7. Bố cục luận văn
3.8.2. Giải pháp tăng cường vai trò của cộng đồng cư dân địa phương
Trong các cố gắng giải quyết những xung đột về nhóm lợi ích khi qui hoạch, phát triển du lịch thì việc đƣa ngƣời dân tham gia vào nổi lên nhƣ một giải pháp cơ bản và bền vững. Những năm gần đây, tại các thành phố lớn nhƣ thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng…, vấn đề quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa có sự tham gia của cƣ dân sở tại bƣớc đầu đã tạo đƣợc sự quan tâm của chính
110
quyền và ngƣời dân. Kinh nghiệm từ phố cổ Hội An những năm qua cho thấy để phát huy vai trò của cộng đồng cần đặt lợi ích (bao gồm cả lợi ích vật chất và tinh thần) mà họ nhận đƣợc từ việc phát huy giá trị di sản đƣợc bảo tồn thông qua phát triển du lịch lên hàng đầu. Nhƣ vậy, giải pháp xây dựng lòng tin của cộng đồng cƣ dân địa phƣơng, hƣớng họ trở thành trung tâm, có ý thức trách nhiệm trong việc bảo tồn các di sản là việc làm cần thiết làm cho công tác bảo tồn và phát huy giá trị DT thực sự bền vững.
Để tăng cƣờng sự tham gia của cộng đồng cƣ dân địa phƣơng vào hoạt động phát triển du lịch nhƣ một yếu tố quan trọng góp phần phát triển du lịch bền vững ở Khánh Hòa, cần xem xét một số giải pháp chủ yếu sau:
Thứ nhất, chính quyền và các đơn vị đang quản lý, khai thác DT cần tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để cộng đồng tham gia vào quá trình quy hoạch và giám sát thực hiện quy hoạch du lịch liên quan đến DT mà cuộc sống của cộng đồng gắn liền. Điều này giúp cho các dự án quy hoạch du lịch nhanh chóng đi vào đời sống, do những hiểu biết phong phú và cụ thể của cộng đồng cƣ dân sở tại đối với mảnh đất mà họ gắn bó, đồng thời giúp cộng đồng hiểu đƣợc những gì sẽ biến đổi trên quê hƣơng họ; những gì họ có thể tham gia vào hoạt động phát triển du lịch nhằm có đƣợc cuộc sống tốt hơn. Từ đó cộng đồng cƣ dân sở tại sẽ chuẩn bị sẵn sàng cho những công việc mới cùng với trách nhiệm bảo vệ các giá trị tự nhiên, các giá trị văn hóa truyền thống trong quá trình phát triển du lịch tại địa phƣơng.
Thứ hai, nâng cao nhận thức của ngƣời dân về giá trị của DT và trách nhiệm bảo vệ, bảo tồn giá trị tự nhiên, giá trị văn hóa bản địa nhằm đảm bảo cuộc sống của họ với nguồn thu nhập có đƣợc thông qua việc tham gia vào hoạt động du lịch trên cơ sở khai thác bền vững DT. Trƣớc tiên nhận thức này cần đƣợc nâng lên ở những ngƣời lớn tuổi, có tiếng nói và tầm ảnh hƣởng rộng rãi trong cộng đồng dân cƣ nhƣ: già làng, trƣởng bản, trƣởng thôn, trƣởng xóm. Họ chính là kênh tuyên truyền hiệu quả nhất thông qua việc giáo dục con cháu và ngƣời dân về trách nhiệm giữ gìn, phát huy các giá trị do cha ông dày công sáng tạo và vun đắp, khơi dậy lòng tự hào đối với truyền thống quê hƣơng; tăng cƣờng ý thức và hành động cụ thể trong việc
111
bảo vệ cảnh đẹp tại các DT của địa phƣơng. Mỗi ngƣời dân cần nhìn nhận DT là tài sản quý giá của cộng đồng mình, chung tay bảo vệ và phổ biến các giá trị DT cũng là việc làm góp phần sáng tạo văn hóa lƣu truyền lại cho thế hệ sau. Đồng thời đảm bảo rằng con cháu họ vẫn đƣợc sử dụng và sở hữu những truyền thống quý báu và nét đẹp riêng biệt của quê hƣơng mình, giá trị DT đƣợc lƣu truyền sẽ trở thành nguồn vốn để các thế hệ kế tục có cuộc sống vững chắc hơn. Giải pháp này có thể thực hiện thông qua các chƣơng trình giáo dục và thông tin nhƣ: phát ấn phẩm về DT, tổ chức những cuộc nói chuyện về truyền thống văn hóa địa phƣơng, tham quan DT, các cuộc thi tìm hiểu giá trị DT, thông tin về những mối đe dọa sự tồn tại của DT, các cuộc thi sáng kiến giới thiệu và bảo vệ DT, hoạt động văn nghệ tại DT.
