Lịch sử hình thành và phát triển của Khánh Hòa

Một phần của tài liệu Bảo tồn và phát huy các di tích lịch sử - văn hóa - danh thắng tỉnh Khánh Hòa trong hoạt động du lịch (Trang 32)

7. Bố cục luận văn

1.4.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Khánh Hòa

Khánh Hòa là vùng đất có bề dày lịch sử, văn hóa, tại đây đã từng tồn tại một nền văn hóa cổ. Các tƣ liệu khảo cổ học khẳng định rằng ngay từ thời tiền sử, con ngƣời đã sinh sống ở Khánh Hòa. Ở Hòn Tre trong Vịnh Nha Trang các nhà khảo cổ học đã phát hiện ra nhiều công cụ bằng đá của một nền nông nghiệp dùng cuốc. Với việc phát hiện ra bộ đàn đá Khánh Sơn vào tháng 2 năm 1979, cho thấy chủ nhân của bộ đàn đá này đã sinh sống ở đây khoảng giữa thiên niên kỷ 1 TCN. Các di chỉ đã phát hiện của nền văn hóa Xóm Cồn (Ba Ngòi – thành phố Cam Ranh) cho phép khẳng định về thời đại đồ sắt có niên đại khoảng gần 4000 năm. Giai đoạn tiếp theo Khánh Hòa thuộc địa bàn phân bố của văn hóa Sa Huỳnh, hiện nay

33

đã khai quật đƣợc nhiều di chỉ khảo cổ học về nền văn hóa này nhƣ: Diên Sơn, Bình Tân, Hòn Tre, Ninh Thân.

Vào đầu Công Nguyên, Khánh Hòa là xứ Kauthara của Tiểu quốc Nam Chăm (bia ký ghi là Panrăn hay Panduranga).

Theo Ðại Nam nhất thống chí, “năm 1653 vua Chăm là Bà Tấm sai quân quấy nhiễu biên cảnh, chúa Nguyễn Phúc Tần sai cai cơ Hùng Lộc chống giữ, nhân đêm tối vƣợt núi Thạch Bi, tiến đến tận sông Phan Lang (Rang). Vua Chăm sai con mang thƣ hàng và xin dâng đất cho chúa từ phía Ðông sông Phan Rang trở ra đến Phú Yên. Chúa Nguyễn chấp thuận, đặt dinh Thái Khang chia làm hai phủ Thái Khang và Diên Ninh gồm 5 huyện là: Phƣớc Diên, Hoa Châu, Vĩnh Xƣơng (thuộc phủ Diên Ninh) ở phía Nam; huyện Tân Ðịnh, Quảng Phƣớc (thuộc phủ Thái Khang), giao cho Hùng Lộc trấn thủ”.

Nhƣ vậy, với việc đặt dinh Thái Khang và phân chia các đơn vị hành chính, chúa Nguyễn đã đƣa vùng đất Khánh Hoà ngày nay hội nhập vào lãnh thổ Ðại Việt. Sự kiện lịch sử này đƣợc coi là mốc thời gian mở đầu cho sự hình thành địa phận hành chính tỉnh Khánh Hoà ngày nay.

Tên tỉnh Khánh Hòa đƣợc xác lập vào năm 1832 dƣới triều vua Minh Mạng năm thứ 13, gồm 2 phủ, 4 huyện là: Phủ Diên Khánh gồm 2 huyện: Phƣớc Ðiền, Vĩnh Xƣơng; Phủ Ninh Hòa gồm 2 huyện: Quảng Phƣớc và Tân Ðịnh. [16, tr.72]

Trải qua triều Nguyễn, thời thuộc Pháp, tỉnh lỵ đóng tại Thành Diên Khánh. Đến đầu năm 1945 chuyển về đóng tại thị xã Nha Trang (nay là thành phố Nha Trang) cho đến nay.

Sau khi miền Nam hoàn toàn giải phóng, ngày 29/10/1975, hai tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa đƣợc hợp nhất thành tỉnh Phú Khánh.

Ngày 30/3/1977, thị xã Nha Trang đƣợc nâng cấp lên thành phố.

Ngày 28/12/1982, Quốc hội khóa VII, kỳ họp thứ 4 đã quyết định sáp nhập huyện đảo Trƣờng Sa vào tỉnh Phú Khánh.

34

Ngày 30/6/1989, Quốc hội khóa VIII, kỳ họp thứ 5 đã quyết định chia tỉnh Phú Khánh thành 2 tỉnh Khánh Hòa và Phú Yên, thành phố Nha Trang là tỉnh lỵ của tỉnh Khánh Hòa.

Ngày 22/4/1999, thành phố Nha Trang đƣợc công nhận là đô thị loại II thuộc tỉnh Khánh Hòa.

Ngày 22/4/2009, thành phố Nha Trang đƣợc công nhận là đô thị loại I thuộc tỉnh Khánh Hòa.

Một phần của tài liệu Bảo tồn và phát huy các di tích lịch sử - văn hóa - danh thắng tỉnh Khánh Hòa trong hoạt động du lịch (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)