7. Bố cục luận văn
1.4.4. Các di tích lịch sử và danh thắng tiêu biểu của tỉnh Khánh Hòa
Khánh Hòa là một trong những địa phƣơng còn lƣu giữ đƣợc nhiều DT vào loại quý hiếm do con ngƣời các thế hệ xây dựng nên. Theo số liệu thống kê năm 2012 của TTQLDT và DLTC tỉnh có 1.104 DT, trong đó có 142 DT xếp hạng cấp tỉnh và 13 DT đã đƣợc xếp hạng cấp quốc gia.
* Các di tích lịch sử - văn hóa tiêu biểu
- Tháp Bà Ponagar:
Di tích Tháp Bà Ponagar nằm trên đồi Cù Lao cao khoảng 20m so với mặt nƣớc biển, bên cầu Xóm Bóng và cửa Đại Cù Huân, thuộc phƣờng Vĩnh Phƣớc, cách trung tâm thành phố Nha Trang 2km về phía bắc.
Đây là công trình tiêu biểu về nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc của dân tộc Chăm, về tín ngƣỡng tôn giáo và cảnh quan môi trƣờng, đƣợc xếp hạng DTLSVH cấp quốc gia vào năm 1979.
Quần thể Tháp Bà “đƣợc xây dựng từ giữa thế kỷ VIII đến thế kỷ XII dƣới vƣơng triều Panduranga thuộc vƣơng quốc cổ Champa. Nơi đây là trung tâm tôn giáo, thờ thần nữ Ponaga (Mẹ xứ sở của ngƣời Chăm)” [50, tr.7]. Do quá trình cộng cƣ ngƣời Việt dần hòa quyện xem mẹ là Thiên Y Thánh Mẫu.
Khu DT gồm hai mặt bằng, mặt bằng thứ nhất ở độ cao khoảng 10m so với mặt nƣớc biển, có diện tích 4.000m2, hiện tại còn 10 cột lớn và 12 cột nhỏ hình bát giác xây bằng gạch (trong bia ký Chăm gọi là Mandapa nghĩa là cái cổng có gác) là tiền đình. Tiền đình là một loại nhà chờ, nơi chuẩn bị lễ vật và các nghi thức cần thiết trƣớc khi hành lễ.
40
Mặt bằng thứ hai nằm trên đỉnh cù lao, diện tích khoảng 6.000m2. Nơi đây hiện còn 4 ngôi tháp, theo quan niệm ngƣời Chăm gọi là: tháp Chính (thờ nữ thần Ponagar/ nữ thần Uma/ Panasti), tháp Trung Tâm (thờ thần Siva), tháp Đông Nam (thờ thần Sanhaka), tháp Tây Bắc (thờ thần Ganeca); [38, tr.13] ngƣời Việt gọi là Dinh Bà, Dinh Ông, Dinh Cố và Dinh Cô Cậu.
Tháp Chính (Tháp Bà – Tháp Ponagar – Dinh Bà): đƣợc xây dựng lần đầu tiên từ năm 813 đến năm 817, tháp hiện nay có niên đại cơ bản vào thế kỷ XI, đƣợc xây kiểu bình đồ hình vuông cao hơn 23m, chia thành 4 tầng, gồm một tầng thân cao với tƣờng dày từ 1,9m – 2,0m và ba tầng lầu mà tầng trên là hình ảnh thu nhỏ của tầng dƣới. Phần thân tháp chỉ có một cửa chính mở về hƣớng đông, ba hƣớng còn lại trang trí bằng cửa giả. Diện tích trong lòng tháp 36m2, mỗi cạnh dài 6,10m, nền đƣợc lát gạch, chính giữa đặt bàn thờ và tƣợng Bà. Nữ thần Ponagar ngồi trên đài sen, lƣng tựa vào phiến đá lớn hình lá đề, chân phải đặt trên bàn chân trái, có 10 cánh tay, tƣợng đƣợc dựng năm 965. Bệ thờ chính là bộ Linga – Yoni hoàn chỉnh hay có thể coi tƣợng nữ thần là một MukhaLinga âm tính, đây cũng là hiện thân của thần Siva. Hai bên còn có bàn thờ hoàng tử Tri và công chúa Quý (hai ngƣời con của bà).
