Nhân lực du lịch

Một phần của tài liệu Bảo tồn và phát huy các di tích lịch sử - văn hóa - danh thắng tỉnh Khánh Hòa trong hoạt động du lịch (Trang 61)

7. Bố cục luận văn

2.1.2. Nhân lực du lịch

Ngành kinh doanh du lịch bao gồm nhiều lĩnh vực hoạt động kinh doanh, nghề nghiệp khác nhau, do đó khi xác định tiêu chuẩn nhân lực cần phải định hƣớng đối với hai nhóm nhƣ sau:

- Nhóm nhân lực gián tiếp: lãnh đạo, quản lý, nhà nghiên cứu, nhà giáo... Theo số liệu thống kê từ Sở VHTT và DL tỉnh năm 2012 có 3.808 ngƣời.

- Nhóm nhân lực trực tiếp: lễ tân, phục vụ buồng, phục vụ bàn, phục vụ bar, hƣớng dẫn viên, đầu bếp, nhân viên bán hàng du lịch... Theo số liệu thống kê từ Sở VHTT và DL tỉnh năm 2012 có 13.587 ngƣời.

Tổng lƣợng lao động trong ngành du lịch Khánh Hòa tăng nhanh qua từng năm, số lao động đã qua đào tạo năm sau chiếm tỷ lệ cao hơn năm trƣớc. Đây là cơ sở góp phần tạo nên tính chuyên nghiệp trong ngành kinh doanh du lịch, đồng thời tạo sự hài lòng cho du khách khi đến và sử dụng dịch vụ du lịch của Khánh Hòa.

Bảng 2.2. Trình độ đào tạo khối kinh doanh ngành du lịch Khánh Hòa từ năm 2006 – 2010

Đơn vị tính: người

Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010 Tổng cộng 11.841 12.394 13.121 13.650 14.168 Chƣa qua đào tạo 4.400 4.623 4.987 4.646 4.632 Đào tạo ngắn hạn (dƣới 3 tháng) 2.222 2.227 2.267 2.448 2.501 Trung cấp và tƣơng đƣơng 2.320 2.473 2.610 2.748 2.894 Đại học, cao đẳng 2.804 2.966 3.147 3.652 4.021

Sau đại học 95 105 110 120 120

62

Từ bảng 2.2 ta thấy, giai đoạn năm 2006 đến năm 2010 tổng số ngƣời làm việc trong lĩnh vực du lịch tỉnh Khánh Hòa tăng hàng năm. Tuy nhiên, thực trạng đáng báo động là chất lƣợng ngƣời lao động trong ngành vẫn chƣa tăng. Cụ thể trong số 14.168 ngƣời lao động (2010) chỉ có 4.021 ngƣời (chiếm 28,38%) có trình độ đào tạo ĐH – CĐ, trong khi đó có 4.632 ngƣời lao động chƣa qua đào tạo (chiếm tới 32,7%).

Qua ý kiến của các nhà quản lý trong kinh doanh du lịch của tỉnh cho rằng nhân lực ngành du lịch chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu công việc. Đa phần ngƣời lao động và sinh viên sau khi ra trƣờng thiếu các kỹ năng cần thiết để phục vụ nhƣ: khả năng giao tiếp, không có chuyên môn sâu một lĩnh vực cụ thể, thiếu kinh nghiệm thực tế và đặc biệt là trình độ ngoại ngữ thấp, hiện nay lao động trong ngành du lịch sử dụng các ngoại ngữ khác (ngoài tiếng Anh) chiếm tỷ lệ thấp, không đáp ứng đƣợc nhu cầu của sự phát triển.

