Quan hệ Việt Trung từ năm 1945 đến năm 1949 2.1 Tình hình Việt Nam, Trung Quốc và thế giớ
2.1.3. Tình hình thế giớ
Tình hình thế giới sau chiến tranh thế giới thứ hai có nhiều biến chuyển lớn. Những quyết định của Hội nghị cấp cao Ianta tháng 2-1945 đã trở thành khuôn khổ của trật tự thế giới mới và trật tự này từng bước thiết lập trong những năm 1945-1947.
Việc tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít và thực hiện những cải cách dân chủ ở các nước phát xít bại trận đã thúc đẩy phong trào cách mạng phát triển mạnh mẽ. ở nhiều nước, chính quyền dần dần chuyển vào tay nhân dân lao động, phong trào đấu tranh vũ trang do Đảng Cộng sản dâng lên mạnh mẽ. Trước tình hình này, tháng 3-1947, Tổng thống Mỹ Tơruman đã đọc diễn văn trước Quốc hội, chính thức đưa ra chủ nghĩa Tơruman, cho rằng Mỹ phải đứng ra đảm nhiệm sứ mạng lãnh đạo thế giới tự do, phải “giúp đỡ” các dân tộc trên thế giới chống lại sự “đe doạ” của chủ nghĩa cộng sản, chống lại sự “bành trướng” của nước Nga, giúp đỡ bằng mọi biện pháp kinh tế, quân sự. Tổng thống Mỹ đã phát động cuộc chiến tranh lạnh chống Liên Xô và các nước XHCN. Sự ra đời của chủ nghĩa Tơruman đánh dấu quan hệ đồng minh giữa Liên Xô với Mỹ và các nước phương Tây trong thời kỳ chiến tranh chống phát xít chính thức tan vỡ và cuộc chiến tranh lạnh bắt đầu.
Phong trào giải phóng dân tộc sau chiến tranh thế giới thứ hai phát triển mạnh mẽ và lan rộng khắp châu á, bước đầu làm sụp đổ chủ nghĩa thực dân cũ. Thắng lợi của cách mạng Inđônêxia với sự ra đời của nước Cộng hoà Inđônêxia và đặc biệt là thắng lợi của cách mạng tháng Tám ở nước ta đã mở đầu cho cao trào giải phóng dân tộc sau chiến tranh thế giới thứ hai.
Hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới hình thành từ châu Âu sang châu á và phát triển ngày càng mạnh mẽ bất chấp chính sách ngăn chặn của Mỹ. Liên Xô không bị suy yếu kiệt quệ mà trái lại còn hùng mạnh và vững chắc hơn trước. Sau khi kết thúc chiến tranh chống phát xít, chỉ trong mấy năm, Liên Xô đã nhanh chóng khôi phục nền kinh tế quốc dân bị tàn phá nặng nề trong chiến tranh. Các nước Đông Âu lần lượt hoàn thành công cuộc cách mạng dân chủ nhân dân và bắt đầu bước vào thời kỳ quá độ tiến lên CNXH. ở châu á, nước CHND Trung Hoa ra đời đánh dấu hệ thống XHCN thế giới đã hình thành và làm cho lực lượng so sánh trên thế giới thay đổi có lợi cho CNXH. Đặc biệt là Đảng Cộng sản nhiều nước trên thế giới đã trở thành những chính đảng quần chúng lớn mạnh. Các Đảng Cộng sản này lãnh đạo cuộc vận động cách mạng dân tộc và dân chủ ở các nước trên thế giới.