Tháp Trung Tâm, có độ cao 18m, là ngôi tháp quan trọng nhất, tháp đƣợc dựng để thờ các vị thần tối cao trong đạo Bàlamôn, mà ở ngƣời Chăm là thần Siva với biểu tƣợng lƣỡng tính là bộ ngẫu tƣợng Linga – Yoni bằng đá đặt trang trọng trong lòng tháp. Tiền thân là ngôi tháp đƣợc xây dựng vào thế kỷ VIII, tƣơng truyền trong tháp có pho tƣợng bằng vàng tạc thần Cri Cambhu (con của Siva), đến thế kỷ XII tháp đƣợc xây dựng lại theo lệnh của vua Satya Harivarman.
Tháp Đông Nam, cao 7,1m gồm thân tháp và mái hình thuyền, có ý kiến cho rằng đây là kiểu mái nhà một gian hai chái của ngƣời Việt. Trong không gian thờ cũng có bộ Linga – Yoni. Niên đại của tháp hiện nay khoảng thế kỷ XI.
Tháp Tây Bắc, cao 9,5m, theo các nhà nghiên cứu và nguồn bia ký trên tƣờng tháp rất có thể tháp đƣợc xây dựng năm 817, nhƣng đã trải qua nhiều lần trùng tu và lần trùng tu cuối cùng vào các thế kỷ XII đến thế kỷ XIV. Tháp Tây Bắc
41
có hình dáng giống tháp Đông Nam với mái hình thuyền, trong lòng tháp có một bộ linga – Yoni.
Tại tháp Bà còn tìm thấy nhiều bia ký đƣợc viết từ năm 784 đến cuối thế kỷ XIII, chữ viết đƣợc sử dụng là chữ Phạn (Sancrit) và chữ Chăm cổ, một số bia vẫn chƣa dịch đƣợc nội dung.
Từ ngày 20 đến 23 tháng ba âm lịch hàng năm, lễ hội Tháp Bà Ponagar đƣợc tổ chức trọng thể. Cuối năm 2012 lễ hội tháp Bà Ponagar đã đƣợc xếp hạng là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, lễ đón nhận giấy chứng nhận đƣợc tổ chức ngày 30/4/2013 nhằm ngày 21/3 âm lịch trong không khí lễ hội tƣng bừng.
- Thành Diên Khánh:
Thành cổ Diên Khánh nằm cách trung tâm thành phố Nha Trang 10km về phía tây nam, ngay trong trung tâm thị trấn Diên Khánh.
Thành gắn liền với phong trào Tây Sơn, triều đại nhà Nguyễn và hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ xâm lƣợc của nhân dân Diên Khánh. Tháng 7/1792, quân Nguyễn Ánh chiếm đƣợc phủ Diên Khánh từ tay nhà Tây Sơn đồng thời cho lập lại dinh Bình Khang. Tháng 11, tháng 12/1793 cho xây thành Diên Khánh trên đất của hai xã Phú Mỹ và Trƣờng Thịnh, huyện Phƣớc Điền, phủ Diên Khánh, dinh Bình Khang.
Theo Đại Nam nhất thống chí chép “Thành Diên Khánh trước là thủ sở Nha Trang. Năm Quý Sửu quân nhà vua (chỉ Nguyễn Phúc Ánh) tiến đánh Quy Nhơn, lúc trở về xa giá dừng ở Diên Khánh, xem xét thế đất, sau nhân Bảo cũ Hoa Bông cho đắp thành bằng đất, thành mở 6 cửa, đều có nhà lầu, 4 góc thành có núi đất, ngoài thành đào hào, ngoài hào có trại. Các cửa đều có cầu treo để qua hào, trước sau có núi sông bao bọc, thật là nơi thiên hiểm”.
Thành đƣợc xây dựng theo lối kiến trúc vauband, Hoàng tử Cảnh là ngƣời trực tiếp trông coi việc xây thành, nhân lực cho quá trình đắp thành gồm 3.000 quân Bình Thuận và 100 dân Thuận Thành, sau hơn một tháng thì đắp xong. Thành có diện tích khoảng 36.000m2, 6 đoạn thành mở 6 cửa, mỗi cổng có vọng lâu cho lính canh có thể quan sát ra xa. Năm Minh Mạng thứ 4 (1823) hai cửa Tả, Hữu bị lấp.
42
Năm Thiệu Trị thứ 7 (1847) thành đƣợc xây dựng bằng gạch. Đến thời vua Khải Định (1916 - 1925) các cổng đƣợc trùng tu.
Từ tháng 4/1794 đến cuối năm 1795, thành Diên Khánh là nơi giao tranh ác liệt giữa triều đình Tây Sơn và quân Nguyễn Ánh. Đến năm 1802 khi Nguyễn Ánh lập nên nhà Nguyễn đất nƣớc thái bình, nhân dân đƣợc yên ổn làm ăn và thành Diên Khánh không còn chứng kiến cảnh binh đao.
