Những bài học kinh nghiệm trong nƣớc và quốc tế về phát triển du lịch và bảo tồn

Một phần của tài liệu Bảo tồn và phát huy các di tích lịch sử - văn hóa - danh thắng tỉnh Khánh Hòa trong hoạt động du lịch (Trang 30)

7. Bố cục luận văn

1.3.Những bài học kinh nghiệm trong nƣớc và quốc tế về phát triển du lịch và bảo tồn

bảo tồn di sản

* Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới

- Nƣớc Anh từ lâu đã nổi tiếng là đất nƣớc của di sản, bảo tồn và phát triển vừa theo quy chế nghiêm ngặt, nhƣng đồng thời lại theo hƣớng mở. Anh quốc có chính sách gắn kết di sản với du lịch rất hiệu quả, không quá chạy theo du lịch để phá bỏ di sản, nhƣng cũng không quá giữ khư khư để di sản biến thành thứ đồ cổ xa lạ với con ngƣời. Với phƣơng châm “di sản sống với cuộc sống hiện tại”, bảo tồn để phát triển bền vững, nƣớc Anh đã có chính sách, kế hoạch đầu tƣ những điểm du lịch bao quanh di sản, hoặc vùng để đón du khách theo lối phân tán, chia nhỏ không tập trung số lƣợng quá lớn nhằm giảm áp lực đối với cán bộ làm công tác bảo vệ di sản và ngƣời dân địa phƣơng.

Một ví dụ minh chứng cho chính sách quản lý và khai thác DT phục vụ hoạt động du lịch của Anh tại di sản thế giới Stonehenge, Avebury và Associated. Nếu vòng tròn đá Stonehenge đƣợc bảo vệ rất nghiêm ngặt, du khách đi xung quanh chụp ảnh, quay phim, nhƣng tuyệt nhiên không đƣợc đén gần hiện vật, thì quốc lộ đá ở Avebury, du khách đƣợc đi lại tự do, nông dân vẫn chăn thả gia súc. Những làng cổ trong vùng Avebury đƣợc bảo tồn ngay trong cuộc sống thƣờng ngày của ngƣời dân.

- Nhật Bản cũng là một quốc gia đƣợc nhiều du khách trên thế giới lựa chọn đến du lịch, định hƣớng của ngành du lịch Nhật Bản là phát triển du lịch bền vững và phát huy giá trị di sản văn hóa. Trong những năm qua nƣớc Nhật đã gặt hái đƣợc nhiều thành công thông qua các chính sách hợp lý: xây dựng khung pháp lý về bảo tồn và sử dụng cho từng nhóm di sản (khu vực lịch sử, di sản quốc gia…), duy trì

31

chất lƣợng di sản, tăng cƣờng nhận thức của ngƣời dân và chính quyền địa phƣơng về tầm quan trọng của bảo tồn với phát triển bền vững, cân bằng mối quan hệ tốt đẹp giữa du khách và cộng đồng địa phƣơng.

Là một Di sản thế giới, làng Ogimachi tiếp đón gần 1,4-1,5 triệu du khách mỗi năm trong một huyện có diện tích khoảng 45,6 ha. Vấn đề chính của việc phát triển du lịch ồ ạt gây ra trong làng là sự xả rác bừa bãi, nguy cơ cháy, giao thông lộn xộn và thiếu bãi đậu xe, dẫn đến một sự suy thoái của môi trƣờng tự nhiên và xáo trộn sự riêng tƣ của ngƣời dân, nguy cơ bỏ hoang đất nông nghiệp và các ngành nghề buôn bán truyền thống, dẫn đến sự xuống cấp chất lƣợng xã hội. Tuy nhiên, bằng chính sách kịp thời và sự phối hợp chặt chẽ với cộng đồng địa phƣơng. Gần đây ngôi làng Ogimachi đạt đƣợc một sự cân bằng nhất định giữa đáp ứng nhu cầu khách du lịch và đảm bảo chất lƣợng xã hội. Khi đƣợc chỉ định nhƣ "Huyện bảo tồn các di sản văn hóa, nhà truyền thống, kiến trúc lịch sử và cảnh quan xung quanh quan trọng”, thì chúng đƣợc xem nhƣ là một thực thể bảo tồn có giá trị. Luật áp dụng đặt ra quy định rất chặt chẽ liên quan đến những thay đổi và sửa đổi của mặt tiền, hình thức và sử dụng đất cũng nhƣ các yếu tố vật thể khác gắn liền với khu định cƣ mới để giới thiệu đầy đủ và hài hòa các giá trị của nó, chẳng hạn nhƣ cây cối, hàng rào, vƣờn hoa, sân bãi, các tuyến đƣờng, các bức tƣờng và cầu thang; đồng thời dành sẵn các khoản tiền hỗ trợ việc phục hồi và sửa chữa các yếu tố và đƣa ra các hình phạt tƣơng ứng đối với bất kỳ hành vi vi phạm.

- Kinh nghiệm một số địa phương trong nước

Việt Nam là quốc gia giàu tài nguyên du lịch văn hóa so với các nƣớc trong khu vực, tính đến năm 2013 nƣớc ta có 5 di sản văn hóa thế giới và 2 di sản thiên nhiên thế giới đƣợc UNESCO công nhận. Đây là thế mạnh giúp cho du lịch văn hóa của Việt Nam phát triển và thu hút nhiều du khách. Hiện nay có nhiều địa phƣơng phát triển du lịch văn hóa: Hà Nội, Quảng Ninh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam... Nhƣng Quảng Nam là ví dụ tiêu biểu nhất về việc gắn kết bảo tồn văn hóa và phát triển du lịch.

32

Là địa phƣơng có hơn 300 DT cùng với bề dày văn hóa phi vật thể, ngoài ra còn có đô thị cổ Hội An và khu đền tháp Mỹ Sơn đƣợc UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. Quảng Nam đã ban hành Quy chế Quản lý DTLSVH và DLTC vào năm 2006 và sau đó thay thế bằng Quy chế quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị các DT và danh thắng vào năm 2010. Theo đó, hai di sản văn hoá thế giới đƣợc giao cho các đơn vị chuyên trách của thành phố Hội An và huyện Duy Xuyên trực tiếp quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị . Nguồn thu từ vé tham quan hai di sản trên đƣợc giao cho địa phƣơng sử dụng vào công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản. Ngƣời dân tham gia trực tiếp vào hoạt động du lịch tại phố Cổ và đƣợc hƣởng lợi ích kinh tế, lợi ích văn hóa từ hoạt động du lịch, huy động ngƣời dân tham gia vào công tác bảo tồn các giá trị di sản văn hóa. Theo báo cáo của Sở VHTT và DL tỉnh, giai đoạn từ 2008 – 2012 tốc độ tăng trƣởng thu nhập du lịch bình quân gần 30%/năm, năm 2012 đón 2,8 triệu lƣợt khách, tăng 10,7% so với 2011, thu nhập xã hội từ du lịch tăng 3,5 nghìn tỷ đồng.

Thông qua kinh nghiệm hoạt động du lịch văn hóa trong nƣớc và quốc tế, ta có thể rút ra kết luận: ngoài việc tôn tạo và bảo tồn, di sản muốn tồn tại đƣợc phải gắn với cộng đồng. Điều quan trọng nhất là việc nỗ lực để các di sản có thể “sống” trong thời kỳ hiện đại mà không bị biến dạng.

Một phần của tài liệu Bảo tồn và phát huy các di tích lịch sử - văn hóa - danh thắng tỉnh Khánh Hòa trong hoạt động du lịch (Trang 30)