Vai trò của các di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh trong du lịch

Một phần của tài liệu Bảo tồn và phát huy các di tích lịch sử - văn hóa - danh thắng tỉnh Khánh Hòa trong hoạt động du lịch (Trang 26)

7. Bố cục luận văn

1.2.1. Vai trò của các di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh trong du lịch

trong du lịch Khánh Hòa

Trong xã hội hiện nay du lịch đã trở thành nhu cầu không thể thiếu và thực sự mang tính toàn cầu, thông qua du lịch các quốc gia trên thế giới đƣợc giao lƣu và kết nối với nhau. Sản phẩm du lịch ngày càng đa dạng, phong phú và địa bàn hoạt động của du lịch cũng không ngừng đƣợc mở rộng.

Loại hình du lịch sinh thái, văn hóa tiếp tục đƣợc du khách lựa chọn. Du lịch sinh thái, văn hóa đem lại những lợi ích không thể phủ nhận đối với khách du lịch, với cộng đồng cƣ dân địa phƣơng và cả cho sự bảo tồn, sử dụng bền vững các giá trị tài nguyên du lịch. Với xu hƣớng đi du lịch nhằm tìm hiểu sâu về đối tƣợng tham quan; việc khám phá thiên nhiên, khám phá những nét đặc sắc của văn hóa bản địa luôn là niềm hứng thú với du khách.

Khánh Hòa cũng nhƣ tất cả các địa phƣơng khác ở Việt Nam hiện nay, trong cơ cấu nền kinh tế có sự góp mặt quan trọng của ngành du lịch. Các chƣơng trình du lịch của tỉnh ngày càng thu hút nhiều hơn sự quan tâm và lựa chọn từ du khách trong và ngoài nƣớc, có đƣợc kết quả này là do nhiều yếu tố cấu thành, quan trọng nhất là tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn của tỉnh. Từ năm 2003, khi Khánh Hòa bắt đầu đƣợc Chính phủ cho phép tổ chức Festival biển hai năm một lần, tài nguyên du lịch nhân văn của tỉnh dần dần khẳng định đƣợc vị thế, giá trị văn hóa tại các DTLSVH và DLTC không ngừng đƣợc tôn vinh. Gần mƣời năm qua Khánh Hòa đã có sự hoàn thiện đáng kể về cơ cấu sản phẩm du lịch, nếu nhƣ trƣớc đó tập trung khái thác thế mạnh du lịch biển thì hiện nay sản phẩm du lịch văn hóa đã xuất hiện nhiều, nhƣ vậy DTLSVH và DLTC thực sự trở thành nguồn tài nguyên để ngành du lịch tỉnh Khánh Hòa khai thác, góp phần thu hút khách du lịch, làm đa dạng sản phẩm, tăng thêm sự lựa chọn cho khách, kéo dài thời gian tham quan và lƣu lại Khánh Hòa; DT cũng tham gia vào chiến lƣợc quảng bá điểm đến cho du lịch tỉnh.

27

DTLSVH và DLTC có giá trị to lớn, là nguồn tài nguyên vô giá cho du lịch của tỉnh Khánh Hòa nói riêng và của đất nƣớc nói chung. Luật di sản văn hóa đƣợc Quốc hội nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, khóa X kỳ họp thứ 9 thông qua cũng khẳng định: “Di sản văn hóa Việt Nam là tài sản quý giá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam và là một bộ phận của Di sản văn hóa nhân loại, có vai trò to lớn trong sự nghiệp dựng nƣớc và giữ nƣớc của nhân dân ta”.

DT là những bằng chứng vật chất có ý nghĩa quan trọng, chứng minh về lịch sử mà cha ông đã dày công gầy dựng. Do đó, DT giúp cho con ngƣời biết về cội nguồn, hiểu truyền thống lịch sử, đặc trƣng văn hóa địa phƣơng mình cho nên có tác dụng hình thành nhân cách ngƣời Khánh Hòa hiện đại, tạo môi trƣờng văn hóa lành mạnh phục vụ du khách.

DT còn chứa đựng những giá trị kinh tế to lớn, nếu bị mất đi DT không chỉ mất tài sản vật chất mà còn mất đi những giá trị tinh thần không gì bù đắp nổi. DT còn mang ý nghĩa là nguồn nội lực cho phát triển kinh tế, nếu đƣợc khai thác và sử dụng đúng cách sẽ góp phần không nhỏ cho tăng trƣởng kinh tế tỉnh.

Một phần của tài liệu Bảo tồn và phát huy các di tích lịch sử - văn hóa - danh thắng tỉnh Khánh Hòa trong hoạt động du lịch (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)