Vào ngững năm 1885 – 1886, thành Diên Khánh lại trở thành đại bản doanh của nghĩa quân Cần Vƣơng Khánh Hòa do các chí sĩ yêu nƣớc lãnh đạo nhƣ: Trịnh Phong (ngƣời làng Phú Vinh, Tổng Xƣơng Hà, huyện Vĩnh Xƣơng), Lê Nghị (Phú Ân, Diên An, Diên Khánh), Tú học Nguyễn Trung Mƣu (Đại Điền, Diên Khánh), Nguyễn Khanh (làng Võ Cạnh, Vĩnh Trung, Vĩnh Xƣơng), Trần Đƣờng (Hiền Lƣơng, Vạn Lƣơng, Vạn Ninh)... Những ngày Cách mạng tháng Tám năm 1945, dân quân tự vệ đã dẫn đầu hàng ngàn quần chúng cách mạng tiến vào bắt sống tri phủ Phạm Hào, thu ấn tín, xóa bỏ chính quyền tay sai lập nên Chính quyền Cách mạng. Sau đó trong 101 ngày đêm (23/10/1945 – 01/02/1946) Thành Diên Khánh là Tổng hành dinh của Mặt trận Nha Trang.
Sau ngày giải phóng (02/4/1975), Thành Diên Khánh trở thành trụ sở của các cơ quan hành chính huyện Diên Khánh.
Thành Diên Khánh còn gắn liền với nhiều truyền thuyết ly kì mang màu sắc tâm linh tiêu biểu là truyền thuyết Ba Cô làm phong phú thêm giá trị văn hóa cho địa danh lịch sử này.
Với những giá trị văn hóa – lịch sử nổi bật, Thành Diên Khánh đã đƣợc Nhà nƣớc công nhận là DTLSVH quốc gia theo Quyết định số 1288/QĐ-BVHTT, ngày 16/11/1988.
Trải qua hơn 200 năm thăng trầm, tòa thành không còn nguyên vẹn, hệ thống tƣờng thành bị hỏng từng mảng lớn, các công trình kiến trúc bên trong thành hầu nhƣ không còn, hệ thống hào thành cũng bị bồi đắp. Đến năm 2003, Thành Diên Khánh đã đƣợc trùng tu, gia cố lại những nơi bị xuống cấp nghiêm trọng. Đồng thời có một số chƣơng trình giới thiệu giá trị DT cho thế hệ trẻ.
43
- Miếu Trịnh Phong:
Miếu Trịnh Phong tọa lạc tại xóm 1, thôn Phú Ân Nam 4, xã Diên An, huyện Diên Khánh. Miếu nằm cạnh Cây Dầu Đôi – Ngã ba Thành, cách trung tâm thành phố Nha Trang khoảng 10km về phía tây nam.
Miếu đƣợc dựng năm 1886, lúc đầu chỉ là ngôi miếu thờ âm hồn, sau dân gian truyền nhau câu chuyện mang đậm màu sắc bi tráng về ngƣời anh hùng lãnh đạo phong trào Cần Vƣơng ở Khánh Hòa năm 1885 – 1886 Trịnh Phong từ đó miếu thực sự xác định đƣợc đối tƣợng thờ phụng.
Năm 1901, miếu Trịnh Phong đƣợc vua Thành Thái ban sắc phong “Đại Đức Khôi Tinh”, đến đời vua Bảo Đại thứ 9 năm 1924 sắc phong “Dực Bảo Trung Hưng Linh Phò Thuần Chính”.
Khu DT Miếu Trịnh Phong có diện tích gần 650m2, tam quan đƣợc chạm cặp câu đối (bản dịch):
Võ kiếm cung thao lược, bình giặc Tây thăng lên làm đại tướng. Văn kinh sử trí tri, tỉnh Khánh Hòa xuất hiện bậc trung thần.
Tiền tế nền lát gạch Bát Tràng, công trình gồm 4 mái, đỉnh mái đắp hình lƣỡng long chầu nguyệt, lợp ngói âm dƣơng, bên trong đặt ban thờ bằng gỗ.