Bảng 2.3. Trình độ đào tạo khối hành chính sự nghiệp du lịch Khánh Hòa từ năm 2006 – 2010

Đơn vị tính: người

Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010

Tổng cộng 38 38 40 39 40

Đào tạo ngắn hạn (dƣới 3 tháng) 2 2 1 1 1

Trung cấp và tƣơng đƣơng 8 8 8 7 7

Đại học, cao đẳng 28 28 31 31 32

Sau đại học 0 0 0 2 3

(Nguồn: “Chương trình phát triển nguồn nhân lực tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020”)

Đối với ngƣời lao động làm việc trong khối hành chính sự nghiệp du lịch: theo bảng 2.3 cho thấy, năm 2010 chỉ có 3 ngƣời lao động (chiếm 7,5%) đƣợc đào tạo sau đại học, đa số nhà quản lý làm việc trong cơ quan hành chính sự nghiệp ngành du lịch không đƣợc đào tạo nhiều về lĩnh vực du lịch. Nhiều lĩnh vực thiếu cán bộ chuyên môn giỏi dẫn đến hạn chế cho việc hoạch định các chính sách, cơ chế, phƣơng hƣớng và giải pháp nhằm phát triển ngành.

63

Đối với những nhà quản lý trực tiếp trong doanh nghiệp: toàn tỉnh có 684 doạnh nghiệp hoạt động trong ngành du lịch nhƣng tính đến năm 2010 chỉ có 120 ngƣời lao động (chiếm 0,85%) đƣợc đào tạo sau ĐH, một thực trạng nữa là đa số nhà quản lý cấp cao trong lĩnh vực du lịch ít có ngƣời đƣợc đào tạo đúng ngành nghề về quản trị kinh doạnh khách sạn – nhà hàng, phần lớn họ đƣợc đào tạo ngành quản trị kinh doanh hoặc ngành ngoại ngữ hoặc đi lên từ quá trình làm việc.

Đối với nhà nghiên cứu, nhà giáo: Số lƣợng và chất lƣợng giảng viên giảng dạy trong ngành du lịch tăng qua từng năm, yêu nghề. Tuy nhiên số lƣợng giảng viên đƣợc đào tạo đúng ngành còn hạn chế, kinh nghiệm thực tế của các giảng viên chƣa nhiều. Điều này ảnh hƣởng trực tiếp tới quá trình giảng dạy của giảng viên và tay nghề của sinh viên sau khi ra trƣờng.

Trên địa bàn tỉnh hiện nay có các cơ sở uy tín đào tạo nguồn nhân lực du lịch phục vụ nhu cầu trong tỉnh và các tỉnh lân cận nhƣ: trƣờng CĐ Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Nha Trang, trƣờng CĐ Nghề Nha Trang, trƣờng ĐH Nha Trang, trƣờng CĐ nghề Du lịch Nha Trang, trung tâm Dạy nghề nghiệp vụ du lịch Yasaka – Sài Gòn – Nha Trang. Số lƣợng ngƣời tốt nghiệp mỗi năm khoảng 1.000 ngƣời.

Thực trạng nhân lực du lịch tỉnh Khánh Hòa hiện nay đáng báo động vì thiếu trầm trọng nguồn nhân lực du lịch chất lƣợng cao. Theo quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020, dự báo ngành du lịch sẽ cần một lực lƣợng lao động trực tiếp và lao động gián tiếp rất lớn. Cụ thể đến năm 2015 cần hơn 60.000 lao động và năm 2020 là hơn 113.000 lao động. Vì vậy, để đảm bảo khả năng cung ứng đủ nhu cầu về số lƣợng và đặc biệt là chất lƣợng nguồn nhân lực cao thì cần có sự kết hợp chặt chẽ từ các nhà lãnh đạo tỉnh, các cơ sở đào tạo du lịch và các doanh nghiệp du lịch để từng bƣớc có những chính sách và hoạt động phát triển phù hợp hơn. Nguồn nhân lực chất lƣợng cao tạo điều kiện thuận lợi cho ngành và doanh nghiệp du lịch tận dụng đƣợc chất xám, từ đó tạo ra sự khác biệt trong sản phẩm du lịch, tăng khả năng cạnh tranh, đồng thời khai thác hợp lý và hiệu quả nguồn tài nguyên du lịch.

64

Một phần của tài liệu Bảo tồn và phát huy các di tích lịch sử - văn hóa - danh thắng tỉnh Khánh Hòa trong hoạt động du lịch (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)