rải rác trên diện tích từ 160 đến 180 ngàn km2, trong đó có khoảng 25 đảo, bãi cạn nổi thƣờng xuyên. Đảo lớn nhất trong quần đảo Trƣờng Sa có diện tích 0,65km2, bãi lớn nhất là bãi Thuyền Chài dài 30km, rộng 5km (ngập nƣớc lúc thủy triều lên). [16, tr.22-tr.23] Địa hình Trƣờng Sa chủ yếu là đảo san hô, đất trên các đảo là đất đá vôi bị phong hóa với các loài thực vật đặc thù nhƣ: bàng biển, mù u, cỏ công công, cỏ xạ tử, sâm nam; động vật trên cạn có rắn mối. Động vật biển rất phong phú với nhiều đặc sản nhƣ đồi mồi, ốc tai tƣợng, rùa biển, hải sâm, bào ngƣ... và rất nhiều loài chim biển quý.

Một phần của tài liệu Bảo tồn và phát huy các di tích lịch sử - văn hóa - danh thắng tỉnh Khánh Hòa trong hoạt động du lịch (Trang 34)