Tiếp theo là Chánh điện với bức hoành phi chữ Hán “Vạn An miếu”. Cửa làm bằng gỗ theo lối thƣợng song hạ bản. Chính giữa đặt ban thờ, phía sau là khám thờ đƣợc chạm trổ tỉ mỉ viết chứ “Thần” (bằng chữ Hán). Tại đây có treo cặp liễn đối ca ngợi công đức của thần với nội dung:
Dân được trợ giúp là nhờ công thần linh thiêng rực rỡ, Được vinh hoa ấy bởi tự điểm thơm hương.
Năm 1991 Miếu Trịnh Phong đƣợc xếp hạng là DTLSVH cấp Quốc gia. Năm 2003 miếu Trịnh Phong đƣợc tỉnh trùng tu. Hàng năm tổ chức cúng vào ngày 16 tháng ba âm lịch, ba năm cúng đại lễ một lần.
- Đền Thờ Trần Quý Cáp:
Đền thờ Trần Quý Cáp (còn gọi là Trung Liệt Điện), tọa lạc ở khu vực gò Chết Chém ngay cạnh cầu Trần Quý Cáp, thuộc tổ 5, thị trấn Diên Khánh. Nơi đây
44
vào ngày 15/6/1908, bằng bản án oan nghiệt “Mạc tu hữu” (Trảm quyết không cần chứng cứ) của giặc Pháp, nhà chí sĩ yêu nƣớc – Trần Quý Cáp đã bị xử chém.
Tiếc thƣơng ngƣời chiến sĩ kiên trung vì nƣớc, nhân dân Diên Khánh đã lập miếu thờ nơi gò Chết Chém, để qua mắt thực dân Pháp nên nhân dân không lập bài vị mà chỉ thờ ông nhƣ oan hồn yểu tử. Năm 1970 trong hoàn cảnh chiến tranh ác liệt, nhƣng những ngƣời cao tuổi tại địa phƣơng đã đứng ra quyên góp và xây dựng đền thờ Trần Quý Cáp. Ngày 22 và 23/8/1970 “Trung Liệt Điện” đƣợc khánh thành. Năm 1980 hài cốt của ông đƣợc đem về quê nhà là thôn Thai La, làng Bất Nhị, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam an táng.
Trung Liệt Điện hiện thờ Trần Quý Cáp và Bình Tây đại tƣớng Trịnh Phong cùng Tham tán quân vụ Nguyễn Khanh là hai nhà lãnh đạo phong trào Cần Vƣơng tại Khánh Hòa từ năm 1885 đến năm 1886.
Đền đƣợc xây dựng theo lối kiến trúc Cổ lầu 4 mái, tổng diện tích 54m2 . Mặt chính đắp nổi 3 chữ “Trung Liệt Điện”, trong chánh điện có 4 chữ “Trung Nghị Cảm Nhân” (dịch nghĩa là Tấm lòng trung nghĩa quả quyết đã cảm hóa được mọi người).
Bàn thờ chính có cặp liễn đối:
Vì thân ư, vì nhà ư, vì thiên hạ ư, chuộng chí anh hùng còn chưa tỏ,
Trời này đấy, đất này đấy, giang sơn này đấy ngậm oan chín suối đã tường minh.
Khám thờ đặt linh vị chí sĩ Trần Quý Cáp, Đại tƣớng Trịnh Phong và Tham tán quân vụ Nguyễn Khanh. Bên cạnh đền là cây lồng mức cổ thụ nơi chứng kiến sự hy sinh của nhiều chiến sĩ cách mạng.
Ngày 16/5 âm lịch hàng năm tại đền tổ chức lễ tƣởng niệm những ngƣời đã ngã xuống vì dân tộc. Đền Trần Quý Cáp đƣợc Bộ Văn hóa – Thông tin ra quyết định xếp hạng DT cấp Quốc gia năm 1991.
- Đình Phú Cang:
Thuộc thôn Phú Cang 2, xã Vạn Phú, huyện Vạn Ninh. Đình tọa lạc trên một khu đất cao, diện tích khuôn viên khoảng 1.700m2. Đình do ngƣời Việt xây dựng cuối thế kỷ XVII – đầu thế kỷ XVIII thờ Thành Hoàng làng, thờ Thiên Y Thánh
45
Mẫu, đình cũng là nơi thờ các liệt sĩ là con dân của làng đã hy sinh trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ.
Kiến trúc đình bao gồm: nghi môn, sân đình, nhà đông, nhà tây và đại đình. Trong gian chính đặt bàn thờ Thành Hoàng làng, sắc phong năm Thành Thái thứ 2 (1890) và sắc phong năm Duy Tân thứ 3 (1909). Hai gian bên thờ Thiên Y Thánh Mẫu, bàn thờ Bác Hồ và bàn thờ các anh hùng liệt sĩ của xã.
