Giải pháp về tuyên truyền quảng bá du lịch gắn với bảo tồn

Một phần của tài liệu Bảo tồn và phát huy các di tích lịch sử - văn hóa - danh thắng tỉnh Khánh Hòa trong hoạt động du lịch (Trang 105)

7. Bố cục luận văn

3.7.Giải pháp về tuyên truyền quảng bá du lịch gắn với bảo tồn

Ngày nay, trong nền kinh tế du lịch toàn cầu, con đƣờng trực tiếp và ngắn nhất để sản phẩm đến với khách du lịch là thông qua hoạt động tuyên truyền quảng bá. Để tiến hành hoạt động tuyên truyền, quảng bá du lịch gắn với bảo tồn đạt hiệu quả, Khánh Hòa cần tập trung vào một số giải pháp sau:

Thứ nhất, bên cạnh việc đạt mục tiêu tăng trƣởng kinh tế, vấn đề nâng cao hình ảnh thƣơng hiệu du lịch tỉnh Khánh Hòa là một nhiệm vụ lớn. Làm thế nào để khách du lịch có ấn tƣợng tốt về điểm đến Nha Trang – Khánh Hòa xinh đẹp, thân thiện và đầy bản sắc? Hình ảnh Nha Trang – Khánh Hòa sẽ đẹp hơn trong mắt du khách thông qua ấn tƣợng về văn hóa. Khách du lịch sẽ khó quên những khoảnh khắc đƣợc thƣởng thức nghệ thuật đƣờng phố tại quảng trƣờng 2/4, hòa mình trong không gian chợ đêm, dạo quanh thành phố bằng xe xích lô hoặc xe điện, hay đƣợc đón tiếp bằng một thái độ lịch sự, chân thật của nhân viên khách sạn – nhà hàng, hƣớng dẫn viên địa phƣơng, sự vui vẻ nhiệt tình của các cô bán hàng tại chợ Đầm… Tất cả những giá trị văn hóa sinh động khách cảm thụ không chỉ giúp họ có chuyến du lịch nhƣ ý muốn, mà còn làm họ thêm yêu quý mảnh đất Khánh Hòa và có hành động thiết thực chung tay giữ gìn những địa điểm khách đƣợc tham quan. Nhƣ vậy, muốn tuyên truyền quảng bá du lịch gắn với bảo tồn cần phải tôn vinh giá trị văn hóa và tiến hành đồng bộ qua thực tế việc làm từ ngƣời dân đến nhân viên du lịch, mỗi cá nhân sẽ là hình ảnh văn hóa địa phƣơng và là hình mẫu trong việc bảo tồn DT để du khách làm theo.

Thứ hai, thực hiện có hiệu quả công tác tuyên truyền thông qua các cơ quan báo chí, phát thanh truyền hình nhằm quảng bá giá trị của DT. Đặc biệt, muốn hoạt động khai thác DT phục vụ phát triển du lịch đƣợc đẩy mạnh và đạt hiệu quả cao, cần phải tăng cƣờng công tác quảng bá, tiếp thị, tập trung giới thiệu các DT dƣới góc độ tài nguyên du lịch nhân văn cho du khách trong và ngoài nƣớc thông qua ấn phẩm quảng cáo, tập gấp, sách hƣớng dẫn, mạng internet, xây dựng website, hội

106

chợ, triển lãm, biểu diễn nghệ thuật… Ngành du lịch tỉnh cần chủ động mời và phối hợp cùng các cơ quan báo chí Trung ƣơng và địa phƣơng tuyên truyền, giới thiệu về DTLSVH, DLTC, sản phẩm, dịch vụ du lịch Khánh Hòa.

Thứ tƣ, nhân rộng mô hình lập bảng thông tin DT quốc gia trong tỉnh và các DT trong thành phố Nha Trang tại những nơi công cộng nhƣ: trạm xe bus, ngã sáu, bến cảng, sân ga, sân bay, công viên, khu vui chơi trẻ em, trung tâm thƣơng mại. Hiện nay tại danh thắng Hòn Chồng – Hòn Đỏ đã đặt bản đồ 13 DT cấp quốc gia của tỉnh Khánh Hòa, việc làm này tác động rất lớn đến sự hiểu biết của ngƣời dân và khách du lịch đối với nguồn tài nguyên quý giá ở tỉnh Khánh Hòa.

Thứ năm, tái bản những ấn phẩm có giá trị và biên soạn xuất bản những ấn phẩm mới giới thiệu về DT Khánh Hòa (sách, phim tài liệu, tranh ảnh…) bằng nhiều thứ tiếng khác nhau, đặc biệt là tiếng Nga vì đây là thị trƣờng khách quốc tế lớn nhất hiện nay của du lịch Khánh Hòa để du khách thuận tiện tìm hiểu.

Thứ sáu, bên cạnh các hình thức thông tin, quảng bá truyền thống nhƣ: tờ rơi, tờ gấp, cẩm nang rất cần thiết xây dựng hệ thống thông tin điện tử tại các điểm đến du lịch của tỉnh đặc biệt là tại DT. Giải pháp này không chỉ hỗ trợ việc tra cứu cho du khách, mà còn góp phần tích cực trong việc phổ biến giá trị tài nguyên DT Khánh Hòa đến cộng đồng, đồng thời hỗ trợ công tác bảo tồn DT.

