Kiến nghị đối với khách du lịch

Một phần của tài liệu Bảo tồn và phát huy các di tích lịch sử - văn hóa - danh thắng tỉnh Khánh Hòa trong hoạt động du lịch (Trang 114)

7. Bố cục luận văn

3.9.5.Kiến nghị đối với khách du lịch

Tôn trọng truyền thống văn hóa bản địa, tránh những hành vi ứng xử lộ liễu ảnh hƣởng đến thuần phong mỹ tục của cộng đồng địa phƣơng.

Giữ gìn và bảo vệ môi trƣờng tự nhiên, tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn tỉnh Khánh Hòa.

Tƣ vấn, phản hồi với doanh nghiệp du lịch, ban quản lý tại DT về chất lƣợng DT và vấn đề trùng tu, chất lƣợng các DV tại DT.

Giới thiệu, tuyên truyền cho những ngƣời thân quen về giá trị văn hóa của DTLSVH và DLTC đã đƣợc tham quan tại Khánh Hòa.

115

Tiểu kết chƣơng 3

Chƣơng 3 đã xây dựng những giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển du lịch gắn với bảo tồn DTLSVH và DLTC ở Khánh Hòa.

Phát triển du lịch trên cơ sở khai thác DT là luôn gắn công tác gìn giữ, bảo tồn giá trị DT với việc kinh doanh du lịch. Hay nói cách khác, đây là hình thức phát triển du lịch vì mục tiêu văn hóa và việc bảo tồn DT phải hƣớng tới phục vụ ngày càng hiệu quả hơn đối với các đối tƣợng đến tham quan, nghiên cứu.

Vấn đề khai thác và phát huy giá trị văn hóa vật thể và giá trị văn hóa phi vật thể của hệ thống DT tại Khánh Hòa hiện nay là giải pháp tốt nhất để bảo tồn DT, làm cho tài nguyên sống và hòa vào cuộc sống xã hội đƣơng đại, gia tăng tác dụng giáo dục và nâng cao đời sống văn hóa của nhân dân, góp phần phát triển kinh tế, tạo nguồn lợi để bảo tồn DT. Đặc biệt khi đầu tƣ tu bổ để phát triển ngành du lịch và các loại DV, sẽ tạo cơ sở giải quyết việc làm cho ngƣời lao động, từng bƣớc đƣa du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh.

Để mục tiêu phát triển du lịch gắn với bảo tồn DT ở Khánh Hòa đạt hiệu quả cần có một hệ thống giải pháp, trong đó cần tập trung vào nhóm giải pháp tăng cƣờng sự quản lý của nhà nƣớc, xây dựng sản phẩm du lịch, hoạt động xúc tiến, đào tạo nhân lực kết hợp chặt chẽ với việc bảo tồn DT.

Một số kiến nghị đối với các chủ thể tham gia hoạt động du lịch đóng vai trò là: cơ quan quản lý nhà nƣớc về du lịch, chính quyền địa phƣơng, doanh nghiệp du lịch, cộng đồng địa phƣơng, khách du lịch nhằm định hƣớng và đảm bảo sự phát triển bền vững cho ngành du lịch Khánh Hòa nói chung và cho công tác bảo tồn DT của tỉnh nói riêng trong tƣơng lai.

116

KẾT LUẬN

Nhận thức của toàn xã hội về vai trò, ý nghĩa, giá trị của DTLSVH và DLTC ngày càng đƣợc nâng cao. Bảo vệ DT, phát huy giá trị của DT phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc, đấu tranh chống vi phạm đã trở thành nhiệm vụ quan trọng của toàn Đảng, toàn dân.