Đình Phú Cang cũng gắn liền với nhiều sự kiện chống ngoại xâm oanh liệt: năm 1885 đình Phú Cang là nơi quân sĩ Cần Vƣơng tập luyện để đánh Pháp từ đèo Cả đổ vào, năm 1936 chi bộ Đảng đầu tiên tại huyện vạn Ninh đƣợc thành lập phía sau đình, từ đó đến 1945 đình là nơi hoạt động của Đảng bộ huyện và tỉnh, 16/8/1945 nhân dân Vạn Ninh đã tập hợp về đình dùng trống đình làm hiệu lệnh khởi nghĩa dành chính quyền. Trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy năm 1968, đình là nơi nuôi giấu cán bộ cách mạng, tiếp nhận thƣơng binh. Từ 1971 – 1972 là cơ sở liên lạc, đi lại của cán bộ cách mạng thuộc căn cứ địa Đá Bàn.
Từ những giá trị lịch sử to lớn và có kiến trúc hoàn chỉnh, năm 1998 Đình Phú Cang đƣợc xếp hạng là DT cấp quốc gia.
Mỗi năm đình có hai lễ cúng vào Xuân kỳ và Thu tế. Ngày 10/3 âm lịch mở hội Xuân cầu quốc thái dân an, mùa thu chọn ngày đẹp nhất trong tháng 8 để cúng tạ ơn các bậc tiền hiền, hậu hiền.
- Văn Miếu Diên Khánh:
Văn Miếu Diên Khánh tọa lạc ở tổ 15, thị trấn Diên Khánh, huyện Diên Khánh, cách trung tâm thành phố Nha Trang khoảng 12 km về phía tây nam.
Văn Miếu đƣợc khởi công khoảng năm 1803 và xây dựng xong vào năm 1849. Trƣớc đây từng có các tên gọi nhƣ: Văn Thánh miếu, Văn miếu trấn Bình Hòa, Văn miếu Khánh Hòa.
Khi thành lập chỉ có miếu chính và miếu Khải Thánh lợp bằng cỏ tranh, năm 1849 dựng gian chánh tòa, bái đƣờng, Khải miếu, nhà đông, nhà tây, nhà Quan cƣ, nhà Từ miếu... xây theo lối kiến trúc truyền thống của ngƣời Việt.
46
Đây là nơi thờ Đức Khổng Tử, là trƣờng học, nơi sinh hoạt của nho sĩ xƣa kia, đồng thời là không gian tôn vinh những ngƣời đỗ đạt thành danh. Thời kháng chiến chống Pháp, Văn miếu Diên Khánh trở thành trụ sở cách mạng, nơi rèn luyện quân sự và trƣờng học cho trẻ em trong vùng.
Sau năm 1975 Văn miếu trở thành cái nôi cho vùng đất học Khánh Hòa, các sinh hoạt văn hội, cúng tế ngày càng đƣợc quan tâm tổ chức thƣờng xuyên.
Năm 1998 Văn miếu Diên Khánh đã đƣợc xếp hạng DTLSVH cấp quốc gia. Năm 2008 Văn miếu đƣợc đại trùng tu, nay trở nên khang trang, bề thế gồm: gian thờ chính – đặt án thờ Khổng Tử và Tứ Phối và bức hoành phi “Vạn Thế Sƣ Biểu”; Bái đƣờng nơi đặt bàn lễ và để nhân dân đến niệm hƣơng, tại đây trƣng bày các bộ khí, di vật, cổ vật, hoành phi, câu đối cổ...; Bên ngoài sân có tả vu, hữu vu thờ Thất thập nhị hiền, Tiên Chánh, Tiên Nho, Văn nhân, Tiền bối, Long Quân, Thổ thần...
Ngày 27/8 âm lịch là ngày Thánh Đản, ngày 18/4 âm lịch là ngày Thánh Húy sẽ tổ chức lễ. Sau nghi lễ truyền thống là lễ trao học bổng khuyến học cho học sinh nghèo học giỏi, hiếu hạnh, bị bệnh tật nhƣng đã cố gắng vƣơn lên.
- Am Chúa:
Di tích Am Chúa nằm trên sƣờn đông núi Đại An (núi Qua Sơn hay núi Dƣa), thôn Đại Điền Trung, xã Diên Điền, huyện Diên Khánh.
Am Chúa thờ Thiên Y Thánh Mẫu, tín ngƣỡng này bắt nguồn từ tục thờ