Thứ bảy, cập nhật thông tin về hiện trạng DT đến với ngƣời dân địa phƣơng và du khách nhằm giáo dục cộng đồng về cách thức tiếp cận, ý thức bảo vệ DT. Công khai các phƣơng án trùng tu tại mỗi DT, xin ý kiến đánh giá và những đề xuất phƣơng án bảo tồn từ du khách và nhân dân.

Thứ tám, phối hợp chặt chẽ với các doanh nghiệp lữ hành, các doanh nghiệp vận chuyển khách, nhà hàng, khách sạn, resort để quảng bá du lịch gắn với bảo tồn; các sở ban ngành du lịch sẽ cung cấp thông tin về giá trị nổi bật của DT và nhu cầu cần đƣợc bảo vệ; hỗ trợ kinh phí cho những doanh nghiệp có cam kết và trách nhiệm cao trong việc tuyên truyền quảng bá du lịch gắn với bảo tồn. Để tăng hiệu quả của mô hình nhà nƣớc và doanh nghiệp cùng quảng bá du lịch gắn với bảo tồn, tỉnh nên thƣờng xuyên phát động những chƣơng trình với các chủ đề phù hợp, tác

107

giả xin đƣa ra các chủ đề: Ponagar – Tôn vinh Mẹ xứ sở, Hòn Chồng – Kiệt tác của tạo hóa, vịnh Nha Trang – Xanh mãi với thời gian, Thái Khang – Thuở mở cõi, Hành trình về với đất tổ Diên Khánh…, tỉnh cũng cần tăng cƣờng hỗ trợ một số doanh nghiệp có sản phẩm du lịch tôn vinh và bảo tồn DT về thủ tục hành chính, ƣu đãi vé, giới thiệu miễn phí tour trên phƣơng tiện thông tin đại chúng tỉnh.

Thứ chín, việc tuyên truyền, quảng bá không phải là công việc của một cá nhân, một tổ chức mà là nhiệm vụ của tất cả các chủ thể tham gia trực tiếp và gián tiếp vào hoạt động kinh doanh du lịch gắn với bảo tồn DT. Các Bộ và Tổng cục Du lịch có nhiệm vụ quảng bá DT Khánh Hòa tại các hội chợ, triển lãm du lịch quốc tế và khu vực, lồng ghép trong những chƣơng trình quảng bá hình ảnh du lịch Việt Nam trên các kênh truyền hình uy tín thế giới. Sở VHTT & DL cần phối hợp với các Sở ban ngành, trƣờng ĐH, CĐ, trung học trong tỉnh tổ chức các hoạt động triển lãm, tọa đàm, nghiên cứu khoa học, thi viết, vẽ tranh, điêu khắc… về DT Khánh Hòa. Đây chính là cách để hình ảnh DT đƣợc khắc sâu trong lòng ngƣời dân và du khách, giúp họ hiểu và thêm yêu nguồn tài nguyên đáng giá này và thúc đẩy hành động bảo vệ DT. Doanh nghiệp du lịch với vai trò là cầu nối giữa cung và cầu, am hiểu thị hiếu khách du lịch phải đóng vai trò tƣ vấn, hỗ trợ về cách thức tuyên truyền, quảng bá và xác định thị trƣờng mục tiêu. Mỗi ngƣời dân cũng là những chủ thể thực hiện nhiệm vụ quảng bá bằng cách ngày càng nâng cao hiểu biết về giá trị DT và tham gia tích cực vào hoạt động bảo tồn DT tại địa phƣơng, góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa từ đó tác động đến sự hài lòng của du khách về điểm đến, vì sự hài lòng khiến khách du lịch trở thành nhà quảng cáo không chuyên đầy uy tín và tin cậy cho du lịch Khánh Hòa.

Thứ mƣời,nâng cấp các Trạm thông tin du lịch là giải pháp tƣơng đối khả thi và phù hợp với tình hình thực tế của địa phƣơng. Lâu nay, hoạt động du lịch ở Nha Trang – Khánh Hòa vẫn tồn tại nhiều yếu tố tiêu cực: nạn chèo kéo, ép khách, đeo bám, lừa đảo, cƣớp giật. Tình trạng này đã tác động tiêu cực đến hình ảnh du lịch của địa phƣơng, khi khách du lịch đến Khánh Hòa họ rất cần đƣợc hỗ trợ, giúp đỡ để biết thêm những thông tin hữu ích nhƣ:thông tin về các điểm vui chơi, nghỉ

108

dƣỡng, tham quan, ăn uống, mua sắm có uy tín, chất lƣợng, giá cả. Nâng cấp các Trạm thông tin du lịch là việc làm vô cùng cần thiết và phải tiến hành liên tục, có nhƣ vậy mới đáp ứng đƣợc nhu cầu tìm kiếm thông tin của du khách về du lịch Khánh Hòa, đồng thời cũng là giải pháp hiệu quả để quảng bá cho tài nguyên du lịch tỉnh.

3.8. Giải pháp tăng cƣờng vai trò của chính quyền địa phƣơng và cộng đồng cƣ dân địa phƣơng trong bảo tồn

Một phần của tài liệu Bảo tồn và phát huy các di tích lịch sử - văn hóa - danh thắng tỉnh Khánh Hòa trong hoạt động du lịch (Trang 105)