Là một trong những địa phƣơng phát triển mạnh về ngành kinh tế du lịch, Khánh Hòa đã và đang xây dựng chiến lƣợc phát triển du lịch phù hợp với tình hình thực tế của tỉnh, nhƣng luôn dựa trên Chiến lƣợc chung của ngành du lịch Việt Nam. Do đó, tất cả các quy hoạch du lịch phải đạt đƣợc mục tiêu cao nhất là khai thác DT phục vụ cho phát triển du lịch bao hàm các hoạt động cụ thể nhƣ: giáo dục về truyền thống lịch sử của Khánh Hòa và khơi dậy niềm tự hào, tình yêu quê hƣơng đất nƣớc; giới thiệu cho khách du lịch trong nƣớc và quốc tế về lịch sử, văn hóa, nét đẹp thiên nhiên của Khánh Hòa; tăng lợi ích kinh tế cho xã hội cho tỉnh Khánh Hòa, cho ngƣời dân địa phƣơng và các đơn vị kinh doanh du lịch. Phải hạn chế thấp nhất những tác động xấu từ hoạt động du lịch đối với tài nguyên du lịch.

Giá trị của các DT chỉ có thể đƣợc bảo vệ và khai thác hợp lý khi có sự phối hợp đồng bộ của các ngành, các cấp và nhân dân. Mỗi ngƣời, mỗi tổ chức đều có trách nhiệm trong vấn đề bảo tồn tài nguyên vô giá này. Ngành du lịch có nhiệm vụ thu hút, đƣa du khách đến với DT, nhƣng việc khách du lịch có thích đối tƣợng tham quan, có muốn quay trở lại lần nữa, có giới thiệu với bạn bè và ngƣời thân của họ hay không hoàn toàn phụ thuộc vào hành động của chính những cơ quan quản lý, sử dụng tài nguyên và nhân dân địa phƣơng.

Đề tài nghiên cứu đã đặt ra 5 nhiệm vụ cần phải giải quyết:

- Nhiệm vụ thứ nhất, làm rõ quan điểm bảo tồn di tích

Công tác bảo tồn DT đƣợc Nhà nƣớc Việt Nam đặc biệt chú trọng, từ năm 1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh 65/SL khẳng định việc bảo tồn DT là việc làm cần thiết của nƣớc Việt Nam. Tuy nhiên, về khái niệm bảo tồn ở nƣớc ta cho đến nay chƣa có sự thống nhất, nhƣng quan điểm chung khi bàn về vấn đề bảo tồn DT gồm hai khía cạnh là:

117

Một là, giữ gìn và bảo vệ để các giá trị nguyên gốc của DT tồn tại lâu dài; Hai là, khai thác khả năng, phát huy tác dụng của DT phục vụ nghiên cứu phát triển khoa học, phục vụ nhu cầu tham quan tìm hiểu.

Tóm lại, bảo tồn DT là cố gắng giữ nguyên trạng giá trị văn hóa vật chất và giá trị văn hóa tinh thần của đối tƣợng, nếu DT bị xuống cấp nghiêm trọng hoặc bị phá hủy mới tiến hành thay thế sửa chữa trên cơ sở giữ lại yếu tố gốc; đồng thời kết nối giá trị DT với cuộc sống hiện đại, đây là phƣơng pháp hiệu quả nhất làm cho DT tồn tại mãi với thời gian.

- Nhiệm vụ thứ hai, xác định khả năng khai thác di tích tại Khánh Hòa thành sản phẩm du lịch

Khánh Hòa hiện nay có 13 DT đƣợc xếp hạng cấp quốc gia và 142 DT xếp hạng cấp tỉnh cùng hàng ngàn DT mang giá trị địa phƣơng. Đây là nguồn tài nguyên du lịch nhân văn vô cùng dồi dào và độc đáo có thể đƣa vào các chƣơng trình du lịch, thực tế khi nhắc đến thành phố Nha Trang du khách luôn nhớ tới hình ảnh Hòn Chồng, Tháp Bà Ponagar, chùa Long Sơn, vịnh Nha Trang…, trong chƣơng trình city tour Nha Trang hiện nay vẫn khai thác hiệu quả các điểm du lịch này.