Thứ ba, tăng cƣờng công tác phổ biến, giải thích các quy định hiện hành của Trung ƣơng và địa phƣơng về bảo vệ, bảo tồn tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn đến cộng đồng; tuyên truyền phổ biến pháp luật về bảo vệ di sản để ngƣời dân biết và cùng thực hiện. Kinh phí cho hoạt động này cần đƣợc hỗ trợ từ ngân sách Nhà nƣớc hoặc một phần kinh phí trích từ nguồn thu nhập du lịch. Đặc biệt công tác này phải đƣợc duy trì thƣờng xuyên, có nhƣ vậy mới đảm bảo tất cả ngƣời dân tại địa phƣơng đều hiểu rõ và có hành động bảo vệ DT phù hợp, không xảy ra những vi phạm trong việc sử dụng DT.
Thứ tƣ, xây dựng cơ chế, chính sách cho ngành du lịch phù hợp với đặc thù của từng địa phƣơng trong tỉnh, nhằm đảm bảo một phần nguồn thu nhập từ du lịch sẽ hỗ trợ cho cộng đồng dân cƣ địa phƣơng và cho công tác bảo tồn và phát huy DT. Bởi lẽ, DT là tài sản chung của cộng đồng địa phƣơng, chỉ khi giải quyết tốt quyền lợi của ngƣời dân, tức là đảm bảo chân kiềng phúc lợi xã hội trong quy luật phát triển du lịch bền vững mới có thể thúc đẩy hoạt động du lịch tại nơi khai thác tài nguyên du lịch với sự tham gia của cộng đồng.
Thứ năm, tiếp tục phát huy hiệu quả từ các mô hình đã có về sự tham gia của ngƣời dân trong bảo tồn DT: đóng góp ngày lao động, đóng góp kinh phí trùng tu, góp sức bảo vệ DT; cần xây dựng một số mô hình và cơ chế cụ thể nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho sự tham gia của cộng đồng cƣ dân địa phƣơng vào hoạt động
112
phát triển du lịch và bảo tồn DT địa phƣơng nhƣ: hỗ trợ đào tạo kỹ năng phục vụ du lịch, cung cấp các thông tin cần thiết về hoạt động kinh doanh du lịch, Nhà nƣớc cho vay vốn với lãi suất ƣu đãi đối với các hộ có sở hữu DT và tham gia vào hoạt động du lịch.
Thứ sáu, thƣờng xuyên tuyên truyền cho ngƣời dân về việc nâng cao ý thức bảo vệ cảnh quan và đảm bảo chất lƣợng xã hội. Đây là những vấn đề then chốt góp phần quan trọng vào việc phát huy DT, quyết định sự thành công trong phát triển du lịch tại địa phƣơng.
Thứ bảy, trao quyền quản lý DT nhiều hơn cho cộng đồng cƣ dân địa phƣơng giúp công tác bảo tồn đạt hiệu quả cao nhất. Giải pháp này bắt đầu từ việc đƣa ra những văn bản xác định nhƣ thế nào là “cộng đồng”, vì khi chƣa có quy định rõ ràng thì nhiều ngƣời dân không biết vai trò của mình với tài sản của địa phƣơng, do đó chƣa chung tay vào công tác bảo vệ DT, trong Công ƣớc UNESCO đã chỉ rõ “các cộng đồng, đặc biệt là các cộng đồng, các nhóm ngƣời và trong một số trƣờng hợp là các cá nhân bản địa đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc tạo ra, bảo vệ, duy trì và tái sinh di sản văn hóa phi vật thể, từ đó làm giàu thêm sự đa dạng văn hóa và tính sáng tạo của nhân loại”, đồng thời cần luật hóa cơ chế bảo vệ vai trò của cộng đồng trong việc bảo tồn DT của địa phƣơng họ. Từ đó, các cơ quan Nhà nƣớc chỉ nên đóng vai trò tƣ vấn, định hƣớng và hỗ trợ quản lý DT.