Những tác động của du lịch tới các di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng

Một phần của tài liệu Bảo tồn và phát huy các di tích lịch sử - văn hóa - danh thắng tỉnh Khánh Hòa trong hoạt động du lịch (Trang 27)

7. Bố cục luận văn

1.2.2.Những tác động của du lịch tới các di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng

lam thắng cảnh Khánh Hòa

Hiện nay, du lịch Khánh Hòa đã từng bƣớc giới thiệu DT đến với khách du lịch, thông qua đó giúp khách trong và ngoài nƣớc hiểu sâu hơn về lịch sử, con ngƣời, văn hóa Khánh Hòa. Tuy nhiên, ở Khánh Hòa có hiện tƣợng kinh doanh theo kiểu “ăn xổi ở thì”, tức là chỉ quan tâm đến mục tiêu lợi nhuận kinh tế trƣớc mắt mà không chú ý đến vấn đề phát triển toàn diện và lâu dài, ít chú trọng đến lợi ích cộng đồng, lợi ích môi trƣờng, chƣa xây dựng chiến lƣợc khai thác tài nguyên du lịch nhân văn để du lịch phát triển bền vững. Theo luật du lịch Việt Nam thì phát triển du lịch bền vững “là phát triển loại hình du lịch đáp ứng đƣợc nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu về du lịch của tƣơng lai”; nhƣ vậy, phát triển du lịch bền vững phải hƣớng đến mục đích đảm bảo môi trƣờng du lịch “môi trƣờng du lịch là môi trƣờng tự nhiên và xã hội nhân văn, nơi diễn ra hoạt động du lịch”.

28

Đặc điểm môi trƣờng tự nhiên và xã hội ở Khánh Hòa đa dạng, có sự đan xen cho nên khi xây dựng các chƣơng trình du lịch tham quan thắng cảnh tự nhiên cũng đồng thời tham quan DT, ví dụ chƣơng trình city tour Nha Trang thƣờng khai thác các điểm du lịch nhƣ: danh thắng Hòn Chồng – Hòn Đỏ, Tháp bà Ponagar, chùa Long Sơn, nhà thờ Chánh tòa Nha Trang, Lầu Bảo Đại, Vịnh Nha Trang.... nghĩa là hoạt động du lịch đã tham gia vào quá trình khai thác và phát huy giá trị DT. Vậy, vấn đề đặt ra là ngành du lịch tỉnh Khánh Hòa cần nuôi dƣỡng yếu tố văn hóa, đầu tƣ cho bảo tồn văn hóa bên cạnh việc đầu tƣ cơ sở hạ tầng.

Trong thực tế kinh doanh du lịch tại Khánh Hòa trong những năm qua cho thấy, hoạt động du lịch đã có nhiều tác động tích cực đối với DT và địa phƣơng sở hữu DT, cụ thể nhƣ:

- Xét dƣới góc độ kinh tế: hoạt động du lịch đã thu hút nhiều hơn vốn đầu tƣ đến địa phƣơng, tăng cơ hội việc làm tại địa phƣơng, tạo thêm cơ hội kinh doanh cho cộng đồng cƣ dân địa phƣơng từ đó gia tăng thu nhập, chất lƣợng cơ sở hạ tầng và dịch vụ du lịch cũng đƣợc nâng lên nhờ các dự án đầu tƣ của ngành du lịch.

- Xét dƣới góc độ văn hóa – xã hội: hoạt động du lịch đã góp phần cải thiện chất lƣợng cuộc sống ở địa phƣơng (nhƣ hệ thống giao thông vận tải, đƣờng xá, điện, nƣớc, nhà hàng, cửa hiệu, khách sạn, nhà nghỉ, cơ hội giải trí...); du lịch cũng khích lệ lòng tự hào dân tộc và tạo động lực cho sự hồi sinh, phát triển của các hoạt động văn hóa truyền thống địa phƣơng (nhƣ phát triển nghề thủ công, các loại hình biểu diễn nghệ thuật và âm nhạc); du lịch giúp cho việc gìn giữ, tôn tạo và duy trì bản sắc văn hóa dân tộc của ngƣời dân địa phƣơng.

- Xét dƣới góc độ môi trƣờng: hoạt động du lịch tham gia vào việc gìn giữ môi trƣờng tự nhiên, bảo vệ các loài động vật hoang dã tại DT giúp cải thiện môi trƣờng sinh thái của địa phƣơng; du lịch cũng tạo ra nhiều động cơ để địa phƣơng phục hồi các danh thắng mang giá trị độc đáo từ đó thay đổi diện mao (bộ mặt) của địa phƣơng thu hút ngày càng nhiều hơn du khách trong và ngoài nƣớc.

Tuy nhiên, nếu khai thác du lịch tại DT không hợp lý có thể dẫn đến những tác động tiêu cực trên cả ba lĩnh vực kinh tế, văn hóa – xã hội và môi trƣờng:

29

- Tác động tiêu cực đến kinh tế: đa số lợi nhuận từ kinh doanh du lịch địa phƣơng thuộc sở hữu của cá nhân và tổ chức ngoài địa phƣơng; giá cả nhiều mặt hàng và dịch vụ tăng cao hơn do tâm lý bán hàng cho khách du lịch; tính mùa vụ của du lịch gây ra một số rủi ro: tình trạng thiếu việc làm hoặc thất nghiệp.

- Tác động tiêu cực đến môi trƣờng văn hóa – xã hội địa phƣơng: du lịch kích thích ngƣời dân địa phƣơng bắt chƣớc cách ứng xử của du khách và dần từ bỏ những giá trị văn hoá truyền thống; làm gia tăng các tệ nạn xã hội (nhƣ tình trạng phạm tội, nghiện hút, mại dâm, cờ bạc, rƣợu chè, buôn lậu, trộm cắp...) tại địa phƣơng; khi lƣợng du khách tăng cao (nhất là dịp lễ hội) sẽ khiến cho mâu thuẫn giữa cộng đồng cƣ dân địa phƣơng và du khách càng trở nên gay gắt; nếu lực lƣợng hƣớng dẫn viên yếu sẽ cung cấp những thông tin sai lệch về DT làm hao mòn giá trị văn hóa của DT.

- Tác động tiêu cực đến môi trƣờng tự nhiên của địa phƣơng: từ các hoạt động san ủi mặt bằng, xây dựng các cơ sở dịch vụ du lịch sẽ làm thay đổi cảnh quan; hoạt động du lịch cũng gây ô nhiễm về: không khí, nguồn nƣớc, tiếng ồn, chất thải rắn và đất trồng; khi không gian du lịch mở rộng cũng đồng nghĩa không gian của các ngành kinh tế truyền thống ở địa phƣơng bị thu hẹp hoặc loại bỏ.

Một phần của tài liệu Bảo tồn và phát huy các di tích lịch sử - văn hóa - danh thắng tỉnh Khánh Hòa trong hoạt động du lịch (Trang 27)