Văn hóa là một đối tƣợng tham quan du lịch không bao giờ nhàm chán, nguồn tài nguyên du lịch không bao giờ cạn, có thể khai thác nhiều tầng lớp và khai thác lâu dài. Chính những giá trị văn hóa tạo nên sự khác biệt cho sản phẩm du lịch Khánh Hòa, tạo sức hút mạnh mẽ đối với du khách, với số lƣợng rất lớn DT chƣa đƣợc khai thác sẽ là nguồn vốn quan trọng đƣa ngành du lịch Khánh Hòa ngày càng phát triển nhanh hơn.

- Nhiệm vụ thứ ba, xác định vai trò của du lịch trong bảo tồn và phát huy di tích Khánh Hòa

Từ thực trạng hoạt động du lịch, thực trạng công tác bảo tồn DT kết hợp với quá trình khảo sát thực tế đã rút ra đƣợc kết luận: cách bảo tồn DT tốt nhất là vừa bảo vệ, gìn giữ vừa khai thác, phát huy giá trị DT phục vụ cuộc sống hiện tại và tƣơng lai. Khai thác và bảo tồn DT luôn là hai mặt của một vấn đề, nếu chỉ bảo tồn mà không chú ý đến khai thác sẽ gây lãng phí tài nguyên, hạn chế việc phát huy giá

118

trị của DT; nhƣng nếu chỉ khai thác mà không bảo tồn sẽ dẫn đến hủy hoại DT, hủy hoại môi trƣờng và gây ra những hậu quả to lớn khác cho xã hội. Bảo tồn và phát huy các DT là nền tảng, là nguồn động lực cho sự nghiệp xây dựng và phát triển Khánh Hòa, là quyền lợi và trách nhiệm của mỗi ngƣời và của cả cộng đồng.

Hoạt động kinh doanh của ngành du lịch Khánh Hòa dựa vào việc khai thác giá trị DT, vì vậy du lịch là đối tƣợng quan trọng và trực tiếp tham gia vào công tác bảo tồn và phát huy DT. Trách nhiệm bảo tồn DT đƣợc xác định theo mỗi nhóm chủ thể tham gia hoạt động du lịch: cơ quan quản lý du lịch, doanh nghiệp du lịch, chính quyền địa phƣơng, cộng đồng cƣ dân địa phƣơng và du khách. Vai trò của du lịch trong việc phát huy DT đƣợc khẳng định qua các hoạt động: giới thiệu, quảng bá DT tại địa phƣơng, trong nƣớc và thế giới; thu hút các hoạt động phát huy giá trị DT, tăng cƣờng nhận thức và trách nhiệm của cộng đồng đối với DT ở Khánh Hòa.

- Nhiệm vụ thứ tư, tính cấp thiết của việc nghiên cứu bảo tồn di tích trong du lịch Khánh Hòa (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong cơ cấu ngành kinh tế Khánh Hòa hiện nay và định hƣớng trong tƣơng lai, du lịch vẫn là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. DT chính là nguồn tài nguyên du lịch nhân văn mà ngành du lịch đang khai thác, đồng thời tạo điểm nhấn cho các chƣơng trình tham quan Khánh Hòa. Vì vậy cần phải xem xét DT là một trong những nhân tố quan trọng để phát triển hoạt động kinh doanh du lịch ở Khánh Hòa, nghiên cứu bảo tồn DT không chỉ là trách nhiệm chung của xã hội mà còn là trách nhiệm riêng của ngành du lịch. Thực hiện tốt công tác bảo tồn DT sẽ duy trì đƣợc nguồn tài nguyên du lịch và bảo đảm cho tƣơng lai phát triển bền vững của ngành du lịch tỉnh Khánh Hòa.

- Nhiệm vụ thứ năm, nghiên cứu các giải pháp nhằm phát triển du lịch gắn với bảo tồn DTLSVH và DLTC ở Khánh Hòa

Phát triển du lịch gắn với bảo tồn DTLSVH và DLTC trƣớc tiên phải giải quyết thỏa đáng mối quan hệ giữa phát triển và bảo tồn, phải nhìn nhận DT là cái đang có, cái không thể thay thế, do đó vì sự phát triển bền vững, vì lợi ích chung của cộng đồng, lợi ích của các thế hệ hiện tại và mai sau, đồng thời đáp ứng nhu cầu

119

của thời đại thì cái mơi, cái bổ sung sau phải hết sức tôn trọng giá trị nguyên gốc của DT; cần phải tạo ra sự gắn kết hợp lý giữa cái sẵn có và những yếu tố xây dựng thêm. Từ thực tiễn và những bài học có tính phổ quát trên toàn thế giới, UNESCO và ICOMOS đã ban hành nhiều công ƣớc, hiến chƣơng trong đó có nêu những nguyên tắc cơ bản để giải quyết mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển, tiêu biểu nhƣ Hiến chƣơng về bảo vệ thành phố và đô thị lịch sử: “Việc đƣa các yếu tố đƣơng đại vào mà hài hòa đƣợc với tổng thể khung cảnh là có thể chấp nhận, bởi vì các yếu tố mới đó có thể góp phần làm cho khu vực thêm phong phú”.

Một khi Chính quyền và nhân dân tỉnh Khánh Hòa nhận thức đúng về giá trị và cơ hội phát triển du lịch của tỉnh từ việc khai thác hệ thống DT, sẽ có những định hƣớng phù hợp đối với việc qui hoạch du lịch theo nguyên tắc vừa bảo tồn tối đa các yếu tố nguyên gốc, vừa đáp ứng đƣợc nhu cầu của khách du lịch. Việc làm này sẽ phát huy tốt giá trị DT đồng thời góp phần phát triển du lịch, cải thiện và nâng cao đời sống cho nhân dân tỉnh Khánh Hòa.

Qua nghiên cứu thực tế khai thác du lịch và hoạt động bảo tồn DT tại Khánh Hòa, luận văn đã nêu lên các nhóm giải pháp cụ thể nhằm phát triển du lịch gắn với bảo tồn DT. Các nhóm giải pháp này hoàn toàn có khả năng áp dụng vào thực tiễn và đem lại hiệu quả tốt cho ngành du lịch và bảo tồn DTLSVH - DLTC tại tỉnh Khánh Hòa.

Có thể nói văn hóa chính là điểm tựa cho mọi sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng. Việc bảo tồn là việc làm cần thiết và mang tính lâu dài để đảm bảo cho những bản sắc của địa phƣơng đƣợc tồn tại và trở thành thƣơng hiệu riêng đối với một vùng đất du lịch nhƣ tỉnh Khánh Hòa. Và nếu ngành văn hóa tỉnh thực hiện đúng các phƣơng pháp bảo tồn, khai thác di sản văn hóa nói chung và DT nói riêng đồng nghĩa với việc ngành du lịch tỉnh Khánh Hòa sẽ phát triển bền vững.

120

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đào Duy Anh (2010), Việt Nam văn hóa sử cương, Nxb Thời đại, Hà Nội. 2. Trần Thuý Anh, Nguyễn Thu Thuỷ, Nguyễn Thị Anh Hoa (2004), Ứng xử

văn hoá trong du lịch, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

3. Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng Cộng Sản Việt Nam, Nghị quyết Trung ương V khóa VIII về văn hóa.

4. Nguyễn Công Bằng (2005), ThápBà Nha Trang, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.

5. Nguyễn Công Bằng (2007), Tìm hiểu giá trị lịch sử và văn hóa Khánh Hòa, Sở Văn hóa - Thông tin Khánh Hòa, Khánh Hòa.

6. Công ước quốc tế về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO, Phiên họp lần thứ 32 của Đại hội đồng, từ ngày 29/9 đến 17/10/ 2003, Paris. 7. Lê Đình Chi (1998), Lễ hội Tháp Bà Nha Trang, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà

Nội.

8. Chỉ thị số 25/CT-UBND ngày 09 tháng 7 năm 2010 của UBND tỉnh Khánh Hòa về việc "Tăng cƣờng công tác quản lý di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa".

9. Nguyễn Thị Chiến (2004), Văn hóa trong phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam, Nxb Trẻ, thành phố Hồ Chí Minh.

10. Cục Di sản văn hóa (2007), Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể, tập 1, Hà Nội.

11. Ngô Văn Doanh (2005), "Pônagar: Tòa tháp chính và trục "thần đạo" của khu đền", Nghiên cứu Đông Nam Á, 4(73), tr.60-66.

12. Ngô Văn Doanh (2007), "Những kiến trúc nhà cột tháp Bà Pônagar và khu Phật viện Đồng Dƣơng", Thông tin Di sản - Di tích Quảng Nam, 19, tr.4- 13.

13. Ngô Văn Doanh (2009), Tháp Bà Thiên Y A Na - Hành trình của một nữ thần, Nxb Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh.

121

14. Ngô Văn Doanh (2011), Thờ Thiên Y A Na - Nét đặc trƣng văn hóa truyền thống của vùng biển duyên hải Khánh Hòa, Kỷ yếu Hội thảo khoa học Văn hóa biển đảo ở Khánh Hòa, tr.156-163.

15. Kỳ Duyên, Đức Bốn (2012), Từ điển tiếng Việt, Nxb Thanh Niên, Hà nội. 16. Địa chí Khánh Hòa (2003), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

17. Trịnh Thị Minh Đức (chủ biên) (2007), Bảo tồn di tích lịch sử -văn hoá,

Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

18. Dƣơng Đình Giám (2004), Việt Nam nơi chốn bình yên, Nxb Thanh Niên,

Hà Nội. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

19. Vũ Văn Hiếu (2001), Du lịch bền vững, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

20. Nguyễn Văn Khánh (chủ biên) (1999), Văn hóa Phi vật thể Khánh Hòa, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

21. Vũ Ngọc Khánh (chủ biên) (2001), Làng văn hóa cổ truyền Việt Nam, Nxb Thanh niên, Hà Nội.

22. Nguyễn Văn Khánh (chủ biên) (2003), Diện mạo văn hóa Khánh Hòa, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

23. Nguyễn Văn Khánh (chủ biên) (2003), Tìm hiểu giá trị lịch sử và văn hóa truyền thống Khánh Hòa 350 năm, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

24. Vũ Ngọc Khánh (chủ biên) (2007), Văn hóa lễ hội truyền thống cộng đồng các dân tộc Việt Nam, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội.

25. Doãn Minh Khôi (2010), "Bảo tồn di tích trong phát triển không gian đô thị", Di sản văn hóa, 2(31), tr.102-103.

26. Đỗ Long (1993), Tâm lý cộng đồng làng và di sản, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

27. Luật Du lịch Việt Nam (2005), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

28. Luật di sản văn hóa năm 2001, sửa đổi, bổ sung năm 2009 và văn bản hướng dẫn thi hành (2010), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

122

29. Phạm Trung Lƣơng, Đặng Duy Lợi, Vũ Tuấn Cảnh (2001), Tài nguyên và môi trường du lịch, Nxb Giáo dục, Hà Nội

30. Lê Hồng Lý (chủ biên), Giáo trình Quản lý Di sản văn hóa với phát triển du lịch, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

31. Nguyễn Thị Minh Lý (2010), "Bảo vệ di sản văn hóa Phi vật thể - Quá

Một phần của tài liệu Bảo tồn và phát huy các di tích lịch sử - văn hóa - danh thắng tỉnh Khánh Hòa trong hoạt động du lịch (Trang 114)